Cụ Trần Văn Hồng, nguyên Tổ trưởng Tổ xét duyệt cấp đất - HĐND thôn Đồng Lạc - xã Đồng Văn
Tuy nhiên, các thành viên trong Hội đồng xét duyệt cấp đất cho gia đình cụ Sứ thời điểm đó lại có ý kiến trái ngược...
Bản án thiếu thuyết phục
“Từ Bản án phúc thẩm số 68/DSPT, đã xảy ra 4 lần những “kẻ lạ mặt” đến định cướp đất, nếu gia đình chúng tôi không được bà con ủng hộ, bảo vệ, có lẽ bị cướp đất lâu rồi”, ông Nguyễn Văn Huy ngậm ngùi.
Ông Nguyễn Văn Huynh (em trai ông Huy) khẳng định: Thời điểm đó, HTX thôn Đồng Lạc có cấp cho bố tôi là cụ Sứ 630 m2 đất ao của HTX. Việc cấp đất cho gia đình do cụ Sứ có đông con, chứ không chính thức chia đất cho một nhân khẩu cụ thể nào, việc chia đất cho các con đã được cụ Sứ cân nhắc, vì thế, cụ chia cho các anh em cùng là con mẹ cả ở một nơi là việc hoàn toàn hợp lý” (ông Quang, ông Huynh, ông Huy là anh em cùng một mẹ).
Được biết, 630 m2 đất ao, lúc đầu cụ Sứ chia cho ông Quang và ông Huynh. Năm 1982, ông Huy đi bộ đội về thì ông Quang về ở cùng cụ Sứ, ông Huynh mua đất ở chỗ khác, mảnh đất 630 m2 chỉ còn ông Huy ở từ đó đến nay.
Về phần ông Hoạt, đã được cụ Sứ cho ở cùng với ông Phi (2 anh em con của bà hai), trên mảnh đất có diện tích 985 m2 (cụ Sứ được cấp thêm năm 1982). Việc ông Hoạt đòi ông Huy chia ½ diện tích mảnh đất 630 m2 mà không có bất cứ giấy tờ hay những căn cứ nào chứng minh được quyền lợi của mình trên mảnh đất đó, đã khiến người dân bất bình thay cho gia đình ông Huy.
Vụ việc tranh chấp đất kéo dài phức tạp, bởi bản án không nhận được sự đồng tình của gia đình ông Huy cũng như những người dân sinh sống tại đây. Khiến hơn chục năm nay bản án không thể thi hành.
Chúng tôi đã tìm đến các cán bộ HĐND xã ngày trước để ngược dòng thời gian, tìm nguyên nhân sâu xa khiến chính quyền loay hoay mà chưa tìm ra giải pháp.
Cán bộ HĐND xã lên tiếng
Cụ Trần Văn Hồng (87 tuổi, nguyên Tổ trưởng Tổ xét duyệt cấp đất - HĐND thôn Đồng Lạc - xã Đồng Văn) cho biết: “Trước năm 1980, mảnh đất 630 m2, danh chính ngôn thuận là cấp cho cụ Sứ, việc cấp đất cũng chỉ nói miệng chứ không có văn bản, giấy tờ gì. Cụ Sứ họp gia đình, cho con nào là quyền của cụ ấy, chúng tôi cũng có nói: cho con nào là quyền của cụ, cho đứa nào thì phải báo cáo lại để chúng tôi đề nghị cấp sổ, nhưng sau cụ ấy không nói gì, chúng tôi cũng không để ý đến nữa”.
Cụ Trần Văn Đắp (84 tuổi, nguyên phó Ban xét duyệt cấp đất của HĐND xã Đồng Văn) thẳng thắn: “Tòa án huyện còn về tận đây hỏi chúng tôi, chứ tòa án tỉnh thì tuyệt nhiên không mời, cũng không tới hỏi chúng tôi về xuất xứ mảnh đất đó. Lúc đó, Hội đồng chỉ quyết định cho cụ Sứ, chứ không cho con nào của cụ”
Cụ Phùng Văn Trường (80 tuổi, nguyên là PCT UBND xã): “Chúng tôi chỉ cấp đất cho ông Sứ 2 xuất, nhưng không cấp cụ thể cho cá nhân nào. Khi có việc tranh chấp giữa hai con của cụ Sứ. Tòa án cấp huyện có qua đây hỏi chúng tôi, tuy nhiên, tòa cấp Tỉnh thì không”
Ông Phùng Đăng Nhuộm (72 tuổi - hàng xóm của nhà ông Huy) cũng bất bình: “đất nhà ông Huy đang ở trước đó là một cái ao. Sau này Hội đồng thấy nhà cụ Sứ đông con nên đã chia đất để đảm bảo sinh hoạt cho các con, tôi thấy có ông Huy và ông Huynh đến ở 1 thời gian. Thời gian từ 1990 – 1996, tôi làm trưởng thôn, ông Huy vẫn là người nộp thuế đất, chứ không hề thấy ông Hoạt ở ngày nào”.
Các tình tiết trong bản án phúc thẩm số 68/DSPT đã không khớp với những ý kiến của các cán bộ trong HĐXD đất cho cụ Sứ những năm 1980 là điều mà các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương đáng phải suy ngẫm, bởi những hệ lụy gây ra không hề nhỏ.
Một vụ án kéo dài gần 20 năm mà không thể “hóa giải” để anh em phải từ mặt nhau. Đề nghị các cấp chính quyền hãy tiếp nhận, xác minh thông tin thật khách quan, giải quyết thỏa đáng để không xảy ra chuyện tranh chấp không đáng có trong gia đình vốn đã có truyền thống tốt đẹp như gia đình Cụ Sứ.
Linh Tuệ