Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vụ Khaisilk bán khăn lụa ‘Made in China’: Ồn ào, bức xúc rồi… chìm nghỉm?

Vụ Khaisilk lừa dối người tiêu dùng Việt Nam bán khăn lụa Trung Quốc đội lốt khăn lụa Việt Nam từng gây bức xúc dư luận cách đây gần 2 năm bỗng chìm nghỉm.

Vụ Khaisilk bán khăn lụa ‘Made in China’: Ồn ào, bức xúc rồi… chìm nghỉm? - Hình 1

Vụ việc Khaisislk bán lụa Tàu gắn mác Việt Nam đã gây rúng động dư luận.

Vụ việc Công ty TNHH Khải Đức (thương hiệu Khaisilk) do ông Hoàng Khải làm chủ tịch được phát hiện gắn mác “made in China” ngay trên cùng chiếc khăn có gắn mác “made in Vietnam”, tính đến nay đã là gần 2 năm trôi qua. Vậy vụ việc này hiện nay đi đến đâu?

Khaisilk bán khăn lụa Trung Quốc gây bức xúc

Vụ Khaisilk lừa dối người tiêu dùng Việt Nam bán khăn lụa Trung Quốc đội lốt khăn lụa Việt Nam bằt đầu với việc ngày 17/10/2017, khi Công ty V. (Hà Nội) đặt mua 60 khăn lụa tơ tằm của Khaisilk tại cửa hàng 113 Hàng Gai (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội), kích thước 50x50cm, giá 644.000 đồng/cái để làm quà tặng cho đối tác.

Khi kiểm hàng, nhân viên Công ty V. phát hiện có một chiếc khăn gắn mác "made in China" ngay trên cùng chiếc khăn có gắn mác "made in Vietnam".

Nhân viên Công ty V. cho rằng vì tin tưởng Khaisilk chỉ bán khăn lụa tơ tằm của VN sản xuất, nên khi phát hiện vụ việc đã yêu cầu lập biên bản với nội dung "Khăn lụa bán cho Công ty V. thuộc thương hiệu của Khaisilk hay có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc? Tại sao trên cùng một chiếc khăn lại có hai nguồn gốc xuất xứ khác nhau? Chất liệu khăn được làm bằng gì?".

Ngày 19/10/2017, trong thư phản hồi cho Công ty V., cửa hàng 113 Hàng Gai (Hà Nội) cho rằng tất cả 60 khăn mà Công ty V. mua đều thuộc thương hiệu Khaisilk, đồng thời khẳng định chất liệu làm khăn là "100% lụa tơ tằm".

Còn việc trên cùng một chiếc khăn nhưng có hai nhãn mác khác nhau, đại diện cửa hàng giải thích do nhân viên bộ phận kho khi soạn lô hàng 60 chiếc khăn để giao cho khách "vì thiếu một chiếc đã lấy ngay trên máy may hiện đang sản xuất cho một khách hàng khác mà không kiểm tra kỹ".

Đến ngày 23/10 ông Đặng Như Quỳnh thuộc Công ty V. chia sẻ vụ việc khăn lụa Khaisilk lên Facebook cá nhân, kèm hình ảnh sản phẩm và ngay lập tức thu hút quan tâm của cộng đồng dư luận.

Ngày 25/10, ông Hoàng Khải – ông chủ của Khaisilk đã thừa nhận bán khăn “made in China”.

Vụ Khaisilk bán khăn lụa ‘Made in China’: Ồn ào, bức xúc rồi… chìm nghỉm? - Hình 2

Cửa hàng Khaisilk tại phố Hàng Gia, Hoàn Kiếm, Hà Nội- Ảnh: Minh Chiến/NLĐ

Sau khi vụ việc xảy ra, ngày 26/10, Bộ Công thương chính thức yêu cầu Cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng kiểm tra, xem xét và làm rõ các thông tin liên quan vụ việc trên, báo cáo về bộ trước ngày 28-10, và đề nghị hướng xử lý, nếu có dấu hiệu vi phạm liên quan đến xuất xứ hàng hóa, hàng giả, hàng nhái...

Sai phạm nghiêm trọng của Khaisilk

Đến ngày Ngày 11/12/2017, Bộ Công Thương đã ban hành Kết luận kiểm tra đối với Công ty TNHH Khải Đức, thành viên của Tập đoàn Khaisilk.

Công ty TNHH Khải Đức kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, đoàn kiểm tra chỉ tập trung xác minh, kiểm tra các nội dung liên quan đến hoạt động sản xuất/gia công, xuất/nhập khẩu, mua bán các sản phẩm thời trang.

Dẫn thống kê của Tổng cục Hải Quan, Bộ Công Thương cho hay: Trong giai đoạn 2006 - 2009, Khải Đức có nhập khẩu các sản phẩm thời trang từ Trung Quốc và Thái Lan. Tuy nhiên, giai đoạn từ 2009 đến ngày 15/10/2017, công ty này không còn thực hiện các hoạt động nhập khẩu các mặt hàng thời trang.

Từ năm 2012 đến nay, công ty cũng không tiến hành hoạt động sản xuất, gia công hoặc đặt gia công các sản phẩm thời trang của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong nước. Công ty chủ yếu mua các thành phẩm từ các cửa hàng, hộ kinh doanh, doanh nghiệp khác trên thị trường về gắn một trong ba nhãn hàng hóa “Khaisilk®”, “Khaisilk cách điệu” và “Khaisilk Made in Vietnam” để kinh doanh trên thị trường.

Vụ Khaisilk bán khăn lụa ‘Made in China’: Ồn ào, bức xúc rồi… chìm nghỉm? - Hình 3

Diễn biến vụ việc Khaisilk bán khăn lụa "Made in China".

Theo Bộ Công Thương, công ty này đã có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật hình sự đối với tội buôn bán hàng giả về chất lượng. Kết quả giám định chất lượng sản phẩm dệt may đối với một số mẫu sản phẩm của Công ty cho thấy cho kết quả kiểm tra khác (không có thành phần silk) so với các thông tin công bố (trên nhãn hàng hóa) về thành phần nguyên liệu trong sản phẩm (“100% silk”).

Ngoài ra, Khải Đức đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quản lý thuế và quản lý hóa đơn. Cụ thể: (i) một số hóa đơn do công ty xuất trình không hợp lệ (hóa đơn không phải do Chi cục Thuế phát hành, quản lý), một số hóa đơn kê khai không đúng tên hàng hóa; (ii) một số lượng lớn sản phẩm chênh lệch giữa số liệu chứng từ kế toán và số liệu kiểm tra thực tế tại một chi nhánh công ty. Công ty không giải trình được nguyên nhân hoặc xuất trình đầy đủ hóa đơn cho số sản phẩm này.

Công ty đã có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật về ghi nhãn hàng hóa. Cụ thể, quá trình kiểm tra phát hiện một số sản phẩm không gắn nhãn hàng hóa theo quy định; một số sản phẩm còn lại có gắn nhãn hàng hóa nhưng ghi không đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 và Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

Khải Đức có dấu hiệu che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng. Công ty cung cấp thông tin tới người tiêu dùng thông qua website với một số nội dung không chính xác. Đồng thời, công ty đã bán các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ cùng với các sản phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam trong cùng cửa hàng nhưng đã không giới thiệu hoặc thông tin không đầy đủ cho người tiêu dùng về xuất xứ và thành phần của các sản phẩm này.

Căn cứ kết luận kiểm tra, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị chức năng chuyển hồ sơ, vật chứng cho Cơ quan cảnh sát điều tra xử lý theo quy định đối với các dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.

Trái chỉ đạo của Chính phủ?

Thời điểm cuối năm 2017 vụ việc Khaisilk bán lụa Trung Quốc đội lốt lụa Việt Nam gây bức xúc dư luận. Nhiều câu hỏi đặt ra về trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước trong vụ việc Khaisilk lừa dối người dân.

Vụ Khaisilk bán khăn lụa ‘Made in China’: Ồn ào, bức xúc rồi… chìm nghỉm? - Hình 4

Ông Hoàng Khải làm giàu từ việc bán khăn lụa Trung Quốc đội lốt hàng Việt.

Vì thế ngay đầu năm 2018, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình - Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vừa có ý kiến chỉ đạo về việc xử lý các vi phạm pháp luật của Công ty TNHH Khải Đức (thương hiệu Khaisilk).

Theo đó, trên cơ sở báo cáo của Bộ Công thương về việc xử lý các vi phạm pháp luật của Công ty TNHH Khải Đức, Phó Thủ tướng giao Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo các lực lượng chức năng xử lý nghiêm minh các vi phạm của Công ty TNHH Khải Đức theo đúng quy định của pháp luật.

Thời điểm cuối năm 2017, khẳng định với một số cơ quan báo chí, ông Chu Xuân Kiên, Phó giám đốc Sở Công thương kiêm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, khẳng định đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ Khaisilk đến PC46 Công an TP Hà Nội để làm rõ theo quy định.

Thông tin Báo Người Lao Động, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46, Công an TP Hà Nội) đã tiếp nhận hồ sơ vụ Khaisilk từ Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội chuyển sang.

Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, PC46 đã làm báo cáo gửi Ban Giám đốc Công an TP Hà Nội để đề xuất phân công nhiệm vụ và phối hợp các đơn vị nghiệp vụ vào cuộc điều tra, làm rõ.

Dù có chỉ đạo của Chính phủ, nhưng vụ Khaisilk lừa dối người tiêu dùng Việt Nam bán khăn lụa Trung Quốc đội lốt khăn lụa Việt Nam đến nay gần 2 năm bỗng nhiên "chìm nghỉm" một cách khó hiểu. Có hay không việc Khaisilk nhận lỗi rồi..."chạy tội"? 

Theo Hoàng Lâm/Sức Khỏe Cộng Đồng

Bài liên quan

Tin mới

Nhiều quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường dự kiến được ban hành
Nhiều quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường dự kiến được ban hành

Trong giai đoạn 2024 - 2026, Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến sẽ ban hành nhiều quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với khí thải phương tiện ô tô; quy chuẩn về tiếng ồn...

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Lạm phát của Mỹ gia tăng khiến giới đầu tư vội vàng bán cổ phiếu
Lạm phát của Mỹ gia tăng khiến giới đầu tư vội vàng bán cổ phiếu

Chứng khoán Mỹ lao dốc vào thứ Năm (25/4) khi hầu hết các cổ phiếu megacap suy yếu, ảnh hưởng bởi Meta Platforms, trong khi tâm lý thị trường ảm đạm hơn khi có dấu hiệu lạm phát dai dẳng làm giảm kỳ vọng Fed sẽ sớm nới lỏng chính sách tiền tệ.

Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) hạ kế hoạch kinh doanh năm 2024 và đưa người của Quản lý quỹ SSI vào công ty
Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) hạ kế hoạch kinh doanh năm 2024 và đưa người của Quản lý quỹ SSI vào công ty

CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã HAH - sàn HOSE) bổ sung tài liệu đại hội đồng cổ đông năm 2024, Đại hội tổ chức sáng ngày 26/4 tại TP. Hải Phòng.

SASCO: Trồng hơn 1.000 cây đước trên vùng rừng ngập mặn ven biển
SASCO: Trồng hơn 1.000 cây đước trên vùng rừng ngập mặn ven biển

Ngày 25/4, đoàn viên thanh niên Công ty CP Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) đã trồng hơn 1.000 cây đước trên vùng rừng ngập mặn ven biển huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre). Hoạt động này thuộc dự án trồng rừng “chồi xanh hạnh phúc” do công ty phát động.

Tư vấn đầu tư PP Enterprise (PPE) trong quý I/2024 không ghi nhận doanh thu, liên tục đổi chủ
Tư vấn đầu tư PP Enterprise (PPE) trong quý I/2024 không ghi nhận doanh thu, liên tục đổi chủ

PPE là một doanh nghiệp có vốn điều lệ nhỏ, cổ đông cô đặc nhưng liên tiếp thay đổi cổ đông lớn và lãnh đạo, với sự xuất hiện của bóng dáng nhiều tên tuổi lớn.