Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thương hiệu Vietracimex-WTO, năng lực đầu tư vào khu đô thị trị giá 1,8 tỷ USD sau những dự án nhiều lùm xùm, giờ ra sao?

Dự án xây dựng khu đô thị mới, dịch vụ thương mại kết hợp du lịch giải trí trị giá 1,8 tỷ USD, tương đương 43.240 tỷ đồng tại Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh của Tổng Công ty cổ phần Thương mại Xây dựng - Vietracimex - WTO là dự án có tổng vốn đầu tư lớn nhất của huyện Hóc Môn tại Hội nghị xúc tiến đầu tư mới đây. Nhưng, liệu với những tồn tại mà các dự án trước đây Vietracimex - WTO làm chủ đầu tư dính những “vết nhơ” khó gột thì Vietracimex - WTO có đủ năng lực để tiếp nhận dự án không?

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi, đều thuộc TP. Hồ Chí Minh diễn ra vào ngày 12/04, chính quyền thành phố đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Biên bản ghi nhớ thỏa thuận đầu tư cho các doanh nghiệp đầu tư vào hai địa phương này với tổng giá trị gần 17 tỷ USD.

Ảnh Hội nghị xúc tiến đầu tư vào huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi năm 2022. Nguồn hcmcpv.org.vn.

Cụ thể, TP. HCM đã trao 10 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn 369.104 triệu USD (tương đương 8.489 tỷ đồng) và 39 Biên bản ghi nhớ thỏa thuận đầu tư với tổng vốn khoảng 16.572 tỷ USD (tương đương 381.160 tỷ đồng).

Đáng chú ý nhất là dự án xây dựng khu đô thị mới, dịch vụ thương mại kết hợp du lịch giải trí trị giá 1.880 tỷ USD, tương đương 43.240 tỷ đồng tại Hóc Môn của Tổng Công ty cổ phần Thương mại Xây dựng – Vietracimex - WTO. Đây cũng là dự án có tổng vốn đầu tư lớn nhất của huyện Hóc Môn trong Hội nghị xúc tiến đầu tư lần này.

Về Tổng Công ty cổ phần Thương mại Xây dựng – Vietracimex - WTO trước đây còn có tên gọi là Vietracimex. Theo giới thiệu, tiền thân của công ty này là Nhà máy Vật liệu Hà Nội được thành lập từ năm 1961 thuộc Cục Cung cấp Vật tư, Bộ Giao thông Vận tải.

Năm 2006, đơn vị này cổ phần hóa thành Tổng Công ty cổ phần Thương mại Xây dựng - Vietracimex, trong đó ông Võ Nhật Thăng có phần góp vốn chiếm tỷ lệ 93,37%. Tuy nhiên, quá trình cổ phần hóa của đơn vị này bị Thanh tra Chính phủ kết luận là có nhiều sai phạm. Cụ thể, tại thời điểm đó ông Võ Nhật Thăng, khi đó là Chủ tịch HĐQT, người đại diện phần vốn Nhà nước, đã tự ý sử dụng quyền chi phối của cổ đông lớn để chỉ đạo Vietracimex hoạt động không theo đúng chủ trương, phương hướng, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, huy động thêm vốn góp… đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ông Võ Nhật Thăng - Chủ tịch HĐQT của Tổng công ty cổ phần Thương mại Xây dựng Vietracimex (WTO) . Nguổn WTO
Ông Võ Nhật Thăng - Chủ tịch HĐQT của Tổng công ty cổ phần Thương mại Xây dựng Vietracimex - WTO. Nguồn WTO.

Cập nhật đến ngày 21/07/2020, Tổng Công ty này có vốn điều lệ hơn 8.510 tỷ đồng. Người đại diện theo pháp luật kiêm Chủ tịch HĐQT của công ty là ông Võ Nhật Thăng (sinh năm 1959). Trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, Vietracimex  - WTO hiện tại sở hữu 15 công ty thành viên, hoạt động trong 04 lĩnh vực chính: Bất động sản, sản xuất công nghiệp, năng lượng và thương mại dịch vụ.

‘Ông trùm’ trong lĩnh vực bất động sản và năng lượng "sở hữu" nhiều lùm xùm

Bất động sản và năng lượng được xem là 02 lĩnh vực mũi nhọn của WTO. Đối với mảng bất động sản, Tổng Công ty này là chủ đầu tư của một loạt dự án lớn như: Dự án Hinode City tại địa chỉ 201 Minh Khai, Hà Nội; KĐT Kim Chung – Di Trạch Hoài Đức, Hà Nội; dự án Phạm Hùng (Mỹ Đình, Hà Nội); Hanoi Golf Club (Sóc Sơn, Hà Nội)… Bên cạnh đó, Vietracimex - WTO còn sở hữu 2 lô đất ở Hà Nội tại số 926 đường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội với diện tích 8.534,8 m2 và lô đất tại xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn rộng 29.204 m2.

Dự án Hinode City, 201 Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội, nguồn WTO
Dự án Hinode City, 201 Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội, nguồn WTO.

Tại TP. HCM, Vietracimex cũng là chủ đầu tư của hàng loạt các dự án như: KĐT Bình Khánh; Lô 2 (1.570 căn hộ) khu tái định cư 38,4ha tại KĐT mới Thủ Thiêm; dự án Khu đô thị mới Nam Thăng Long quy mô 41,87 ha (đường Nguyễn Văn Linh, huyện Bình Chánh, TP.HCM)… Ngoài ra công ty này đang xây dựng một số tổ hợp khách sạn tại các tỉnh, thành khác như: dự án Sunrise VNT Phú Quốc, Trung tâm văn phòng và khách sạn 5 sao Lạng Sơn…

Tuy nhiên, một số dự án bất động sản của WTO cũng "dính" nhiều lùm xùm. Điển hình như dự án Hinode City tại địa chỉ 201 Minh Khai đã bị phạt với hàng loạt sai phạm từ vi phạm trật tự xây dựng đến PCCC. Cụ thể:

  • - Năm 2011, UBND TP. Hà Nội đã cho phép Vietracimex chuyển mục đích sử dụng đất tại khu đất này để thực hiện dự án. Đến ngày 17/09/2012, UBND TP. Hà Nội có Quyết định số 4095/QĐ-UBND phê duyệt tiền sử dụng đất dự án là gần 475 tỷ đồng; nhưng phải đến ngày 28/02/2017, Vietracimex mới nộp đủ số tiền này vào ngân sách Nhà nước.

  • - Ngày 25/05/2017, UBND TP. Hà Nội có Văn bản số 2559/UBND-SXD về việc chấp thuận điều chỉnh đầu tư dự án. Theo quyết định điều chỉnh này, tổng số căn hộ tại dự án theo phê duyệt ban đầu là 810 căn, sau đó được điều chỉnh thành 1.099 căn, tăng 289 căn. Quy mô dân số ban đầu khoảng 3.842 người, tăng lên thêm 159 người thành 4.001 người.

  • - Ngày 18/09/2019, UBND quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 40 triệu đồng đối với Vietracimex về hành vi vi phạm “Tổ chức thi công xây dựng sai giấy phép xây dựng (GPXD) được cấp”. UBND quận yêu cầu chủ đầu tư điều chỉnh GPXD; nếu hết thời hạn 60 ngày sẽ áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình vi phạm theo quy định. Thế nhưng không hiểu vì lý do gì mà các sai phạm này sau đó không hề bị cưỡng chế tháo dỡ, còn các hoạt động thi công xây dựng tại dự án thì được thực hiện rầm rộ hơn khi chưa bị kiểm tra, xử phạt.

  • - Ngày 28/04/2020, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP. Hà Nội đã có văn bản chấp thuận nguyên tắc việc điều chỉnh về bố trí cơ cấu mặt bằng công năng một số tầng tại các hạng mục công trình công trình thuộc dự án Hinode City. Đồng thời, Sở cũng yêu cầu Vietracimex liên hệ với Sở Xây dựng kiểm tra hồ sơ, thẩm định an toàn kết cấu công trình và hướng dẫn hoàn thiện các thủ tục điều chỉnh, bổ sung GPXD đã được cấp theo quy định; liên hệ với Cục Cảnh sát PCCC để được hướng dẫn thẩm định phương án PCCC; chỉ được xây dựng khi được cấp GPXD bổ sung và hoàn thành các thủ tục đầu tư xây dựng.

WTO cũng là một “tay chơi” lớn trong lĩnh vực năng lượng, hiện nay doanh nghiệp đã và đang đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng vào các dự án thủy điện, điện mặt trời và điện gió.

Trong lĩnh vực thủy điện, WTO nổi tiếng với các dự án như: Thuỷ điện Tà Thàng tại Lào Cai công suất 60MW, vốn đầu tư 2.147 tỷ đồng; thuỷ điện Bắc Mê công suất 45MW, vốn đầu tư 2.394 tỷ đồng; thủy điện Mỹ Lý, công suất 180 MW, tổng vốn đầu tư 7.824 tỷ đồng; thủy điện Nậm Mô 1, công suất 90 MW, tổng mức đầu tư 4.128 tỷ đồng; thuỷ điện Đạ Dâng - Đa Chomo công suất 24MW, vốn đầu tư 653 tỷ đồng…

Dự án Nhà máy thủy điện Tà Thàng. Nguồn WTO
Dự án Nhà máy thủy điện Tà Thàng. Nguồn WTO.

Tại dự án Nhà máy thủy điện Tả Thàng, tỉnh Lào Cai, Vietracimex đã vướng nhiều sai phạm nghiêm trọng khi chưa thực hiện việc thuê đất, thậm chí không có GCNQSDĐ đã tiến hành triển khai xây dựng và đưa nhà máy vào hoạt động; bị người dân khiếu nại triền miên vì khuất tất trong đền bù GPMB; nợ 46,9 tỷ đồng tiền thuế, phí.

Trong lĩnh vực điện mặt trời, Vietracimex - WTO đang đầu tư 02 dự án tại tỉnh Bình Thuận là nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 1 và Hồng Phong 2 với tổng mức đầu tư xấp xỉ 7.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, công ty này cũng đầu tư vào nhà máy điện gió Hòa Thắng 1,2 tại tỉnh Bình Thuận. Gần đây nhất vào đầu năm 2021, Vietracimex - WTO cũng chính thức khởi công Dự án Điện gió Cà Mau 1 – giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư trên 10.000 tỷ đồng với công suất 350 MW, bao gồm 4 nhà máy 1A, 1B, 1C và 1D, được xây dựng trên biển thuộc các xã Tân Tiến, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi và xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn.

Cập nhật kết quả kinh doanh, theo dữ liệu từ VietTimes cho thấy, trong vài năm gần đây, hoạt động kinh doanh của Vietracimex-WTO không được khả quan khi khoản doanh thu liên tục sụt giảm mạnh. Đáng chú ý vào năm 2016, Vietracimex - WTO báo lỗ 1,36 tỷ đồng.

Một số chỉ tiêu tài chính của Vietracimex (nay là WTO). Nguồn: VietTimes
Một số chỉ tiêu tài chính của Vietracimex (nay là WTO). Nguồn: VietTimes.

Gần đây nhất vào năm 2019, WTO ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.561 tỷ đồng, lãi 41 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của WTO là 19.265 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu ở mức 5.635 tỷ đồng. Có thể thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty này chưa thực sự tương xứng với quy mô tài sản.

Các bài viết trước của Thương hiệu và Công luận về thương hiệu Vietracimex - WTO gồm: https://thuonghieucongluan.com.vn/diem-ten-nhung-vet-nho-kho-got-mang-thuong-hieu-vietracimex-tong-cong-ty-cp-thuong-mai-xay-dung-a165279.html;https://thuonghieucongluan.com.vn/vietracimex-lai-bi-reo-ten-vi-no-thue-khung-dinh-nhieu-sai-pham-tai-du-an-hinode-city-a165967.html;https://thuonghieucongluan.com.vn/cung-nhin-lai-so-phan-thang-tram-cua-du-an-kim-chung-di-trach-mang-thuong-hieu-vietracimex-a168326.html.  

Thương hiệu và Công luận chuyển đến bạn đọc thông tin vi phạm, sai phạm trong quá trình đầu tư, triển khai, vận hành hoạt động các dự án năng lượng của Vietracimex - WTO.

Lê Pháp

*Bài viết có sử dụng tư liệu cũ

Bài liên quan

Tin mới

Triển vọng kinh tế Việt Nam lạc quan
Triển vọng kinh tế Việt Nam lạc quan

Trong báo cáo Triển vọng kinh tế châu Á-Thái Bình Dương vừa được công bố, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Nhu cầu thép toàn cầu sẽ tăng trong năm nay?
Nhu cầu thép toàn cầu sẽ tăng trong năm nay?

ArcelorMittal, nhà sản xuất thép lớn thứ hai thế giới, một lần nữa khẳng định rằng nhu cầu thép toàn cầu bên ngoài Trung Quốc sẽ tăng 3 - 4% trong năm nay.

Nghệ An bắt giữ đối tượng vận chuyển trái phép 8.000 viên ma túy
Nghệ An bắt giữ đối tượng vận chuyển trái phép 8.000 viên ma túy

Cơ quan Công an huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An vừa bắt giữ đối tượng Ngân Văn Pịt, địa chỉ bản Na Hỷ, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An về hành vi vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý, thu giữ 8.000 viên ma túy tổng hợp.

CEO Đoàn Hoà Thuận CTCP Đầu tư Hải Phát (HPX) xin từ nhiệm vị trí Tổng giám đốc
CEO Đoàn Hoà Thuận CTCP Đầu tư Hải Phát (HPX) xin từ nhiệm vị trí Tổng giám đốc

CTCP Đầu tư Hải Phát (mã HPX - sàn HOSE) thông báo thay đổi vị trí Tổng giám đốc khi miễn nhiệm ông Đoàn Hoà Thuận và bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Phương.

Bị cổ đông "bỏ quên" - doanh nghiệp bế tắc kế hoạch nghìn tỷ
Bị cổ đông "bỏ quên" - doanh nghiệp bế tắc kế hoạch nghìn tỷ

Nhiều doanh nghiệp đã tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bất thành trong năm 2024, dù đã có các chương trình tặng quà, tri ân để thu hút cổ đông...

CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A lên kế hoạch tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2024 vào cuối tháng Năm
CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A lên kế hoạch tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2024 vào cuối tháng Năm

CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A (mã IPA - sàn HNX) thông qua kế hoạch tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, thời gian chốt danh sách là ngày 23/5.