Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Trọng tâm kỳ họp thứ 5 của Quốc hội là công tác lập pháp

Dự kiến thời gian của kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khá dài, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến cụ thể về cách bố trí thời gian, cách thức tổ chức kỳ họp để có được kết quả tốt nhất.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 5 là kỳ họp hết sức quan trọng, trọng tâm là công tác lập pháp - Ảnh: VGP/ĐH
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 5 là kỳ họp hết sức quan trọng, trọng tâm là công tác lập pháp - Ảnh: VGP/ĐH.

Sáng 10/4, phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc và kéo dài  trong 2 ngày, xem xét 8 nội dung, cho ý kiến bằng văn bản 1 nội dung. 

Trong phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết dự kiến tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét một số nhóm nội dung cơ bản theo thẩm quyền..

Về nhóm vấn đề thứ nhất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các nội dung dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5; cho ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023. 

Trong công tác giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Báo cáo của Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội đối với chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch COVID - 19 và việc thực hiện chính sách pháp về y tế cơ sở, y tế dự phòng. 

Cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến để trình Quốc hội lựa chọn quyết định các chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2024. 

Về nhóm vấn đề thứ hai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về kết quả kỳ họp bất thường lần thứ 4 và việc chuẩn bị cho 5ỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh kỳ họp thứ 5 của Quốc hội là kỳ họp hết sức quan trọng, trọng tâm là công tác lập pháp. 

Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến về 20 dự án luật và dự thảo nghị quyết. Trong số những nội dung này, có 6 dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 và vừa qua được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách và về cơ bản cũng đã đạt được sự đồng thuận giữa cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra, đại biểu Quốc hội chuyên trách đánh giá cao. Đặc biệt tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ cho ý kiến lần thứ 2 đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra diễn ra trong 2 ngày, xem xét 8 nội dung và cho ý kiến bằng văn bản 1 nội dung - Ảnh: VGP/ĐH
Phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra diễn ra trong 2 ngày, xem xét 8 nội dung và cho ý kiến bằng văn bản 1 nội dung - Ảnh: VGP/ĐH.

Cùng với đó, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ xem xét, đánh giá bổ sung tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm 2022; kết quả sơ bộ và tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm 2023 và nhiều vấn đề quan trọng khác. 

Nêu rõ dự kiến thời gian của kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khá dài, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến  cụ thể về cách bố trí thời gian, cách thức tổ chức kỳ họp để đạt kết quả tốt nhất.

Nhóm vấn đề thứ ba, tạp phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 

Cụ thể là xem xét báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội; cho ý kiến về việc cho phép sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; xem xét, quyết định phương án phân công cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND…

Sau phát biểu khai mạc, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe báo cáo và cho ý kiến về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023./.

Theo Chinhphu.vn

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!
Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!

Tối 29/4, tại Quảng trường Khu Du lịch biển Hải Tiến, UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024 với chủ đề “Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca”.

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng
Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế đạt 21,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 150,6 tỷ đồng.

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi
Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi, trong đó chú trọng các dự án chăn nuôi theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất con giống tới chế biến phân phối sản phẩm ra thị trường.

Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng
Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm đến ngày 20/4 đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%.

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác', bà Trần Tố Nga chia sẻ trước Phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm Paris, ngày 7/5.

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.