Kết phiên giao dịch ngày 22/02, VN-Index giảm 2,73 điểm (-0,22%) về mức 1.227,31 điểm. HNX-Index tăng 0,16 điểm (+0,07%) lên mức 234,00 điểm. Độ rộng tiêu cực hơn với 340 mã giảm giá (4 mã giảm sàn) với nhiều vị thế mua ở vùng giá cao không sinh lợi tốt khi cổ phiếu về tài khoản, 300 mã tăng giá (17 mã tăng trần) và 150 mã giữ giá tham chiếu.

Kết phiên giao dịch ngày 22/2, VN-Index giảm 2,73 điểm (-0,22%) về mức 1.227,31 điểm
Kết phiên giao dịch ngày 22/02, VN-Index giảm 2,73 điểm (-0,22%) về mức 1.227,31 điểm.

Thanh khoản trên hai sàn niêm yết giảm khá mạnh 18,7% so với phiên trước khi chỉ đạt 19.487,59 tỷ đồng được giao dịch, ở mức trung bình. Trong đó, khối lượng giao dịch của VN30 giảm 22,16% so với phiên trước, thể hiện áp lực điều chỉnh vẫn tương đối bình thường khi giá giảm khối lượng giao dịch giảm.

Nhóm cổ phiếu bất động sản cũng có nhiều mã diễn biến tích cực, tăng giá mạnh, thanh khoản đột biến như PTL (+6,93%), NRC (+6,00%), AAV (+5,13%), QCG (+4,79%)... ngoài đa số giảm điểm , thanh khoản dưới mức trung bình như NVL (-1,44%), CEO (-1,38%), PDR (-1,36%), DXG (-1,33%)...

Trong khi đó, nhóm dịch vụ tài chính hầu hết chịu áp lực điều chỉnh, thanh khoản giảm dưới mức trung bình thể hiện áp lực bán không mạnh như BSI (-1,68%), VIX (-1,63%), VDS (-1,59%), AGR (-1,44%)... ngoài các mã tăng giá như CSI (+2,34%), VIG (+1,32%), ORS (+1,24%)...

Chuyên gia của Công ty Chứng khoán ASEAN (ASEANSC) cho biết: Phiên giao dịch hôm nay 23/02 được dự báo là phiên quyết định để đo lường sức mạnh của thị trường trong ngắn hạn.

ASEANSC lưu ý: “Nhà đầu tư tiếp tục dừng mua và duy trì tỷ trọng ở ngưỡng 40-50% cổ phiếu”.

Chuyên gia của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) cho rằng, thị trường có thể sẽ tiếp tục giằng co với nhịp tăng giảm đan xen và chỉ số VN30 có thể sẽ đi ngang quanh ngưỡng kháng cự 1.250 điểm trong phiên hôm nay 23/02.  

Ảnh internet.
VN-Index hôm nay gặp thử thách, cổ phiếu sẽ tăng giảm thất thường. Ảnh internet.

YSVN khuyên nhà đầu tư: “Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục và chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp”.

Chuyên gia của Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) phân tích: Trong ngắn hạn, dù đang trong nhịp tăng nhưng VN-Index đang gặp thử thách thực sự khi tiệm cận ngưỡng kháng cự mạnh quanh 1.250 điểm và khả năng thị trường rung lắc và điều chỉnh mạnh có thể xảy ra.

Về trung hạn, VN-Index đang vận động trong khu vực cân bằng để hình thành nền tích lũy mới và thị trường có thể sẽ hình thành nền tích lũy trong biên độ 1.150 điểm - 1.250 điểm. Hiện tại, VN-Index gần như tiệm cận vùng cản trên của kênh tích lũy nên rủi ro trong ngắn và trung hạn đang tăng lên.

"Với nhà đầu tư trung, dài hạn, thị trường đang vận động trong nhịp tăng của kênh tích lũy nhưng đã tiệm cận cản trên nên rủi ro cũng đang tăng lên, nhà đầu tư trung dài hạn nếu đã cơ cấu xong danh mục ổn định và ở vùng điểm số hiện tại cơ hội giải ngân trung dài hạn không còn nhiều và không hấp dẫn, do đó, nếu nhà đầu tư trung hạn muốn giải ngân nên kiên nhẫn chờ đợi nhịp điều chỉnh”, chuyên gia của SHS nêu quan điểm.

Hải Xuân (t/h)