Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vĩnh Phúc: Chung sức xây dựng nông thôn mới

Vĩnh Phúc hôm nay với diện mạo mới, sức sống mới. Bộ mặt nông thôn khoác nên “tấm áo mới” sau 06 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Theo đó, khi bắt đầu triển khai xây dựng chương trình NTM, Vĩnh Phúc xuất phát điểm chưa có xã nào đạt NTM, đến nay có 2 huyện đạt chuẩn NTM; nỗ lực đến năm 2020, trở thành tỉnh NTM.

Phát huy sức dân trong xây dựng NTM

Công tác tuyên truyền, vận động, tập huấn là nội dung quan trọng được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm, triển khai sớm. Các cơ quan chuyên môn của tỉnh đã tổ chức tuyên truyền, vận động; tập huấn thực hiện Chương trình xây dựng NTM từ tỉnh xuống cơ sở với nhiều nội dung và hình thức khác nhau.Vĩnh Phúc: Chung sức xây dựng nông thôn mới - Hình 1

Tổ chức tốt Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng NTM”. Qua phong trào, đã tạo khí thế thi đua mạnh mẽ, rộng khắp trên toàn tỉnh.

Đến nay, người dân trong tỉnh đã tự nguyện hiến 818.343 m2 đất, góp 250.314 ngày công lao động và 422,403 tỷ đồng cho Chương trình xây dựng NTM.

CCB Lý Văn Chiu (xã Đại Đình, huyện Tam Đảo) tự nguyện hiến 1.200 m2 đất gia đình mình để làm đường giao thông nông thôn và con đường dẫn đến trường mầm non của xã.

“Từng tham gia chiến tranh tại đơn vị 304B, chiến trường Khe Sanh (Quảng Trị), tôi phần nào thấu hiểu được sự khó khăn, vất vả của người dân, đặc biệt là việc đi lại khó khăn. Vì thế, khi có chủ trương của địa phương, gia đình tôi đồng lòng - tự nguyện hiến đất, chỉ mong người dân trong thôn và con cháu được đi lại trên con đường sach sẽ, thoáng mát”, ông Chiu chia sẻ.

Thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên cơ sở kế thừa những kết quả đạt được, với sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cấp ủy đảng, chính quyền, sự nỗ lực của hết thẩy cộng đồng các dân tộc trong tỉnh và cộng đồng doanh nghiệp, đến hết tháng 4/2017, toàn tỉnh có 02 huyện (Yên Lạc và Bình Xuyên) và 74 xã (66,07%) đạt chuẩn NTM, bình quân mỗi xã đạt 17,40 tiêu chí, tăng 10,74 tiêu chí so với năm 2010.

Chương trình xây dựng NTM đã góp phần phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn: 100% số xã đã được quy hoạch; 90,5% đường liên xã, trục xã (1.459/1.612 km), 76,6% đường trục thôn, ngõ xóm (1.603/2.094 km) và 61,8% đường giao thông nội đồng (689,5/1.115 km) được cứng hóa; 100% kênh loại I, II và 94,18% kênh loại III được kiên cố hóa; 100% số hộ dân được sử dụng điện thường xuyên, an toàn; hàng trăm phòng học các cấp ở 112 xã được xây mới, cải tạo đạt chuẩn, nâng tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia lên 89,2% (348/390 trường); 71/112 xã có trung tâm văn hóa thể thao xã đạt chuẩn và 1.072 thôn có nhà văn hóa.

Hệ thống chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh từng bước được đầu tư, hoàn thiện, có 32 chợ xây mới và 27 chợ cải tạo, nâng cấp; 100% số xã có điểm phục vụ bưu chính, viễn thông và hạ tầng kỹ thuật viễn thông đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ truy cập Internet cho tổ chức, cá nhân.

Toàn tỉnh đã hỗ trợ xóa được 5.348 nhà tạm cho hộ nghèo, gần 15.000 nhà ở do cộng đồng dân cư tự đầu tư xây mới, cải tạo nâng cấp. Hỗ trợ kinh phí cho 100 xã xây dựng, hoàn thiện các hạng mục công trình thiết yếu của các trạm y tế xã (xây mới 7 trạm, cải tạo 93 trạm); đồng thời hỗ trợ xây dựng 15 công trình xử lý nước thải khu dân cư, 400 nghĩa trang và hơn 600 km rãnh thoát nước thải được xây mới, nâng cấp...

Nâng cao thu nhập cho người dân

Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là vấn đề cốt lõi trong xây dựng NTM, luôn được tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt quan tâm chỉ đạo, nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân được ban hành.

Trong những năm qua, nông nghiệp Vĩnh Phúc liên tục tăng trưởng, sản xuất phát triển toàn diện, đúng hướng; cơ cấu cây trồng - vật nuôi chuyển dịch tích cực, đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh hoặc thâm canh cao với phương thức sản xuất tiên tiến theo hướng công nghiệp, hiện đại.

Tốc độ tăng trưởng sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản bình quân ước đạt 3,4%/năm (mục tiêu là 3 - 3,5%/năm), trong đó, chăn nuôi tăng 4,1%/năm, thủy sản tăng 9,45%/năm.

Vĩnh Phúc: Chung sức xây dựng nông thôn mới - Hình 2

Người dân chung tay làm đường giao thông nông thôn

Trở về quê hương sau 10 năm xa cách, ông Nguyễn Văn Cường, người dân phường Đồng Tâm (thành phố Vĩnh Yên) không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay vượt bậc của quê hương.

“Ngày đó, cuộc sống người dân còn nhiều khó khăn, đất đai khô cằn, vùng trũng mưa nhỏ đã ngập. Tôi nhớ, mỗi lần nghe đài báo có mưa lớn là bà con như ngồi trên đống lửa, chỉ sợ mất mùa. Bây giờ, những chung cư cao tầng mọc nên trên những vùng trũng ngập nước, những con đường trải nhựa phẳng lỳ, đường bê tông chạy về đến tận nơi khó khăn nhất của tỉnh. Vĩnh Phúc đẹp quá!”, ông Cường tự hào.

Công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm được triển khai tích cực; tạo việc làm mới cho hàng trăm nghìn lao động. Các hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất; hỗ trợ tiền điện, mua thẻ BHYT và được trợ giúp pháp lý. Hàng chục nghìn học sinh được miễn giảm học phí...

Từ những hoạt động đó, trong 6 năm qua, đã góp phần bảo đảm an sinh xã hội ở khu vực nông thôn, thu nhập đầu người năm sau cao hơn năm trước. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 98,31%; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 2,5% (bình quân giảm 1,71%/năm). Năm 2016, theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, tỷ lệ hộ nghèo còn 3,93%.

Phong trào “Xây dựng gia đình văn hóa, làng xã văn hóa”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng NTM” phát triển rộng khắp các địa phương trong tỉnh với số lượng và chất lượng ngày càng cao, góp phần tích cực vào việc xây dựng cộng đồng dân cư nông thôn ổn định và phát triển.

Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cán bộ và nhân dân được quan tâm, tỷ lệ người dân tham gia BHYT tăng hàng năm (năm 2016 đạt 79,9%).

Tiếp tục duy trì đạt chuẩn phổ cập THCS ở tất cả các xã và có 94,5% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học phổ thông, bổ túc, học nghề. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 66%; 71,8% số thôn đạt thôn văn hóa 05 năm liên tục; 88% số người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh (số hộ sử dụng nước sạch ước đạt 47%).

Từ quan điểm “Xây dựng NTM là làm thay đổi bộ mặt nông thôn, thay đổi tư duy, nếp nghĩ, cách làm của người dân khu vực nông thôn để cuộc sống, bộ mặt nông thôn khởi sắc, tiếp tục huy động sức dân cùng tham gia. Thống nhất không đầu tư dàn trải, không bố trí nguồn lực trực tiếp cho các công trình, dự án mà sẽ phân cấp, phân quyền, trách nhiệm cho cụ thể cho từng trưởng ban chỉ đạo nông thôn các địa phương” - Đó là khẳng định của bà Hoàng Thị Thúy Lan, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Vĩnh Phúc chung sức xây dựng NTM”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh” và “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” thực chất, hiệu quả.

Nâng cao chất lượng thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", trọng tâm là xây dựng gia đình văn hóa; thôn, tổ dân phố văn hóa; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; gắn với chương trình xây dựng NTM và xây dựng phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. 

PV

Bài liên quan

Tin mới

Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần
Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần

Dù doanh thu của CTCP Helio Energy (mã HIO) chỉ tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng mạnh, chủ yếu do chi phí lãi vay giảm.

Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp
Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Theo quy hoạch, đến năm 2030, toàn tỉnh có 115 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 5.267,25ha. Đến nay, đã có 45 CCN được thành lập (có nhà đầu tư hạ tầng) với tổng diện tích hơn 1.633ha. Đầu năm 2024, những tín hiệu tích cực đã đến với một số CCN trên địa bàn, kỳ vọng cải thiện dần sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng CCN, tạo thuận lợi để các nhà đầu tư thứ cấp thuê đất phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thanh Hóa đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp
Thanh Hóa đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp

Hướng tới sản xuất nông nghiệp hiện đại, ngành nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số. Qua đó, người nông dân giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp; đồng thời, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Hà Nam thu giữ 700 kg thực phẩm không rõ nguồn gốc
Hà Nam thu giữ 700 kg thực phẩm không rõ nguồn gốc

Lực lượng chức năng tỉnh Hà Nam vừa tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh trên địa bàn xã Bối Cầu, huyện Bình Lục, thu giữ 700 kg thịt lợn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Doanh nghiệp xuất khẩu Thanh Hóa ứng phó với giá cước vận tải biển tăng cao
Doanh nghiệp xuất khẩu Thanh Hóa ứng phó với giá cước vận tải biển tăng cao

Đứng trước nhiều khó khăn, các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường các nước như Mỹ, EU đang phải xoay xở, đưa ra các giải pháp ứng phó vừa đảm bảo đơn hàng ký kết, đồng thời duy trì, ổn định sản xuất, tạo vệc làm, thu nhập cho người lao động.

Học sinh Trường THPT Chuyên Lam Sơn giành Huy chương đồng kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev
Học sinh Trường THPT Chuyên Lam Sơn giành Huy chương đồng kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev

Tại cuộc thi Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev (IMChO) lần thứ 58 tổ chức tại Thâm Quyến (Trung Quốc) mới đây, Việt Nam lần đầu tiên cử thí sinh dự thi và cả 10/10 học sinh đều đoạt giải. Trong đó, Lê Thành Đạt, lớp 12 chuyên Hoá, Trường THPT Chuyên Lam Sơn đã xuất sắc giành Huy chương đồng.