Vì sao VTV chưa thể mua được bản quyền World Cup 2018?
Đại diện phát ngôn VTV Nguyễn Nam Hà nói rằng, cho tới thời điểm hiện tại, VTV chưa mua được bản quyền World Cup 2018, vướng mắc lớn nhất chính là giá cả.
VTV chưa thể mua được bản quyền World Cup 2018, vướng mắc lớn nhất chính là giá cả
Ngày 2/6, Liên đoàn bóng đá thế giới đã công bố danh sách các Quốc gia và vùng lãnh thổ đã sở hữu bản quyền World Cup 2018. Trong tổng 219 nước có tên trong danh sách được FIFA công bố, đã có tổng cộng 128/129 Quốc gia và vùng lãnh thổ sở hữu bản quyền phát sóng World Cup 2018. Tuy nhiên, duy nhất chỉ có Việt Nam vẫn còn để trống đơn vị sở hữu bản quyền truyền hình.
Thông tin này thực sự gây sốc với người hâm mộ bóng đá Việt Nam khi mà Quốc gia của chúng ta là một trong những Quốc gia yêu bóng đá nhất trên thế giới. Giải đấu chỉ còn 12 ngày nữa và vấn đề bản quyền vẫn chưa được giải quyết xong.
Nguy cơ người hâm mộ nước nhà không được xem trực tiếp các trận đấu tại World Cup 2018 là rất cao
Theo đại diện VTV, nhà đài vẫn đang trong quá trình đàm phán nhưng chưa chốt được mức giá với đơn vị sở hữu bản quyền là Infront Sports & Media. Vướng mắc nằm ở mức giá 11 triệu USD (khoảng 234 tỉ đồng) mà đối tác đưa ra.
Đại diện phát ngôn VTV Nguyễn Nam Hà nói rằng cho tới thời điểm hiện tại, trong vấn đề đàm phán, vướng mắc lớn nhất chính là giá cả.
Giá cả từ phía ISM đưa ra là quá cao so với khả năng tài chính của VTV. Quan điểm của VTV là nỗ lực mua bản quyền phát sóng World Cup 2018 để phục vụ người dân cả nước, tuy nhiên, sẽ không bằng mọi giá mua bản quyền – mà chỉ mua với mức giá phù hợp với khả năng tài chính.
Trong khi hầu hết các quốc gia đã có bản quyền World Cup 2018, nhiều ý kiến cho rằng VTV đang không nhiệt tình trong việc đàm phán mua bản quyền phát sóng. Nhưng ông Hà khẳng định rằng VTV không quan tâm, không nhiệt tình là không đúng.
Lịch thi đấu vòng bảng World Cup 2018
Thực tế, VTV luôn rất quan tâm tới vấn đề bản quyền phát sóng World Cup 2018 và thể hiện mọi nỗ lực đàm phán với phía đối tác. VTV đã đeo đuổi việc đàm phán bản quyền World Cup 2018 từ năm 2016 và trong 8 tháng trở lại đây, việc đàm phán đã diễn ra hết sức căng thẳng.
Cũng theo ông Hà, cho tới lúc này tại Việt Nam, đối với bản quyền phát sóng World Cup 2018 trên truyền hình, không có bất cứ đơn vị nào khác ngoài VTV đàm phán hợp đồng với phía đối tác. Nếu một đơn vị nào đó tại Việt Nam có bản quyền, VTV sẵn sàng tiếp sóng nguyên vẹn theo điều kiện về vấn đề bản quyền.
Điều này tiếp tục khiến dư luận hoang mang khi dại diện VTV đã chính thức lên tiếng. Trong khi đó, những ngày qua, nhiều thông tin bên lề cho hay nhà đài này đã có được bản quyền, vấn đề chỉ là công bố vào thời điểm nào. Và cho đến thời điểm hiện tại, theo như người phát ngôn của VTV thì những thông tin bên lề có vẻ như đang rơi vào thế “việt vị”.
Tuy nhiên, nếu như quan điểm VTV đưa ra là sẵn sàng nhường cho các đơn vị khác và chấp nhận tiếp sóng có lẽ đó là việc “đánh đố” nhau, bởi với mức giá cao ngất ngưởng, ngoài VTV, liệu còn đơn vị nào dám chấp nhận tham gia vào cuộc chơi này? Thế nên, cứ chờ xem, rốt cuộc thì VTV đang đàm phán để mua được giá tốt thật hay chỉ là chiêu bài “làm giá” của chính mình.
Trong bối cảnh mà VTV đang đóng vai là người đi làm dịch vụ chứ không phải ở thế phục vụ thì chuyện tự "làm giá" cũng hoàn toàn dễ hiểu. Và cái gọi là "VTV không mua bản quyền World Cup 2018 bằng mọi giá" có thể nằm trong tính toán.
"Cơn mưa" tiền thưởng đang chờ nhà vô địch World Cup 2018
Mới đây, FIFA đã công bố những con số cụ thể về tiền thưởng. Theo đó, số tiền mà thưởng dành cho mỗi đội tuyển góp mặt tại VCK lần này sẽ là 8 triệu USD, bằng với số tiền thưởng cho cùng hạng mục tại kỳ World Cup 2014.
Trong khi đó, số tiền thưởng dành cho đội vô địch sẽ là 35 triệu USD, và đội á quân là 28 triệu USD. Như vậy so với giải đấu cách đây tại Brazil, thì khoản tiền thưởng dành cho 2 vị trí này đều đã được tăng thêm 3 triệu USD. Đội tuyển giành chiến thắng ở trận tranh 3-4 sẽ mang về số tiền thưởng là 24 triệu USD, cao hơn 2 triệu USD so với đội về thứ 4. Các đội bóng giành quyền chơi tại tứ kết cũng sẽ được thưởng 16 triệu USD, vào vòng loại trực tiếp là 12 triệu USD.
Tổng quỹ tiền thưởng mà FIFA dự chi cho World Cup 2018 sắp tới sẽ là 400 triệu USD, tăng khoảng 12% so với mức 358 triệu USD đã chi tại kỳ World Cup 2014. Được biết, quỹ giải thưởng đến từ các khoản thu World Cup mà FIFA dự trù sẽ vượt quá 5 tỷ USD mặc dù doanh số tài trợ chững lại giữa lúc có các cuộc điều tra tham nhũng ở Thụy Sĩ và Mỹ.
Ngoài số tiền thưởng từ FIFA thì các đội giành thành tích cao tại World Cup 2018 sẽ nhận thêm những khoản thưởng béo bở từ LĐBĐ nước nhà.
Tuấn Ngọc
Tin mới
Phú Yên: Phát hiện nhiều mũ bảo hiểm không có nhãn hàng hóa theo quy định
Thực hiện tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm mặt hàng mũ bảo hiểm dùng cho người đi mô tô, xe gắn máy, Cục QLTT Phú Yên vừa phát hiện số lượng lớn mũ bảo hiểm không có nhãn hàng hóa theo quy định.
Công an TP.HCM đề nghị tạm ngưng giao dịch với các tài khoản liên quan đến Công ty Free Land
Ngày 15/4/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP HCM đã có văn bản, đề nghị tạm ngưng các tài khoản của Công ty Free land và Công ty Star Beach để xác minh vụ “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”...
Cận cảnh khu đất dự án The 9 Stellars mà Sơn Kim Land đang giao bán
Tọa lạc trên đường Hoàng Hữu Nam, phường Long Bình, TP. Thủ Đức, dự án The 9 Stellars đang được quảng bá, rao bán rầm rộ, trong khi đó, đây vẫn đang là một bãi đất trống, được quây tôn...
Thanh Hóa: Giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt hơn 942,868 triệu USD trong quý I/2021
Để vượt qua khó khăn do dịch bệnh Covid-19, tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại ở thị trường trong nước, hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa cũng như phát triển giao thương. Do vậy, trong quý I/2021, giá trị hàng hóa xuất khẩu của tỉnh này vẫn tăng 12,7% so với cùng kỳ.
Đồng Nai: Khách hàng cẩn trọng khi giao dịch tại dự án mang tên Dragon City
Khu đất “tự xưng” dự án Dragon City tại phường Tam Phước (TP. Biên Hòa, Đồng Nai) thực chất là đất cá nhân sử dụng với mục đích đất rừng sản xuất và đất trồng cây lâu năm. Khu đất này nằm trong quy hoạch sử dụng đất ở tại đô thị, chưa có quy hoạch xây dựng.
Thanh Hóa: Xây dựng thương hiệu sản phẩm bằng ứng dụng QR code để đấu tranh với hàng giả, hàng nhái
Tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện việc dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhằm góp phần giúp các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm xây dựng, phát triển thương hiệu; mở rộng thị trường, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chủ lực của tỉnh.
Câu chuyện thương hiệu
Anlac Green Symphony – Bản hòa ca xanh cho chất lượng sống bền vững
Công ty Sen Hồng Vĩnh Phúc không ngừng vươn xa: Vì quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng
Doanh nhân Nguyễn Thuỷ Tiên và Gana với sứ mệnh chăm sóc sắc đẹp phụ nữ
Vượt lên chính mình, từ anh thợ điện lạnh trở thành Giám đốc Công ty TNHH Khuê Khuê
Những đổi mới sáng tạo trong công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ
CEO Đinh Thiên Lý: Xây dựng chiến lược để sản phẩm Beauty Sâm chinh phục thị trường nội địa và quốc tế