Bài 1: Sóc Sơn (Hà Nội): Sai phạm “khủng” trên nền đất công
Bài 2: Vì sao không xử lý?
THCL Từ cuối năm 2015, ông Nguyễn Văn Chung, Chủ tịch UBND xã Đông Xuân đã ra Quyết định số 206/QĐ-UBND về việc đình chỉ xây dựng công trình đối với việc xây dựng trái phép trên diện tích hàng nghìn mét vuông đất công.
Giấy phép kinh doanh mang tên ông Bộ, nhưng giấy phép kinh doanh karaoke mang tên ông Quyết?
Tuy nhiên, tới thời điểm này, UBND xã Đông Xuânđã “quên” không thực hiện quyết định đã đưa ra, để công trình sai phép vẫn được chủ đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng công khai?
Ông Nguyễn Ngọc Quyết là ai?
Như Thương hiệu & Công luận đã thông tin, tại thôn Cả, xã Đông Xuân (Sóc Sơn, Hà Nội)xuất hiện một nhà hàng và quán karaoke có quy mô hoành tráng,được xây dựng trái phép trên diện tích hàng nghìn m2 đất công, nhưng chính quyền sở tại không hề hay biết.
Để tiếp tục làm rõ những uẩn khúc, phóng viên đã liên hệ làm việc với bên thứ 3 đó là ông Trần Văn Bộ, chủ quán karaoke NewLand, cũng như nhà hàng bia hơi Dũng 66.
Theo đó, ngày 28/01/2010, ông Trần Văn Bộ chính thức có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 01H8005005 tại địa điểm này với các ngành nghề gồm dịch vụ ăn uống, dịch vụ karaoke, mua bán cây cảnh, dịch vụ cầm đồ. Đến ngày 28/11/2012, giấy này được đăng ký cấp lại lần 2.
Khi được hỏi về diện tích đất của nhà hàng Bia hơi Dũng 66, một cán bộ xã thừa nhận, diện tích đó là lấn chiếm để mở quán bia.“Đây là hành lang an toàn giao thông của QL 18, không ai cấp phép cả”, vị cán bộ xã nói.
Liên quan tới giấy phép kinh doanh quán karaoke Newland thì được ông Bộ đưa ra Giấy phép kinh doanh karaoke số 06/2016/UBND-K cấp ngày22/3/2016. Nhưng điều đáng nói, giấy phép này lại mang tên Nguyễn Ngọc Quyết, chứ không phải là cấp cho ông Trần Văn Bộ(?).
Vậyông Nguyễn Ngọc Quyết là ai và có quan hệ như thế nào với ông Trần Văn Bộ? Tại sao trên cùng một mảnh đất lại có 2 tờ giấy phép kinh doanh, được cấp cho 2 người khác nhau?
Trả lời về những nội dung trên, ông Bộ cho biết: Ông Nguyễn Văn Quyết là anh em ruột của ông Tú - một người bạn (cũng là nhà đầu tư cổ phần với ông Bộ trong việc kinh doanh này). Sau khi ông Đường thuê được đất của thôn, đã cho ông Bộ thuê lại. Sau đó, ông Bộ và ông Tú đã cùng nhau chung vốn đầu tư vào cơ sở kinh doanh này. Khi có quy định về việc cấp phép đối với dịch vụ kinh doanh karaoke, ông Quyết đã đứng tên đăng ký thay cho ông Bộ và ông Tú.
Chính quyền có bao che?
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Chung, Chủ tịch UBND xã Đông Xuân thừa nhận việc thôn Cả hợp đồng cho ông Đường được thuê diện tích đất này là trái thẩm quyền và vi phạm quy định của pháp luật.
Cùng với đó, khi được hỏi về việc cán bộ thôn cho thuê đất công với giá bao nhiêu tiền và trong thời gian bao lâu, ông Chung nói:“Hợp đồng này được thôn ký đến năm 2020 mới hết, còn về giá thì tôi cũng không rõ lắm, nhưng nghe nói cũng rẻ thôi”.
Tuy nhiên, trước nghi vấn “UBND xã biết việc ký kết cho thuê kia là sai, nhưng tại sao vẫn đồng ý để tình trạng sử dụng đất sai mục đích, xây dựng không phép trên mảnh đất này diễn ra?”, ông Chung cho rằng: “Xã đã đề nghị lãnh đạo thôn Cả lên làm việc để giải quyết, thanh lý hợp đồng này, song cán bộ thôn đã không lên…”.
Dư luận nghi ngờ: Liệu có sự mập mờ trong cách xử lý của UBND xã Đông Xuân trong vụ việc này? Bởi, theo Quyết định số 206/QĐ-UBND ngày 03/11/2015, do ông Nguyễn Văn Chung, Chủ tịch UBND xã ký có nêu rõ: Quyết định đình chỉ thi công xây dựng đối với công trình do ông Trần Văn Bộ làm chủ đầu tư. Quá thời hạn 3 ngày (kể cả ngày nghỉ), chủ đầu tư không tự tháo dỡ công trình vi phạm thì UBND xã sẽ tổ chức cưỡng chế.
Trả lời câu hỏi “tại sao quá thời hạn của Quyết định 206 mà chính quyền xã không thực hiện cưỡng chế công trình vi phạm để tới nay, công trình được hoàn thiện và đưa vào sử dụng một cách công khai?”, ông Chung lý giải: Không phải xã không thực hiện cưỡng chế, mà do… “bận” (?!).
Đặc biệt, trong Báo cáo số 454/BC-UBND ngày 30/12/2105 của UBND xã Đông Xuân thì chính quyền xã lại đồng ý để công trình tồn tại và chủ đầu tư được tiếp tục sử dụng diện tích 1.700m2 thuê của thôn Cả tới năm 2020.
Cùng với đó, UBND xã Đông Xuân đề xuất: “Sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng mà thôn Cả đã ký trước đó để xem xét, ký hợp đồng mới giữa xã và ông Bộ, ông Đường theo đúng pháp luật…”.
Như vậy, đối với diện tích 1700m2 đất công nêu trên, sau khi thôn đã ký hợp đồng cho thuê trái thẩm quyền, người thuê đất lại sử dụng vào mục đích khác, nhưng chính quyền xã lại đồng ý để cho sai phạm này tồn tại. Phải chăng, đang có sự “tiếp tay” trong cách xử lý sai phạm của chính quyền địa phương?
Đề nghịUBND TP. Hà Nội,các cơ quan chức năng huyện Sóc Sơn vào cuộc làm rõ vấn đề“có hay không sự tiếp tay cho việc thu lợi bất chính của chính quyền sở tại”?
Phan Chinh
Từ cuối năm 2015, ông Nguyễn Văn Chung, Chủ tịch UBND xã Đông Xuân đã ra Quyết định số 206/QĐ-UBND về việc đình chỉ xây dựng công trình đối với việc xây dựng trái phép trên diện tích hàng nghìn mét vuông đất công.