Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tranh chấp đất đai tại Hải Phòng: Tòa tuyên hủy GCNQSDĐ huyện Thủy Nguyên đã cấp sai

Thửa đất 890 m2 tại thôn Thầu Đâu, xã Dương Quan huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng là nơi các cụ và chị em bà Lê Thị Ngẫm và con cháu đã quản lý và sử dụng đến nay đã 4 đời. Nhưng năm 2018, chị em bà Ngẫm bỗng phát hiện thửa đất này đã bị UBND huyện Thuỷ Nguyên cấp “sổ đỏ” cho cụ Phạm Thị Hoa từ năm 2005 và được ông em Việt kiều mới về nhận họ là Lê Viết Vượng đang ra xã đề nghị mở thừa kế, chuyển “sổ đỏ” thửa đất này sang tên mình. Những hành vi mờ ám của ông em Việt Kiều và một số cán bộ xã Dương Quan và huyện Thuỷ Nguyên đã được “khui ra” tại phiên toà sơ thẩm Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng vào sáng 8/11/2019.


Việt kiều về nhận họ, chiếm di sản thừa kế!
Theo tài liệu có trong hồ sơ vụ án, bà Lê Thị Ngẫm (Người khởi kiện, SN 1945; trú tại: Thôn Sáu Phiên, xã An Lư, Thủy Nguyên, Hải Phòng) có bố là Lê Viết Vằn (SN 1916, mất năm 1981); và mẹ là Bùi Thị Nghĩa (SN 1915, mất năm 1985). Sinh thời cụ Vằn, cụ Nghĩa sinh được 4 người con gái là: Lê Thị Nghĩ (SN 1941), Lê Thị Ngẩm (SN 1945), Lê Thị Nhấm (SN 1950) và Lê Thị Nhắt đều sống tại huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng.

Bà Lê Thị Nhẫm tại phiên toà sơ thẩmBà Lê Thị Nhẫm tại phiên toà sơ thẩm (Ảnh: PV)
Gia đình cụ Vằn cụ Nghĩa  và các con, cháu đã sinh sống trên có thửa đất 890m² tại thôn Thầu Đâu, xã Dương Quan, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng từ 4 đời nay. Năm 1981, cụ Lê Viết Vằn qua đời, đến năm 1984 thì cụ Bùi Thị Nghĩa ốm yếu, nên chị em bà Ngẫm thống nhất để bà Nhắt cùng con trai là Lê Văn Tuấn (SN 1970) về ở trên đất này để trông nom, chăm sóc cho cụ Nghĩa. Đến năm 1985 thì cụ Nghĩa qua đời.
Năm 2007, chị em bà Ngẫm đã thống nhất gọi anh Lê Viết Cường (SN 1955; là cháu đích tôn của dòng họ) đến sinh sống, quản lý thửa đất, đồng thời là để có người thờ cúng bố mẹ, ông bà tổ tiên. Hiện tại, anh Lê Viết Cường vẫn đang là người quản lý, sử dụng mảnh đất này từ đó cho đến nay.
Khi địa phương làm đường, gia đình bà Ngẫm đã tự nguyện hiến 20m² đất để làm đường xã. Diện tích còn lại 870m² đất, gia đình anh Cường (gồm 10 người là vợ, con, cháu) hiện nay vẫn đang sống và quản lý, gồm 1 nhà thờ 120m² và một nhà ngang khoảng 60m² và một số công trình phụ. Các chị em bà Ngẫm và con cháu trong gia đình vẫn thường xuyên về đây thờ cúng các cụ.
Sau khi cụ Vằn mất một thời gian, bỗng nhiên có ông Lê Viết Vượng (SN 1960; HKTT tại xã Dương Quan, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng), hiện có quốc tịch Anh về tự nhận là con đẻ của cụ Vằn với cụ Phạm Thị Hoa (SN 1915, HKTT tại thôn Tây Giữa, xã Dương Quan, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng), thì gia đình chị em bà Ngẫm cũng biết vậy, chứ chưa ai đi kiểm tra ADN. Gần đây, ông Vượng về xin tự nguyện góp một phần đầu tư xây dựng nhà từ đường, thì chị em bà Ngẫm cũng đồng ý để ông Vượng đóng góp thêm, để cùng anh Cường và gia đình xây dựng từ đường thờ cúng bố mẹ, ông bà.

Những người có qyền lợi và nghĩa vụ liên quan tại phiên toàNhững người có qyền lợi và nghĩa vụ liên quan tại phiên toà (Ảnh: PV)
Tuy nhiên, mới đây gia đình bà Ngẫm phát hiện, mảnh đất 870m2 là di sản thừa kế chưa chia của cụ Vằn để lại, đã được UBND huyện Thủy Nguyên cấp Giấy CNQSDĐ số AD640301 cho cụ Phạm Thị Hoa ngày 23/9/2005 và “Giấy di chúc” đề ngày 22/10/2006 của cụ Hoa ghi là “để lại toàn bộ thửa đất 870m² nêu trên cho ông Lê Viết Vượng (có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã Dương Quan). Ông Vượng cho rằng mảnh đất 870m² này là của bà Hoa (mẹ đẻ ông Vượng), đồng thời ông Vượng đã về xã để làm thủ tục mở thừa kế, chuyển “sổ đỏ” từ cụ Hoa sang tên mình thì bị gia đình bà Ngẫm phát hiện, làm đơn khởi kiện.


Toà tuyên huỷ Giấy CNQSDĐ đã cấp cho cụ Hoa.
Việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ số AD640301 nêu trên cho cụ Phạm Thị Hoa là không có căn cứ pháp luật, dẫn đến việc cụ Hoa để lại di chúc toàn bộ thửa đất 870m2 nêu trên cho ông Lê Viết Vượng cũng là trái pháp luật. Về nguồn gốc đất: Thửa đất trên có nguồn gốc từ đời ông nội của chị em bà Ngẫm. Sau này bố mẹ bà Ngẫm là cụ Vằn cụ Nghĩa cùng 4 chị em bà vẫn sinh sống ở trên đất này. Theo sổ mục kê năm 1985 (BL 39), báo cáo số 29/BC-UBND ngày 26/2/2019 (BL 64), báo cáo số 84/BC-UBND ngày 23/4/2019 (BL 128) của UBND xã Dương Quan cũng khẳng định rõ nguồn gốc mảnh đất nêu trên là của cụ Lê Viết Vằn.
Về quá trình sử dụng: Năm 1981, cụ Vằn qua đời, không để lại di chúc. Năm 1984, khi cụ Bùi Thị Nghĩa ốm yếu, nên chị em bà Ngẩm để cho cháu Lê Văn Tuấn về ở để trông nom, chăm sóc cho cụ Nghĩa. Đến năm 1985 thì cụ Nghĩa qua đời. Đến năm 2007, chị em bà Ngẫm gọi anh Cường (cháu đích tôn của dòng họ) đến sinh sống, quản lý thửa đất, đồng thời là để có người thờ cúng bố mẹ, ông bà tổ tiên. Hiện tại, anh Lê Viết Cường vẫn đang là người quản lý, sử dụng mảnh đất này từ đó cho đến nay.
Tại BL số 41, 62 là Đơn trình bày của chị em bà Ngẫm về nguồn gốc mảnh đất nêu trên, đã được ông trưởng thôn Thầu Đâu và Bí thư chi bộ xóm Thầu Đâu và các ban ngành trong dòng họ Lê Viết xác nhận.

Thẩm phán Đặng Minh Hạnh thay mặt HĐXX tuyên đọc Bản án sơ thẩmThẩm phán Đặng Minh Hạnh thay mặt HĐXX tuyên đọc Bản án sơ thẩm (Ảnh: PV)
Về cụ Phạm Thị Hoa và vợ chồng ông Vượng, tuy được UBND xã Dương Quan có báo cáo gửi Toà án cho rằng “cụ Hoa cùng vợ chồng ông Vượng đã về sống trên thửa đất này nhiều năm”, nhưng không đưa ra được chứng cứ nào theo quy định và cũng không có căn cứ nào xác định cụ Hoa là vợ cụ Vằn, để ghi chỉnh lý vào sổ địa chính năm 1985 và sổ theo dõi thuế năm 1989 của địa phương. Trong khi đó, các nhân chứng của vụ án xác nhận: Cụ Hoa và vợ chồng ông Vượng chưa một ngày nào sinh sống, quản lý sử dụng đối với mảnh đất này. Cụ Hoa là người sinh sống và chết tại thôn Tây Giữa, xã Dương Quan. Điều này đã được cả Bí thư Chi bộ thôn và ông Trưởng thôn của 2 thôn Tây Giữa và thôn Thầu Đâu, xã Dương Quan xác nhận tại BL số 41.
Tại phiên toà ngày 8/11/2019, HĐXX cũng làm rõ Biên bản xác định ranh giới - mốc giới là một trong những thủ tục để tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cụ Phạm Thị Hoa có dấu hiệu được lập giả mạo (BL 119,120). Đó là việc chữ kí, vân tay của những hộ giáp ranh với thửa đất 870 m2 nêu trên có dấu hiệu làm giả, làm khống.
Tại Biên bản xác minh của Luật sư Quang Chiến - Công ty luật Phúc Thịnh (BL số 166,167) với ông Lê Viết Đệ và anh Lê Viết Minh (con đẻ của bà Nguyễn Thị Sánh) là hai hộ giáp ranh với thửa đất 870 m2 trên, thì ông Đệ xác nhận “chữ viết, chữ ký trong hồ sơ ký giáp ranh không phải của ông”. Còn anh Minh cho rằng “mẫu chữ ký, chữ viết của anh và điểm chỉ của mẹ anh (bà Sánh) trong biên bản xác định ranh giới mốc giới không phải của anh và mẹ anh”, (BL 166). Anh Minh xác nhận “về nguồn gốc đất là của cụ Lê Viết Vằn và chưa bao giờ thấy cụ Phạm Thị Hoa về đây sinh sống trên mảnh đất 870 m2 này ngày nào”.
Theo Luật sư Nguyễn Quang Chiến người bảo vệ cho Nguyên đơn tại phiên toà: “Thửa đất này có nguồn gốc là của cụ Lê Viết Vằn, khi cụ Vằn mất đi và không có di chúc, thì di sản thừa kế của cụ Vằn để lại phải được chia theo pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất của cụ là các con của cụ (vợ cụ là cụ Nghĩa đã chết). Còn cụ Hoa thực tế là vợ của cụ Bùi Đỗ Xe (có hai người con là Bùi Đỗ Theo và Bùi Đỗ Tiếp và ông Lê Viết Vượng (được cho là con của cụ Hoa với cụ Vằn, nhưng không có bất cứ tài liệu nào chứng minh cho việc ông Vượng là con của cụ Vằn), ngoài tờ giấy khai sinh số 37 do UBND huyện Thủy Nguyên cấp ngày 28/11/2018.
Giấy khai sinh này tại sao lại cấp được ngày 28/11/2018, căn cứ vào đâu mà UBND huyện Thủy Nguyên lại cấp được cho ông Lê Viết Vượng một người sinh năm 1960 có quốc tịch Anh Quốc, trong khi cụ Lê Viết Vằn đã mất từ năm 1981. Các cơ quan chức năng chưa có tài liệu nào chứng minh ông Vượng có huyết thống với gia đình cụ Vằn; chưa có căn cứ nào xác định cụ Hoa là vợ cụ Vằn, nhưng đã mặc nhiên thừa nhận “ông Vượng có bố là Lê Viết Vằn, mẹ là Phạm Thị Hoa”. Việc cấp giấy khai sinh có dấu hiệu trái pháp luật này, cũng đang được các chị em bà Ngẫm làm đơn khởi kiện ra toà bằng một vụ án khác.

Giấy khai sinh của ông Lê Viết Vượng được cấp mới năm 2018Giấy khai sinh của ông Lê Viết Vượng được cấp mới năm 2018 (Ảnh: PV)
Cứ cho là bà Phạm Thị Hoa có là “vợ” của cụ Vằn và có con chung là ông Lê Viết Vượng, thì di sản thừa kế là mảnh đất 870 m2 nêu trên của cụ Vằn cũng phải được chia theo pháp luật, vì cụ Vằn không để lại di chúc. Đồng thời cũng không có bất cứ văn bản nào thể hiện việc tặng, cho, hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa cụ Vằn và cụ Hoa. Vậy căn cứ vào đâu mà tại sổ mục kê năm 1985 (BL 131) và sổ thuế năm 1989 (BL 130) do UBND xã Dương Quan quản lý lại tự chỉnh lý người sử dụng là bà Phạm Thị Hoa (Lê Thị Hoa) là vợ của cụ Vằn là hành vi “vẽ khống” vào hồ sơ đất đai. Việc UBND huyện Thuỷ Nguyên và UBND xã Dương Quan cho rằng can cứ vào sổ mục kê đất đai năm 1985 và sổ thuế năm 1989 có tên cụ Hoa trên thửa đất này để cấp Giấy CNQSDĐ cho cụ Hoa là cố ý làm trái các Điều 46, 49 và Khoản 1, Điều 50 Luật đất đai 2003 và Điều 689 Bộ luật dân sự 2005…”
Sau khi tiến hành việc thẩm vấn, đánh giá chứng cứ tại phiên toà; căn cứ vào quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích của Luật sư và phát biểu quản điểm của vị đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng; các tài liệu chứng cứ và các quy định của pháp luật Thẩm phán Đặng Minh Hạnh thay mặt HĐXX toà án nhân dân Thành phố Hải Phòng đã tuyên hủy Giấy CNQSDĐ số AD 640301 do UBND huyện Thủy Nguyên cấp ngày 23/9/2005 cho bà Phạm Thị Hoa đối với diện tích đất 870 m2 tại thửa số 451, tờ bản đồ số 05, địa chỉ xóm Thầu Đâu, xã Dương Quan, Thủy Nguyên, Hải Phòng.
Đông đảo dư luận quần chúng nhân dân cho rằng, một số cán bộ và cơ quan chức năng của xã Dương Quan và huyện Thuỷ Nguyên có dấu hiệu không minh bạch nên đã cố ý làm trái các quy định của pháp luật để cấp Giấy CNQSDĐ cho cụ Hoa và cấp giấy khai sinh cho ông Vượng. Vì vậy UBND TP Hải Phòng cần phải làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định.


Gia Tiệp – Minh Trang



Bài liên quan

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.