Đây là một trong số các giải pháp để xây dựng chính phủ điện tử, phát triển thành chính phủ số trong giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030.
Trong đó, cơ quan thực hiện là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thời gian thực hiện là từ năm 2021 - 2023.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng đặt ra một số giải pháp khác như:
- Ưu tiên, đẩy mạnh phong trào nghiên cứu một số công nghệ cốt lõi mà Việt Nam có lợi thế, có khả năng tạo bứt phá mạnh mẽ như mã QR, trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain) và thực tế ảo/thực tế tăng cường, dữ liệu lớn tạo điều kiện sớm triển khai công nghệ số tiên tiến trong Chính phủ số.
- Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp công nghệ số mà trước hết là công nghệ điện toán đám mây, bảo mật, an toàn, an ninh mạng, nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu, các nền tảng khác…
- Xây dựng các chương trình nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra sản phẩm, dịch vụ mang đặc thù Việt Nam, tạo lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.
Đáng chú ý, những sản phẩm, dịch vụ này sẽ ưu tiên thí điểm trước trong các cơ quan Nhà nước. Sau khi được đánh giá, hoàn thiện thì sẽ phát triển để phục vụ kinh tế số, xã hội số.
Hải Minh