Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Từ nay đến cuối năm 2023, cả nước cơ bản không còn thiếu điện

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, việc cung ứng điện cho miền Bắc đã bớt căng thẳng và từ nay đến cuối năm 2023, sẽ không thiếu điện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống điện quốc gia tháng 6-2023 ước đạt 25,323 tỉ kWh, cao hơn 3,4% so với cùng kỳ năm 2022. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống điện quốc gia ước đạt 136,090 tỉ kWh, cao hơn 2,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Tình hình sản xuất và cung ứng điện toàn hệ thống trong 4 tháng đầu năm 2023 đã được thực hiện tốt, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân cả nước.

Tuy nhiên, tình hình cung cấp điện từ tháng 5 và tháng 6 gặp nhiều khó khăn do thời tiết nắng nóng kéo dài, nhu cầu tiêu thụ điện tăng, tình hình thủy văn không thuận lợi, lưu lượng nước về các hồ thủy điện thấp, cùng với các khó khăn trong vận hành, sửa chữa các nhà máy điện... đã ảnh hưởng đến tình hình cung ứng điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã phải thực hiện tiết giảm điện tại một số địa phương, đặc biệt là các địa phương khu vực phía Bắc.

Mặc dù cung ứng điện từ những ngày cuối tháng 6 tại miền Bắc đã bớt căng thẳng hơn nhưng công tác vận hành hệ thống điện trong tháng 7 vẫn còn khó khăn do sẽ có các đợt nắng nóng kéo dài, mực nước hồ thủy điện dù cải thiện nhưng còn thấp.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải. Ảnh: Nhật Bắc
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải (Ảnh: Nhật Bắc)

Tính toán thực tế, Thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định, từ nay đến cuối năm 2023 cơ bản không thiếu điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của cả nước.

Bộ Công Thương đã yêu cầu EVN bám sát và liên tục cập nhật diễn biến thực tế của phụ tải điện, vận hành thị trường điện… nhằm đảm bảo vận hành điện an toàn, ổn định, tin cậy cho hệ thống điện quốc gia.

EVN phải chủ động xây dựng kịch bản ứng phó các tình huống khó khăn trong cung ứng điện, cũng như các kịch bản điều chỉnh phụ tải điện trong trường hợp cần thiết.

Để đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định trong tháng 7 và những tháng cuối năm 2023, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đã nhấn mạnh việc phải bảo đảm 4 giải pháp:

Thứ nhất là phải cung cấp đủ nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, tăng khả năng hạn chế tối đa sự cố và nhanh chóng khắc phục các sự cố nếu có.

Thứ hai là vận hành hợp lý nguồn thủy điện.

Thứ ba, làm tốt công tác tiết kiệm điện, dặc biệt vai trò của các UBND, đầu mối là các Sở Công Thương.

Thứ tư, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án nguồn và lưới điện.

“Trên tính toán cập nhật và các giải pháp nêu trên, Bộ Công Thương cho rằng từ nay đến cuối năm 2023, cơ bản sẽ không thiếu điện để phục vụ sản xuất và sinh hoạt trên cả nước”, Thứ trưởng nói.

Liên quan đến điện mặt trời áp mái, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, hiện nay Chính phủ có chỉ đạo các bộ, đặc biệt là Bộ Công Thương, các địa phương rà soát chấn chỉnh việc đầu tư điện mặt trời mái nhà để đảm bảo phát triển điện mặt trời mái nhà phát triển bền vững tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

Hiện nay, theo chủ trương Quyết định 500/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ nay đến 2030, công suất các loại hình này ước tính tăng thêm 2.600 MW.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ Công Thương đã trình Dự thảo về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà, lắp đặt tại nhà ở, trụ sở, công sở của các doanh nghiệp và Bộ đã có văn bản gửi các bộ, ngành lấy ý kiến để hoàn thiện dự thảo, trên cơ sở đó tiếp tục hoàn thiện, tổng hợp để báo cáo Thủ tướng, Chính phủ xem xét quyết định.

Thiên Trường

Bài liên quan

Tin mới

Nam Định: Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển
Nam Định: Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển

Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định vừa ban hành Nghị quyết số 32/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện Nam Trực - Trực Ninh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.

Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (TNH): Dự kiến phát hành 15,2 triệu cổ phiếu, giá 10.000 đồng/CP
Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (TNH): Dự kiến phát hành 15,2 triệu cổ phiếu, giá 10.000 đồng/CP

HĐQT CTCP Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (TNH – sàn HOSE) vừa thông qua việc triển khai phương án chào bán cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu.

CTCP Chứng khoán APG (APG): Ông Nguyễn Hồ Hưng, Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu APG
CTCP Chứng khoán APG (APG): Ông Nguyễn Hồ Hưng, Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu APG

Với mục đích đầu tư cá nhân, ông Nguyễn Hồ Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán APG (APG – sàn HOSE) đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu APG.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 9/5
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 9/5

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 9/5 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Công an TP. Hải Phòng thông tin về 02 vụ cháy trong ngày
Công an TP. Hải Phòng thông tin về 02 vụ cháy trong ngày

Theo thông tin từ Công an TP. Hải Phòng, ngày 8/5/2024 trên địa bàn thành phố đã xảy ra 02 vụ cháy gồm một vụ cháy tại số 42 Võ Nguyên Giáp, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân và một vụ cháy xe đầu kéo tại đường 5 cũ, gần trạm thu phí An Dương.

Thống nhất thời gian, nội dung tổ chức Kỳ họp thứ 16 (chuyên đề) và Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 HĐND TP. Hải Phòng khóa XVI
Thống nhất thời gian, nội dung tổ chức Kỳ họp thứ 16 (chuyên đề) và Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 HĐND TP. Hải Phòng khóa XVI

Ngày 8/5, Thường trực HĐND TP. Hải Phòng tổ chức họp thống nhất thời gian, nội dung chuẩn bị Kỳ họp thứ 16 (chuyên đề) và Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Phạm Văn Lập, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố chủ trì cuộc họp.