Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Việt Nam khẳng định không đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bằng mọi giá

Luật số 69 thể hiện chủ trương nhất quán của Việt Nam là không đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bằng mọi giá, bảo đảm quyền của người lao động được ra nước ngoài làm việc hợp pháp.

Một trong sáu Luật chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, đó là Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi, gọi tắt là Luật số 69). Việc sửa luật lần này nhằm giải quyết những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn và điều chỉnh những vấn đề mới trong bối cảnh tác động của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư.

Luật số 69 thể hiện chủ trương nhất quán của Việt Nam là không đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bằng mọi giá, bảo đảm quyền của người lao động được ra nước ngoài làm việc hợp pháp. Họ được tự do lựa chọn hình thức đi làm việc ở nước ngoài phù hợp và không bị ép buộc phải làm việc trái ý muốn của họ.

Lao động được thực hành một số kỹ năng trước khi ra nước ngoài làm việc. Ảnh minh họa internt
Lao động được thực hành một số kỹ năng trước khi ra nước ngoài làm việc. Ảnh minh họa internt.

Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện, cũng như phải được sự cho phép, chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với từng hợp đồng, thỏa thuận hoặc phương án đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đồng thời có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định trong việc hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi của người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đặc biệt, đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa  người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có vốn điều lệ không thấp hơn 5 tỷ đồng và phải thuộc sở hữu pháp nhân, thể nhân Việt Nam; người đại diện theo pháp luật và nhân viên nghiệp vụ phải có trình độ, tiểu chuẩn nhất định…

Nhằm ngăn ngừa việc lạm thu tiền dịch vụ của người lao động, Luật số 69 quy định mức trần tiền dịch vụ; thời điểm được thu tiền dịch vụ, việc hoàn trả tiền dịch vụ cho người lao động trong trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng trước thời hạn theo quy định…Luật cũng nghiêm cấm hành vi thu tiền dịch vụ của người lao động không đúng quy định.

Nhằm bảo đảm cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài hợp pháp, Luật nghiêm cấm các hành vi lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo, cung cấp thông tin gian dối hoặc dùng thủ đoạn khác để lừa đảo người lao động; lợi dụng  hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép, mua bán; Hỗ trợ hoặc làm thủ tục để người lao động đi làm việc ở nước  ngoài khi chưa được chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền; Cưỡng ép, dụ dỗ, lừa gạt người lao động ở nước ngoài trái pháp luật; Tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật...

Theo ước tính của Chính phủ, mỗi năm lượng kiều hối mà người lao động Việt Nam gửi về là 2,5 - 3 tỷ USD. Khi đi làm việc ở nước ngoài, người lao động có điều kiện nâng cao trình độ kỹ năng nghề, tiếp thu kiến thức, ngoại ngữ và tác phong làm việc tiên tiến từ nước ngoài, trở thành nguồn nhân lực quan trọng cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 

Thực tập sinh Việt Nam và đồng nghiệp Nhật Bản trong giờ giải lao tại nơi làm việc. Ảnh: TTXVN
Thực tập sinh Việt Nam và đồng nghiệp Nhật Bản trong giờ giải lao tại nơi làm việc. Ảnh: TTXVN.

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có khoảng 580 nghìn người lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó riêng thị trường Đài Loan (Trung Quốc) có 230.000 người; Nhật Bản có gần 250.000 người; Hàn Quốc có gần 50.000 người; còn lại ở các thị trường khác (Trung Đông – Châu Phi, Đông Nam Á và Châu Âu). 

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo (cơ khí, dệt may, giầy da, lắp ráp điện tử v.v.), xây dựng, nông nghiệp, thủy sản, dịch vụ (chăm sóc người già, người bệnh, giúp việc gia đình). Người sử dụng lao động tại các thị trường tiếp nhận đánh giá người lao động Việt Nam khéo tay, chăm chỉ, khả năng nắm bắt công việc nhanh, ham học hỏi, sáng tạo, năng động, làm việc năng suất, chất lượng.

Q.N (t/h)

  

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội đón một cơn mưa dông lớn, một số nơi còn ghi nhận mưa đá
Hà Nội đón một cơn mưa dông lớn, một số nơi còn ghi nhận mưa đá

Tối nay (20/4), Hà Nội đón một cơn mưa dông lớn, nhiều nơi xuất hiện gió giật mạnh khiến cây gãy đổ, một số nơi còn ghi nhận mưa đá như Ứng Hoà, Gia Lâm.

Gần 500 cán bộ, đảng viên, người lao động Khối Doanh nghiệp tham gia Ngày hội hiến máu tình nguyện
Gần 500 cán bộ, đảng viên, người lao động Khối Doanh nghiệp tham gia Ngày hội hiến máu tình nguyện

Ngày 20/4, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện TP. Hải Phòng phối hợp với Đảng ủy Khối Doanh nghiệp thành phố tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện của cán bộ, đảng viên, người lao động Khối Doanh nghiệp thành phố.

Hội Nhãn khoa TP. Hải Phòng tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2024 – 2029
Hội Nhãn khoa TP. Hải Phòng tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/4, tại Bệnh viện Mắt Hải Phòng, Hội Nhãn khoa thành phố tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Tesla đề nghị với nhân viên bị sa thải khoản trợ cấp thôi việc tương đương hai tháng lương
Tesla đề nghị với nhân viên bị sa thải khoản trợ cấp thôi việc tương đương hai tháng lương

Sa thải lúc nửa đêm, nhân viên checkin mới biết đã 'bay màu' khỏi hệ thống, Tesla đền bù trợ cấp thôi việc tương đương với hai tháng lương.

Bắt đối tượng vận chuyển động vật quý hiếm trái phép
Bắt đối tượng vận chuyển động vật quý hiếm trái phép

Ngày 20/4, Trạm Cảnh sát Giao thông (CSGT) Diễn Châu thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Nghệ An cho biết, vừa bắt 2 đối tượng về hành vi vận chuyển động vật nguy cấp, quý hiếm, thu giữ 3 cá thể tê tê.

Lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng với ô tô, xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
Lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng với ô tô, xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?

Đối với ô tô, xe máy khi tham giam giao thông mà vượt đèn đỏ, đèn vàng sẽ bị xử phạt ra sao? Sau đây là chi tiết mức phạt các lỗi trên với các tài xế vi phạm.