Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Việt Nam - Điểm đến của dòng vốn FDI

Trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng Thư ký OECD đã đánh giá cao về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam, với điểm nhấn quan trọng là sức hút với dòng vốn FDI.

Việt Nam là số ít quốc gia tránh được suy thoái liên quan tới COVID-19, theo Tổng Thư ký OECD. Chín tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam đạt trên 15 tỷ USD - là mức cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Điển hình, các công ty khối OECD cũng đang có xu hướng tìm đến Việt Nam để đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Trong chuyến thăm mới đây tại Việt Nam, Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã đánh giá cao về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam, với điểm nhấn quan trọng là sức hút với dòng vốn FDI.

Không chỉ con số FDI tăng 16,3% so với cùng kỳ 2021 - là mức tăng cao nhất cùng kỳ 5 năm qua, mà tỷ lệ vốn FDI thực hiện trên vốn đăng ký ghi nhận mức kỷ lục hơn 82%, nghĩa là trong cùng một thời điểm, cứ trên 10 đồng đăng ký, thì số vốn giải ngân là 8 đồng.

Nếu tỷ lệ này tiếp tục được duy trì bền vững, thì đây sẽ là minh chứng rõ nhất cho sức hút cũng như sự hiệu quả của dòng vốn FDI vào Việt Nam.

Thêm vào đó, trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội lần này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Trong báo cáo, bức tranh kinh tế 9 tháng đầu năm có nhiều điểm sáng tích cực.

Năm 2018, Tập đoàn SunRice đến từ Australia mua lại một nhà máy chế biến gạo tại Đồng Tháp. Đây là khoản đầu tư tài chính trực tiếp đầu tiên vào Việt Nam. Nhà máy với công suất chế biến lên đến 260.000 tấn lúa khô mỗi năm. Kinh doanh hiệu quả nên doanh nghiệp vừa quyết định đầu tư sâu hơn vào sản xuất tại Việt Nam.

"Thời gian tới, chúng tôi sẽ nâng cao và mở rộng nhà máy chế biến, mua sắm trang thiết bị để tăng khả năng làm trắng, đánh bóng hạt gạo. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ tăng cường thu mua lúa gạo từ các cánh đồng tại Việt Nam, chế biến, nâng cao chất lượng và xuất khẩu đi khắp thế giới. Việt Nam là một điểm sáng trong bức tranh khá biến động trên toàn cầu, do vậy chúng tôi vẫn tự tin đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới", ông Rob Gordon, Giám đốc điều hành Tập đoàn SunRice (Australia), cho biết.

Một trong những lý do khiến các nhà đầu tư gia tăng giải ngân vốn FDI thời gian qua là nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam an toàn và ổn định trong biến động chung của toàn cầu.

"Việt Nam không nên nhìn vào con số thu hút đầu tư mới, mà nên nhìn vào con số giải ngân đang ở mức cao và có lẽ năm nay sẽ đạt mức kỷ lục. Tôi tin rằng những doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đang lạc quan hơn rất nhiều so với trước khi có dịch COVID-19", Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (Eurocharm) Alain Cany cho hay.

"Khảo sát của chúng tôi với 1.700 doanh nghiệp Nhật Bản cho thấy, Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai trong danh sách cần mở rộng hoạt động, dẫn đầu là Hoa Kỳ. Nửa đầu năm 2022, dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản giảm hơn 49%. Tuy nhiên, trong số các điểm đến đầu tư hàng đầu của doanh nghiệp Nhật Bản, Việt Nam là quốc gia duy nhất có mức tăng trưởng vốn ấn tượng, đạt 45%", ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội, thông tin.

Theo các chuyên gia, cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu đầu tư có sự dịch chuyển giữa các ngành nghề. Hiện nay, xu hướng đầu tư đang dịch chuyển sang các lĩnh vực như: sản xuất hàm lượng công nghệ cao, tăng trưởng xanh, năng lượng xanh nên Việt Nam cần chú trọng vào đào tạo nguồn nhân lực, phát triển công nghệ để bắt kịp với sự thay đổi đó.

Người đứng đầu Eurocham nhận định: "Việt Nam chắc chắn sẽ có vị thế tốt hơn trong 02 hoặc 03 năm tới, chứng tỏ vị thế của mình là một trong số các điểm đến đầu tư và kinh doanh năng động nhất".

Theo thống kê của chính Eurocham, chỉ số môi trường kinh doanh BCI đạt 60,2 điểm, tức là vẫn duy trì mức tăng 10,2 điểm so với thời điểm trước đại dịch, ngay cả trong bối cảnh toàn cầu bất ổn như hiện nay. Đây là yếu tố được các doanh nghiệp EU đặc biệt ghi nhận.

Vì vậy, khảo sát của Eurocham cho thấy có tới 42% lãnh đạo doanh nghiệp dự báo công ty của họ sẽ tăng dòng vốn FDI vào Việt Nam ngay vào cuối năm nay.

Cũng từ những nhận định tích cực như vậy, các báo tại Mỹ đã có thêm dịp để đào sâu phân tích rõ hơn về lý do tại sao Việt Nam lại trở thành điểm sáng trong tăng trưởng kinh tế trong năm nay.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp
Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Theo quy hoạch, đến năm 2030, toàn tỉnh có 115 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 5.267,25ha. Đến nay, đã có 45 CCN được thành lập (có nhà đầu tư hạ tầng) với tổng diện tích hơn 1.633ha. Đầu năm 2024, những tín hiệu tích cực đã đến với một số CCN trên địa bàn, kỳ vọng cải thiện dần sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng CCN, tạo thuận lợi để các nhà đầu tư thứ cấp thuê đất phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thanh Hóa đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp
Thanh Hóa đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp

Hướng tới sản xuất nông nghiệp hiện đại, ngành nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số. Qua đó, người nông dân giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp; đồng thời, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Hà Nam thu giữ 700 kg thực phẩm không rõ nguồn gốc
Hà Nam thu giữ 700 kg thực phẩm không rõ nguồn gốc

Lực lượng chức năng tỉnh Hà Nam vừa tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh trên địa bàn xã Bối Cầu, huyện Bình Lục, thu giữ 700 kg thịt lợn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Doanh nghiệp xuất khẩu Thanh Hóa ứng phó với giá cước vận tải biển tăng cao
Doanh nghiệp xuất khẩu Thanh Hóa ứng phó với giá cước vận tải biển tăng cao

Đứng trước nhiều khó khăn, các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường các nước như Mỹ, EU đang phải xoay xở, đưa ra các giải pháp ứng phó vừa đảm bảo đơn hàng ký kết, đồng thời duy trì, ổn định sản xuất, tạo vệc làm, thu nhập cho người lao động.

Học sinh Trường THPT Chuyên Lam Sơn giành Huy chương đồng kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev
Học sinh Trường THPT Chuyên Lam Sơn giành Huy chương đồng kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev

Tại cuộc thi Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev (IMChO) lần thứ 58 tổ chức tại Thâm Quyến (Trung Quốc) mới đây, Việt Nam lần đầu tiên cử thí sinh dự thi và cả 10/10 học sinh đều đoạt giải. Trong đó, Lê Thành Đạt, lớp 12 chuyên Hoá, Trường THPT Chuyên Lam Sơn đã xuất sắc giành Huy chương đồng.

Áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ không vượt quá mức lãi suất tối đa theo quyết định
Áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ không vượt quá mức lãi suất tối đa theo quyết định

Tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ không vượt quá mức lãi suất tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ đối với tiền gửi của tổ chức (không bao gồm tổ chức tín dụng) và tiền gửi của cá nhân.