Công ty CSTAR nói gì?

Như Thương hiệu và Công luận đã có bài phản ánh về việc thời gian qua, thị trường mỹ phẩm xuất hiện một loại mỹ phẩm có tên Pink Queen E9 thuộc thương hiệu Pink Queen do Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ CSTAR được quảng cáo có thể làm vùng da thâm sạn trên cơ thể trở nên trắng sáng nhanh chóng. Tuy nhiên, kết quả kiểm nghiệm tại Trung tâm chứng nhận phù hợp (Quacert) - Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, ngày 22/11/2022 cho thấy: “Trong thành phần của sản phẩm Pink Queen E9 có chứa chất cấm Hydroquinone (chất cấm không được sử dụng trong thành phần của mỹ phẩm theo Hiệp định Mỹ phẩm ASEAN) với hàm lượng 3,6%”.

Kết quả kiểm nghiệm từ Trung tâm chứng nhận phù hợp Quacert - Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho thấy trong sản phẩm Pink Queen E9 có chứa chất Hydroquinone.Kết quả kiểm nghiệm từ Trung tâm chứng nhận phù hợp Quacert - Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho thấy trong sản phẩm Pink Queen E9 có chứa chất Hydroquinone.
Kết quả kiểm nghiệm từ Trung tâm chứng nhận phù hợp Quacert - Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho thấy trong sản phẩm Pink Queen E9 có chứa chất Hydroquinone.Kết quả kiểm nghiệm từ Trung tâm chứng nhận phù hợp Quacert - Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho thấy trong sản phẩm Pink Queen E9 có chứa chất Hydroquinone.

Liên quan đến Công ty CSTAR bán sản phẩm Pink Queen E9 chứa chất cấm Hydroquinone, bà Trần Thị Sự - đại diện Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Cstar (Công ty CSTAR) cho biết: “Nhìn mẫu mã sản phẩm mà phóng viên cung cấp thì đây không phải sản phẩm bên Công ty chúng tôi đang phân phối”. 

Nhưng khi phóng viên cho biết sản phẩm được đặt mua từ trang fanpage có tên Pink Queen với 13.000 người thích và 15.000 người theo dõi thì bà Sự lại thông tin: “Đây chính là trang fanpage của công ty. Sau buổi làm việc này sẽ kiểm tra lại xem ngày giờ hôm đó ai là người bán sản phẩm vì trang fanpage này có nhiều admin, nhiều đại lý sử dụng để bán hàng. Có thể chính người trong công ty đang làm giả sản phẩm …”.

Để minh chứng cho câu trả lời của mình, bà Sự đã cung cấp cho phóng viên một sản phẩm Pink Queen E9 (có số lô, ngày sản xuất, trọng lượng với sản phẩm phóng viên đã mua được trên thị trường) để so sánh. Nhưng khi so sánh thực tế 2 sản phẩm (sản phẩm mà phóng viên đã mua và sản phẩm bà Sự cung cấp), phóng viên nhận thấy nhiều điểm bất thường trên 2 sản phẩm nêu trên.

Tin nhắn tư vấn mua hàng từ trang fanpage có tên Pink Queen
Tin nhắn tư vấn mua hàng từ trang fanpage có tên Pink Queen được đính kèm trên tài khoản Nya Chi được cho là của bà Hoàng Thị Thuận - CEO của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Cstar

Cụ thể, sản phẩm mà PV đặt mua tại trang fanpage Pink Queen không có thông tin của đơn vị sản xuất, mà chỉ ghi rất chung chung “Sản xuất tại Việt Nam”, còn sản phẩm bà Sự cung cấp thì sản phẩm được sản xuất tại Công ty TNHH Cosmetics Garden Việt Nam (Địa chỉ: 51 Lê Văn Hưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội; Địa chỉ nhà máy sản xuất: Cụm Công Nghiệp Ngọc Hồi - Thanh Trì - Hà Nội). Thậm chí, trên bao bì sản phẩm ngoài công dụng chung đó là cung cấp vitamin làm trắng da hiệu quả, giảm thâm mụn, thâm vùng nách, bẹn, khủyu tay, đầu gối và các vùng bị chai sạn; làm sáng và đều màu da mỗi ngày thì điểm “khác biệt” rõ nhất đó là đối với sản phẩm phóng viên đã mua thì sản phẩm có tác dụng cải thiện làn da thâm sạm, hiệu quả sau 7 đến 10 ngày sử dụng, còn sản phảm bà Sự cung cấp chỉ có tác dụng dưỡng da, cung cấp dưỡng chất giúp da trắng sáng và căng mịn hơn.

Qua đây, dư luận đặt câu hỏi: Đâu mới là sản phẩm “chuẩn” khi lập hồ sơ trình xin công bố mỹ phẩm từ Sở Y tế Hà Nội? Và sản phẩm được giới thiệu và chào bán ra thị trường (thông qua các kênh như: website https://www.pinkqueen.vn/kem-tri-tham (website được nhân viên bán hàng gửi khi tư vấn cho phóng viên) cũng như trên các địa chỉ facebook có tên Nya Chi, cùng nhiều trang fanpage khác như PINK QUEEN, PINK QUEEN - Tuyển Đối Tác Phân Phối)  có nguồn gốc như thế nào?

Theo quy định tại khoản 5, Điều 1 Nghị định số 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa về quy định nhãn hàng hóa thì Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt: Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Xuất xứ hàng hóa.

Liên quan tới xuất xứ của hàng hóa, khoản 2, Điều 12, Nghị đinh 43/2017 về nhãn hàng hóa cũng quy định rõ: Hàng hóa được sản xuất trong nước thì ghi tên của tổ chức, cá nhân và địa chỉ cơ sở sản xuất hàng hóa đó.

“Tự nhận” là kem mờ thâm số 1 Việt Nam

Tai buổi làm việc, bà Sự cũng đã cung cấp cho phóng viên phiếu công bố mỹ phẩm số 12706/22/CBMP-HN do Sở Y tế Hà Nội cấp cho nhãn hàng CSTAR và tên sản phẩm là Pink Queen E9. Theo công bố mỹ phầm này thì mục đích sử dụng của sản phẩm Pink Queen E9 chỉ là dưỡng da, cung cấp dưỡng chất giúp da trắng sáng và căng mịn hơn.

Sản phẩm Pink Queen E9 đang được quảng cáo là Siêu phẩm mờ thâm số 1 Việt Nam !?..
Sản phẩm Pink Queen E9 đang được quảng cáo là Siêu phẩm mờ thâm số 1 Việt Nam !?.

Được cấp phép là vậy, thế nhưng theo ghi nhận của phóng viên, tại website có địa chỉ https://www.pinkqueen.vn/kem-tri-tham và địa chỉ facebook có tên Nya Chi được cho là của bà Hoàng Thị Thuận - CEO Nya Chi của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Cstar cùng nhiều trang fanpage khác như PINK QUEEN, PINK QUEEN - Tuyển Đối Tác Phân Phối sản phẩm Pink Queen E9 đang được CEO Nya Chi của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ CSTAR cùng nhiều đại lý phân phối quảng cáo, mô tả bằng những mỹ từ như: Siêu phẩm mờ thâm số 1 Việt Nam; Vua mờ thân Pink Queen; vua thâm Pink queen E9; thâm sạm nách, bẹn, mông đừng lo đã có Pink Queen E9; hay như Pink Queen E9 xóa tan mọi vết thâm cứng đầu; khách sử dụng sau 10 ngày mờ thâm 99%; thích trị thâm ở đâu xoa ngay chỗ đó…

Liên quan tới việc quảng cáo sản phẩm mỹ phẩm, theo Điều 4 Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật quảng cáo thì Nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải phù hợp với Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về dược và không được quảng cáo mỹ phẩm gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.

sản phẩm Pink Queen E9 đang được chính CEO Nya Chi của công ty CSTAR và các đại lý cấp dưới đang “vẽ” thêm các công dụng, thần thánh hóa công dụng.
Sản phẩm Pink Queen E9 đang được chính CEO Nya Chi của công ty CSTAR và các đại lý cấp dưới đang quảng cáo thêm công dụng về sản phẩm.

Như vậy, sản phẩm Pink Queen E9 đang được chính CEO Nya Chi của công ty CSTAR và các đại lý cấp dưới quảng cáo thêm các công dụng của sản phẩm nhằm bán được nhiều sản phẩm hơn bất chấp quyền lợi người tiêu dùng.

Để có cái nhìn đa chiều hơn về thông tin sản phẩm Pink Queen E9, phóng viên Thương hiệu và Công luận đã liên hệ với đơn vị sản xuất sản phẩm là Công ty TNHH Cosmetics Garden Việt Nam (Địa chỉ: 51 Lê Văn Hưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội; Địa chỉ nhà máy sản xuất: Cụm Công Nghiệp Ngọc Hồi - Thanh Trì - Hà Nội) nhưng chưa nhận được phản hồi từ đơn vị này.

Đề nghị Sở Y tế Hà Nội đơn vị cấp công bố mỹ phẩm cho sản phẩm Pink Queen E9 cùng các cơ quan hữu quan như: Quản lý thị trường, Công an kinh tế xác minh làm rõ để bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng cũng như có những xử lý vi phạm mỹ phẩm có chứa chất cấm nhằm làm trong sạch hóa thị trường kinh doanh mỹ phẩm.

Hải Minh