Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ. (Ảnh: internet)

Các ví điện tử đều có dịch vụ thanh toán mua sắm các sản phẩm hàng hóa dịch vụ thường ngày như chuyển và nhận tiền bằng số điện thoại; thanh toán trả trước và trả sau điện thoại di động của tất cả nhà mạng; thanh toán hóa đơn - tiện ích điện, nước, internet, điện thoại cố định, truyền hình cáp...

Theo khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, Momo là ví điện tử chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam với tỷ lệ 46% (47% tại TP HCM, 30% tại Hà Nội). Kế sau đó là Paypal với 14% thị phần (15% tại TP HCM; 14% tại Hà Nội).

Đứng vị trí thứ 2 và thứ 3 lần lượt là ZaloPay và Paypal. Tuy nhiên, tại Hà Nội, ViettelPay và Airpay lại có mức độ nhận biết cao hơn 2 ví điện tử trên.

Theo các chuyên gia, mỗi loại ví điện tử được sử dụng rộng rãi hiện nay đều có đối tượng khách hàng riêng. Chẳng hạn như ví Payoo thu hút số khách hàng thanh toán hóa đơn rất lớn nhờ cung cấp giải pháp thanh toán cho các đơn vị công và thương mại. ZaloPay là ví điện tử thanh toán ứng trước và chuyển tiền từ ví điện tử vào tài khoản ngân hàng cho người ở các vùng sâu vùng xa chưa có điểm rút tiền mặt. Moca liên kết với ứng dụng gọi xe Grab thực hiện thanh toán cước phí xe hợp đồng, giao hàng hàng nhanh, mua sắm trực tuyến trong hệ sinh thái Moca và Grab… Ví MoMo có 23 triệu tài khoản người dùng - số lượng khách hàng lớn nhất trong các ví điện tử đang hoạt động trên thị trường, với đa dạng hình thức thanh toán ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước khẳng định sẽ tiếp tục hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý để ví điện tử hoạt động hiệu quả nhất. Đặc biệt, người sử dụng ví điện tử ở Việt Nam sẽ được tiếp cận các dịch vụ hiện đại nhất và đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta.

Hà Trần