An toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi con người. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khoẻ con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi. Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm kém chất lượng gây ra không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và cuộc sống của mỗi người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khoẻ. ATTP không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội. Đảm bảo an toàn thực phẩm góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, xoá đói giảm nghèo và hội nhập quốc tế.

Các vụ ngộ độc thực phẩm tại một số bếp ăn tập thể, nhiều thông tin liên tục về tình hình ATVSTP ở một vài nước trên thế giới, cộng thêm dịch cúm gia cầm tái phát, bệnh heo tai xanh ở một số địa phương trong nước càng làm bùng lên sự lo âu của mọi người chúng ta.

Thống kê số vụ ngộ độc thưc phẩm trên cả nước trong những năm gần đây

Năm 2014: Số người mắc: 5.100 người. Số người tử vong:  43 người

Năm 2015: Số người mắc: 4.965 người. Số người tử vong:  23 người

Năm 2016: Số người mắc: 4.139 người. Số người tử vong: 12 người

Năm 2017: Số người mắc : 3.869 người. Số người tử vong:  24 người

Theo số liệu thống kê, thì tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra trên cả nước , với số vụ giảm không đáng kể. Các con số vẫn đang ở mức cao đáng báo động.

Vệ sinh ATTP – người dân phập phồng lo sợ ! - Hình 1

Số vụ ngộ độc thực phẩm vẫn ở mức cao (nguồn internet)

Tại cuộc họp liên ngành Trung ương về VSATTP, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã  không khỏi trăn trở bởi năm 2017, số vụ ngộ độc thực phẩm giảm nhưng số người tử vong lại tăng gấp đôi

Cụ thể, năm 2017, cả nước ghi nhận 139 vụ ngộ độc thực phẩm với 3.869 người mắc giảm 27 vụ và 438 người mắc so với năm 2016. Số người tử vong do ngộ độc thực phẩm là 24 người, tăng 12 người so với năm 2016, trong đó có 11 người ngộ độc methanol trong rượu, 10 người do độc tố tự nhiên (cá nóc, cóc…), 3 trường

Gần đây một số vấn đề liên quan đến quản lý an toàn vệ sinh thựcphẩm, sự khác biệt giữa các kết quả phân tích kiểm tra chất lượng sản phẩm vừa gây không ít khó khăn cho người sản xuất vừa tạo thêm lo lắng cho người tiêu dùng trong khi chúng ta đang cố gắng tạo những ưu thế cạnh tranh trong xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản với cương vị là một một thành viên bình đẳng của WTO.

Vấn đề then chốt là làm thế nào quản lý được tốt chất lượng nông thủy sản thực phẩm không nhiễm vi sinh, không chứa hóa chất bị cấm, hóa chất ngoài danh mục cho phép, hay bị nhiễm hóa chất quá giới hạn cho phép nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, đóng góp được phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Vệ sinh ATTP – người dân phập phồng lo sợ ! - Hình 2 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam họp liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Ảnh: VGP

Cũng theo một lãnh đạo Cục Cảnh sát Môi trường (Bộ Công an) cho biết nhiều khả năng số vụ vi phạm ATTP bị xử lý hình sự sẽ tăng mạnh từ năm 2018. “Thực tế rất nhiều vụ vi phạm ATTP vừa qua nếu căn cứ theo Bộ luật hình sự năm 2017 đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự để khởi tố.” – vị lãnh đạo này cho hay.

Theo báo cáo của Thường trực Ban Chỉ đạo, trong năm 2017, cả nước đã thành lập 22.441 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra tại 625.060 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phát hiện 123.914 cơ sở vi phạm, chiếm 19,8%; xử lý hành chính 35.759 cơ sở với số tiền trên 61 tỷ đồng.

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản tỷ lệ đạt yêu cầu tăng từ 91% (năm 2016) lên 97,3% (năm 2017). Đáng chú ý, cho đến thời điểm hiện nay, tất cả các mẫu thực phẩm không phát hiện có chứa chất cấm trên gần 10.000 mẫu tại các chợ, cơ sở giết mổ; dư lượng thuốc bảo vệ thực vật chiếm 0,06% giảm 2,05%. Tuy nhiên, tỷ lệ vi phạm chỉ tiêu vi sinh chiếm tới 26,7% số mẫu được kiểm tra so với mức 9,35% của năm 2016.

Số tiền phạt vi phạm ATTP trong hoạt động kinh doanh nông lâm thủy sản là trên 80 tỷ đồng.

 Linh Tuệ (t/h)