Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Truyền thông chính sách: Nhận thức - Hành động - Nguồn lực trên các phương thức truyền thông mới

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 387/TB-VPCP yêu cầu các Bộ ngành, địa phương đẩy mạnh truyền thông chính sách trên các phương thức truyền thông mới; đưa các kênh thông tin đa phương tiện phục vụ cho công tác truyền thông chính sách.

Thông báo số 387/TB-VPCP ngày 22/12/2022 nêu rõ: 

Công tác truyền thông chính sách đã bám sát thực tế, tôn trọng thực tế, lấy thực tế làm thước đo, được thực hiện công khai, minh bạch, chủ động, kịp thời hơn, có nhiều cách làm sáng tạo, đột phá, hiệu quả cao, phù hợp với nội dung tuyên truyền, tình hình, điều kiện và bối cảnh của từng cơ quan, địa phương, đơn vị, góp phần quan trọng đưa chính sách pháp luật vào cuộc sống và đưa cuộc sống vào quá trình xây dựng chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính sách, từ đó thống nhất nhận thức, ý chí và hành động trong triển khai thực hiện, tạo đồng thuận cao trong xã hội.

Truyền thông theo
Truyền thông chính sách trên các phương thức truyền thông mới, loại hình media. Ảnh minh họa internet.

Công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ, phương thức truyền thông mới đã bước đầu được quan tâm, góp phần điều tiết, định hướng thông tin dư luận, tạo chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động của người dân trong việc tìm hiểu, chấp hành chủ trương, đường lối cuả Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt chức năng góp ý, phản biện trong xây dựng chính sách, pháp luật.

Kết quả đạt được trong công tác truyền thông chính sách của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan báo chí, truyền thông thời gian qua, đã góp phần quan trọng vào thành tựu chung của cả nước.

Bên cạnh đó, công tác truyền thông chính sách còn một số tồn tại, hạn chế: Cấp uỷ, chính quyền, nhất là người đứng đầu một số cơ quan bộ, ngành, địa phương chưa nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của truyền thông chính sách; chưa xem truyền thông chính sách là nhiệm vụ, chức năng của các bộ, ngành, địa phương, vì thế công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư cơ sở vật chất, con người, tài chính chưa xứng tầm với công tác này; chưa hình thành được đội ngũ truyền thông chính sách chuyên trách, chuyên nghiệp.

Truyền thông chính sách còn thiếu bài bản, vẫn chủ yếu là một chiều, việc điều tra, khảo sát, đánh giá tác động chưa được quan tâm hoặc còn hình thức. Việc lấy ý kiến đề nghị xây dựng chính sách và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật hiệu quả còn hạn chế. Việc ứng dụng các công cụ, mô hình truyền thông hiện đại chưa được chú trọng. Chưa thực sự quan tâm phân tích, dự báo về dư luận xã hội và những vấn đề người dân quan tâm để chỉ đạo, điều hành sát với tình hình thực tế môi trường bùng nổ thông tin như hiện nay…

Thông báo khẳng định: Nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước giao cho Chính phủ, chính quyền các địa phương, bộ, ngành thời gian tới rất nặng nề, thời cơ, thuận lợi, đan xen với khó khăn, thách thức nhưng chúng ta phải xác định khó khăn, thách thức nhiều hơn. Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác truyền thông chính sách, góp phần xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định - một nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thống nhất cao nhận thức về vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng, thiết thực của công tác truyền thông chính sách.

Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về truyền thông chính sách. Công tác truyền thông chính sách cần phải bám sát các yêu cầu, nhiệm vụ thường xuyên, đồng thời góp phần tham gia giải quyết những tồn đọng kéo dài ở chính nội tại của nền kinh tế mà nước nào qua quá trình chuyển đổi cũng gặp phải và cơ bản ứng phó phù hợp, hiệu quả với những vấn đề mới phát sinh, để người dân hiểu, chia sẻ với Đảng, Nhà nước và Chính phủ.

Đồng thời, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, của người đứng đầu về vị trí, vai trò của công tác truyền thông chính sách; chủ động, làm tốt công tác truyền thông chính sách trong lĩnh vực quản lý của mình. Khuyến khích đổi mới sáng tạo về nội dung, cách làm truyền thông chính sách, bảo đảm đủ chất liệu, số liệu thực tế, linh hoạt, sáng tạo, chủ động, kịp thời, nâng cao hiệu quả định hướng thông tin, dư luận.

Thực hiện nghiêm quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Phát huy vai trò của các cơ quan thông tin, báo chí trong truyền thông chính sách.

Ảnh internet
Truyền thông chính sách: Nhận thức - Hành động - Nguồn lực trên các phương thức truyền thông mới. Ảnh internet.

Đẩy mạnh truyền thông chính sách trên các phương thức truyền thông mới. Tăng cường ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số; đưa các kênh thông tin đa phương tiện phục vụ cho công tác truyền thông chính sách. Xây dựng công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả truyền thông chính sách.

Huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể; các lực lượng ở địa bàn cơ sở (bộ đội biên phòng, công an…) trong công tác truyền thông chính sách; chú trọng các địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, trên biển và cho tất cả các đối tượng, nhất là người yếu thế.

Xây dựng đội ngũ nhân lực làm công tác truyền thông chính sách có năng lực, có chuyên môn, có tâm, có đức bảo đảm hoạt động chuyên nghiệp hiệu quả. Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện quy tắc ứng xử, hướng dẫn quy trình thực hiện truyền thông chính sách.

Để tăng cường đội ngũ truyền thông chính sách tại các bộ, ngành địa phương, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về vị trí việc làm, định mức biên chế của công chức, viên chức làm công tác truyền thông chính sách chuyên trách cho thống nhất trong các cơ quan của Chính phủ.

Các Bộ, các ngành, địa phương quan tâm bố trí, sắp xếp, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ làm công tác truyền thông chính sách cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.

Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương bố trí kinh phí chi thường xuyên để tăng cường công tác truyền thông chính sách và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực thực hiện nhiệm vụ truyền thông chính sách, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.

Để hoàn thiện quy định pháp luật, Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan liên quan, rà soát, hoàn thiện thể chế, văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chương trình, kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả của các cơ quan truyền thông, báo chí, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ truyền thông chính sách, vừa phát huy sự lãnh đạo, chỉ đạo, vừa phát huy tính sáng tạo…

PV

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư - 2024
Bình Định tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư - 2024

Chiều 29/03, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, 01 Nguyễn Tất Thành, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị Xúc tiến đầu tư – 2024. Hội nghị nhằm giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của tỉnh, tạo điều kiện để các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài tìm hiểu về cơ chế, chính sách ưu đãi và môi trường đầu tư của Bình Định…  

Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba
Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba

Chiều 29/3, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nam Định và Sở Thông tin và Truyền thông Nam Định chủ trì tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng 3/2024.

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.