Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vĩnh Phúc nỗ lực gỡ khó cho ngành chăn nuôi trong bối cảnh dịch Covid-19

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 cũng như dịch bệnh trên gia súc gia cầm diễn biến phức tạp, kéo theo sự biến động của thị trường, việc ứng dụng KH-KT và liên kết chuỗi là giải pháp hữu hiệu.

Những ngày gần đây, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, trong khi dịch tả lợn châu Phi đang có nguy cơ bùng phát trở lại, khiến ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu “chững” lại.

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn, tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo Sở NN&PTNT đã phối hợp với các huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và triển khai có hiệu quả các nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp năm 2021 theo Nghị quyết 86 và 87 của HĐND tỉnh; nhất là các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi.

Đồng thời, hướng dẫn, khuyến cáo người chăn nuôi làm tốt công tác phòng chống dịch, chủ động cập nhật thông tin thị trường; lựa chọn vật nuôi phù hợp với tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương khi tăng đàn, tái đàn, tránh xảy ra tình trạng cung vượt cầu và tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 cũng như dịch bệnh trên gia súc gia cầm diễn biến phức tạp, kéo theo sự biến động của thị trường, việc ứng dụng KH-KT và liên kết chuỗi là giải pháp hữu hiệu.

Trước mắt, để giảm chi phí đầu vào, các hộ chăn nuôi được khuyến cáo sử dụng thức ăn chế biến bằng nguyên liệu tại chỗ; chọn mua các con giống bảo đảm chất lượng, nguồn gốc rõ ràng; quá trình nuôi thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh; nghiên cứu, chuyển hướng chăn nuôi hữu cơ bằng công nghệ sinh học; đẩy mạnh liên kết theo mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã, liên kết sản xuất sản phẩm theo chuỗi giá trị để chủ động trong sản xuất và tiêu thụ.

Xác định rõ vai trò quan trọng của chăn nuôi trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ngay từ giai đoạn 2001- 2005, thực hiện Nghị quyết số 10 của Tỉnh ủy, hàng loạt cơ chế, chính sách thúc đẩy chăn nuôi được thực thi, cùng với việc triển khai các dự án: Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh động vật; cải tạo, nâng cao chất lượng giống bò thịt và phát triển đàn bò sữa; chăn nuôi lợn hướng nạc; sản xuất giống lợn ngoại và chăn nuôi lợn xuất khẩu.

Cùng với việc tăng số lượng và chất lượng đàn gia súc, gia cầm, sự chuyển biến về phương thức tổ chức sản xuất mới của ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh được xem là một trong những thành công: Phương thức chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp đang dần thay thế phương thức truyền thống; nhiều giống mới được đưa vào sản xuất, quy mô đàn trong nông hộ được mở rộng..., góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

Đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung lớn như chăn nuôi lợn tại các xã thuộc huyện Lập Thạch, Yên Lạc; chăn nuôi gia cầm chuyên trứng, chuyên thịt tại các xã thuộc huyện Tam Dương và Tam Đảo; chăn nuôi bò sữa tại huyện Vĩnh Tường, Lập Thạch, Tam Đảo…

Tháng 3/2019, Vĩnh Phúc là tỉnh thứ 23 xuất hiện dịch tả lợn châu Phi. Với sự vào cuộc nhanh, triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo quy định; đồng thời, tiến hành đồng loạt các chính sách hỗ trợ, giúp người chăn nuôi giảm bớt khó khăn, ngành chăn nuôi của tỉnh đã vượt được giai đoạn khó khăn khi dịch bệnh đi qua.

Có thể nói, việc chủ động khắc phục khó khăn, triển khai quyết liệt những giải pháp đột phá để bù đắp những thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra là một trong những dấu ấn rất nổi bật của ngành nông nghiệp nói chung và lĩnh vực chăn nuôi của tỉnh nói riêng trong thời gian qua.

Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh và để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách tập trung ưu tiên, hỗ trợ các ngành hàng chủ lực theo chuỗi liên kết sản xuất gắn tiêu thụ; trong đó, ngành hàng chủ lực được lựa chọn cho chăn nuôi là bò sữa, bò thịt và lợn.

Những mô hình liên kết đã và đang phát huy hiệu quả, giúp người dân nâng cao thu nhập, phát triển KT- XH. Điển hình như dự án “Đầu tư hỗ trợ phát triển thụ tinh nhân tạo bò thịt, bò sữa chất lượng cao giai đoạn 2016-2020”; sau hơn 4 năm triển khai, đã mang lại hiệu quả tích cực, không chỉ nâng cao chất lượng đàn bò thịt, bò sữa mà còn tạo điều kiện cho người dân tiếp cận, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

Mới đây nhất là Kế hoạch triển khai thực hiện hỗ trợ tinh lợn ngoại, tinh bò thịt, bò sữa chất lượng cao trên địa bàn năm 2021, với tổng kinh phí thực hiện là hơn 20 tỷ đồng; góp phần nâng cao năng suất, chất lượng của đàn lợn, đàn bò, hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như dịch tả lợn châu Phi, lở mồm long móng,… do phối giống bằng phương pháp trực tiếp, đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Cùng với những mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tạo thành chuỗi giá trị được các công ty lớn trong, ngoài nước tham gia như: Công ty Cổ phần sữa Hà Lan, Vinamilk, Japfa Comfeed Việt Nam, Dabaco, CP…, trên địa bàn tỉnh còn có hàng trăm hộ chăn nuôi tự liên kết với nhau từ khâu cung cấp giống, thức ăn chăn nuôi, thú y, giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm…

Việc đổi mới, phát triển các hình thức sản xuất phù hợp, hiệu quả; trọng tâm là phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị, nhất là tại các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro, giúp người chăn nuôi nâng cao thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển KT- XH của tỉnh trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp và sự biến động của thị trường hiện nay.

Yên Châu

 

Bài liên quan

Tin mới

Giá xăng dầu hôm nay 3/5: Quay đầu đi lên
Giá xăng dầu hôm nay 3/5: Quay đầu đi lên

Giá xăng dầu hôm nay 3/5, giá dầu thế giới tăng nhẹ sau khi giảm mạnh vào phiên trước đó.

Chỉ thị của Thủ tướng về tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định
Chỉ thị của Thủ tướng về tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định

Để tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thúc đẩy phát triển thị trường carbon, đảm bảo thực hiện NDC, hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân và các đối tác tham gia, đồng thời cung cấp thông tin một cách chính xác, đầy đủ về thị trường carbon và phương thức tạo tín chỉ carbon để có thể giao dịch trên thị trường, cần thực hiện một loại các yêu cầu.

Giá cà phê hôm nay, 3/5: Cà phê trong nước giảm 2.500 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay, 3/5: Cà phê trong nước giảm 2.500 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay, 3/5, giá cà phê trong nước giảm mạnh 2.500 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 130.600 đồng/kg.

Chỉ thị mới về điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 gắn với tăng trưởng kinh tế
Chỉ thị mới về điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 gắn với tăng trưởng kinh tế

Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng, thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

VPBank cùng chương trình Cặp lá yêu thương giúp các em nhỏ vùng cao có thêm cơ hội tới trường.
VPBank cùng chương trình Cặp lá yêu thương giúp các em nhỏ vùng cao có thêm cơ hội tới trường.

VPBank sẽ trích ra số tiền lên tới 1,8 tỷ đồng từ mỗi sổ tiết kiệm mở mới hoặc giao dịch trên VPBank NEO (thỏa mãn điều kiện) để đóng góp vào Quỹ Tấm lòng Việt, cùng chương trình Cặp lá yêu thương nối dài ước mơ tới trường cho các em nhỏ vùng cao.

Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trong sản xuất trồng trọt
Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trong sản xuất trồng trọt

UBND TP. Hải Phòng vừa có chỉ đạo tại Văn bản 867/UBND–NN yêu cầu UBND các huyện, quận nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trên địa bàn.