Trường mầm non Hoa Sữa ( P. Đại Kim, Q. Hoàng Mai, TP.Hà Nội): Xã hội hóa hay lạm thu?
Nhiều phụ huynh học sinh bất bình đặt ra câu hỏi: “ Có hay không việc trường mầm non Hoa Sữa lấy việc xã hội hóa giáo dục để lạm thu tiền”?. Vừa qua, báo Thương hiệu và Công luận nhận được phản ánh của phụ huynh về một số khoản thu không rõ ràng của trường Mầm non Hoa Sữa. Cụ thể, khi xin cho con vào học tại trường, ngoài tiền học phí, tiền ăn theo quy định thì phụ huynh phải đóng 2.000.000đ/ 1cháu tiền “quỹ tấm lòng vàng”, 1.000.000đ/ 1 cháu tiền điều hòa, 200.000đ tiền quỹ lớp, 200.00đ tiền quỹ hội phụ huynh… tất cả đều được bà hiệu trưởng hướng dẫn xuống phòng kế toán đóng, nhưng không hiểu vì lý do gì tiền “quỹ tấm lòng vàng” không được ghi trên hóa đơn thu tiền. Sau khi các con vào học, phụ huynh còn nhận thêm nhiều thông báo về các khoản tiền khác như 120.000đ tiền thảm trải nhà… Nhiều phụ huynh cho biết chỉ thấy hiệu trưởng nói đóng mỗi cháu 2 triệu tiền quỹ tấm lòng vàng, nhưng không nói rõ số tiền đó sẽ sử dụng vào mục đích gì? Không ít câu hỏi được đặt ra về các khoản thu chi, vì thế một số phụ huynh đã gọi về đường dây nóng của báo Thương hiệu và Công luận phản ánh sự việc trên và mong báo làm rõ. Sau khi nhận được phản ánh của nhiều phụ huynh, ngày 04/02/2015 PV báo Thương hiệu và Công luận đã có buổi làm việc với lãnh đạo trường Mầm non Hoa Sữa về việc giải đáp thắc mắc những khoản thu “vô lối”. Khi phóng viên hỏi về Quỹ tấm lòng vàng được nhà trường thu sử dụng vào việc gì? thì Cô Nguyễn Thị Hằng – Phó Hiệu trưởng cho biết: “Đó là số tiền tự nguyện mà phụ huynh học sinh đóng do thời gian đầu trường mới xây dựng còn thiếu nhiều về cơ sở vật chất, nên trường đã dùng để mua tủ và một số đồ dùng khác…”. Vậy khoản tiền quỹ tấm vàng trường thu lãnh đạo Phòng giáo dục và lãnh đạo Quận Hoàng Mai có biết hay không? Bà Hồ Thu Phương – phụ trách văn phòng của trường Mầm Non Hoa Sữa “nhanh nhảu” nói: “có chứ! Chúng tôi phải có sự cho phép mới được thu…”. Nhưng khi được hỏi về quyết định cho phép thu tiền quỹ tấm lòng vàng thì bà Phương “thản nhiên” nói: “tôi phải xin ý kiến của hiệu trưởng, hẹn anh chị lần sau”. Tuy nhiên, theo phản ánh mà phụ huynh cho biết thì số tiền đó được bà Hiệu trưởng “bật mí” và hướng dẫn xuống phòng Kế toán nộp. Như vậy, có được gọi là “tự nguyện”, trong khi phụ huynh không hề biết quỹ tấm lòng vàng sử dụng vào việc gì hay nguồn tiền đó đang đi vào đâu?. Bà Hồ Thu Phương – phụ trách Văn phòng trường Mầm non Hoa Sữa làm việc với PV Thắc mắc của phụ huynh liên quan đến số tiền 1 triệu/ 1 cháu phải nộp để mắc điều hòa, thì nhận được câu trả lời của bà Hồ Thu Phương: “Việc xã hội hóa tiền điều hòa đã được Quận Hoàng Mai và Phòng GD&ĐT Q.Hoàng Mai chấp thuận”. Được biết,trường Mầm Non Hoa Sữa có 10 lớp học và 500 học sinh với mức thu mỗi học sinh vào trường phải nộp 1 triệu đồng tiền điều hòa, thì con số mà trường thu để lắp điều hòa sẽ là 500 triệu đồng. Vậy mà bà Hồ Thu Phương “hồn nhiên” nói: “số tiền các em nộp vẫn chưa đủ mắc điều hòa cho các lớp, nhà trường vẫn phải nợ tiền điều hòa ở cửa hàng”. Không hiểu với số tiền 500 triệu đồng để có thể mắc 20 chiếc máy điều hòa cho 10 lớp học đối với trường Mầm non Hoa Sữa vẫn chưa đủ, thì không hiểu phải cần thêm gấp bao nhiêu lần con số này nữa mới được cho là đủ?. Hơn nữa, số tiền 200 nghìn đồng quỹ lớp, 200 nghìn đồng quỹ hội phụ huynh cũng được lãnh đạo nhà trường chỉ đạo kế toán thu có đúng hay không? Bà Hồ Thu Phương khẳng định: “kế toán thu tất cả, sau đó sẽ đưa về từng lớp”. Vậy việc lãnh đạo trường chỉ đạo cho kế toán thu tiền quỹ lớp, quỹ hội phụ huynh là đúng hay sai?. Sự “mập mờ” về việc thu chi khiến không ít người hoài nghi về khoản tiền quỹ tấm lòng vàng đó sẽ về đâu? Hơn nữa, việc đóng 1 triệu tiền điều hòa và 120 nghìn tiền thảm có quá cao không, khi mà mỗi lớp có số lượng khoảng 50 học sinh, giá mỗi điều hòa trên thị trường chỉ khoảng 12 triệu, mỗi lớp lắp 2 chiếc, vậy khoản tiền còn lại sẽ đi đâu? Dư luận đặt câu hỏi, có hay không việc trường mầm non Hoa Sữa lấy việc “xã hội hóa giáo dục” để việc “lạm thu”? Phía nhà trường luôn khẳng định mọi khoản thu rõ ràng, có sự chấp thuận từ cấp trên, nhưng lại không thể đưa ra được bằng chứng, vậy có được coi là “minh bạch, rõ ràng”? PV báo Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc Cao Huyền – Quang Nam
Bài viết khác
Hà Nội đang hoàn thiện kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2025 - 2026
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đang khẩn trương hoàn thiện dự thảo kế hoạch tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2025 – 2026. trong đó, có tuyển sinh lớp 10, trình UBND thành phố phê duyệt.
Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về dạy thêm, học thêm
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định vừa ban hành Văn bản số 243/SGDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 sẽ bỏ hẳn xét tuyển sớm
Theo PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ bỏ hẳn xét tuyển sớm và chỉ xét tuyển thẳng theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền công bố phương án tuyển sinh năm 2025
Năm 2025, Học viện Báo chí và Tuyên truyền dự kiến tuyển sinh tổng số 2.400 chỉ tiêu. Trong đó, 2.050 chỉ tiêu cho tuyển sinh đại học chính quy cấp bằng đại học thứ nhất, số còn lại cho hệ văn bằng 2.
Thanh Hóa: Các trường THCS “trọng điểm” vẫn xét tuyển kết hợp đánh giá năng lực học sinh
Từ năm học 2025-2026, các trường THCS không tổ chức thi tuyển vào lớp 6 mà chỉ xét tuyển. Quy định này có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Tuy nhiên, các trường THCS “trọng điểm” vẫn thực hiện theo phương thức kết hợp xét tuyển với đánh giá năng lực học sinh.
Lý do trường Quốc tế Saigon Pearl ở TP. HCM sắp đóng cửa
Chiều 15/2, đại diện trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP) xác nhận trường sẽ ngừng hoạt động vào tháng 7/2025, sau khi kết thúc năm học này.
Chuyện dạy thêm: Trao đổi ở góc độ pháp lý và đạo lý
Quy định cấm giáo viên dạy thêm thu tiền từ học sinh mà họ trực tiếp giảng dạy là một chính sách đúng đắn, vừa phù hợp với quy định pháp luật, vừa đáp ứng yêu cầu đạo đức nghề nghiệp. Nó giúp bảo đảm sự công bằng trong giáo dục, ngăn chặn xung đột lợi ích, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp của giáo viên và tạo môi trường học tập lành mạnh cho học sinh.
Hà Nội: Trường THPT chuyên Sơn Tây chính thức trở thành trường chuyên
UBND TP. Hà Nôi vừa có quyết định tổ chức lại Trường THPT Sơn Tây thành Trường THPT chuyên Sơn Tây. Theo đó, Thủ đô sẽ có 4 trường THPT chuyên, trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, gồm: Chuyên Hà Nội - Amsterdam, chuyên Nguyễn Huệ, chuyên Chu Văn An và chuyên Sơn Tây.
Tiếng Anh là môn thi thứ ba trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2025-2026 tại Thanh Hóa
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Công văn số 383/TB-SGDĐT, ngày 14/2/2025 thông báo môn thi thứ ba Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên Lam Sơn, THPT Dân tộc nội trú, THPT công lập năm học 2025-2026 trên địa bàn tỉnh.
Gia Lai tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã ký ban hành văn bản 317/UBND-KGVX gửi Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT); các sở, ban, ngành của tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện Công điện số 10/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm.