Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vụ Ngân hàng Vietcombank-Bài 4: Nhiều “điểm mờ” cần được làm rõ trong hồ sơ vụ việc

Sau khi báo TH&CL đăng tải công văn phản hồi của Ngân hàng Vietcombank về việc kê biên căn nhà số 44 Liễu Giai, phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội. Ông Nguyễn Phúc Tấn, đại diện của gia đình GS. Toán học Nguyễn Văn Thoại và bà Nguyễn Hồng Phấn cho rằng bản chất sự việc không phải như vậy.

Theo ông Nguyễn Phúc Tấn cho biết, trong phần chứng nhận của Hợp đồng thế chấp tài sản và Phụ lục hợp đồng thế chấp tài sản, có nhiều “dấu vết” của việc sửa chữa. Đồng thời, hàng loạt công việc liên quan đến hồ sơ vụ việc này đều được hoàn thành một cách. . . “thần tốc”, cụ thể như sau: 

Vụ Ngân hàng Vietcombank-Bài 4: Nhiều “điểm mờ” cần được làm rõ trong hồ sơ vụ việc - Hình 1

Phần chứng nhận Hợp đồng thế chấp của Công chứng viên Nguyễn Chí Thiện có nhiều dấu hiệu “mập mờ”?

Thứ nhất, “mập mờ” trong ngày tháng kí chứng nhận của công chứng viên phòng công chứng số 6. Trong phần xác nhận của công chứng viên Phòng công chứng số 6, ông Nguyễn Chí Thiện ngày 9/10/2016 nhưng phần chứng nhận ghi bằng chữ, lại ghi: “Hôm nay, ngày 9/10/2016 (ngày mùng 9, tháng chín năm hai nghìn không trăm linh sáu). Phần số ghi ngày chứng nhận là 9/10/006 có dấu hiệu bị sửa chữa. Phần chữ lại ghi là ngày mùng chín tháng chín năm hai nghìn không trăm linh sáu. Như vậy, không hiểu hợp đồng này được công chứng viên chứng nhận vào ngày nào là chính xác?!

Thứ hai, “mập mờ” trong việc chứng nhận hợp đồng thế chấp và phụ lục hợp đồng thế chấp. Tại bản hợp đồng thế chấp ngày 09/10/2006, ghi rõ: Ngày 09/10/2006 tại Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương số 198 Trần Quang Khải, quận Hoàn Kiếm, Tp. Hà Nội, hai bên thỏa thuận, nhất trí ký hợp đồng thế chấp tài sản. Trong khi phần chứng nhận của công chứng viên Nguyễn Chí Thiện lại ghi: Hôm nay, ngày 09/10/2006 tại Phòng công chứng số 6 Thành phố Hà Nội, số 18 đường Kim Đồng, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội, “bên thế chấp” đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong hợp đồng và đã ký vào hợp đồng này trước sự có mặt của tôi.

Theo quy định tại Luật công chứng thì công chứng viên chỉ được công chứng ngoài trụ sở công chứng trong một số trường hợp đặc biệt đã được quy định tại Luật. Vậy, trong ngày 9/10/2006, bản hợp đồng thế chấp tài sản này được ký tại Sở Giao dịch Ngân hàng VCB, 198 Trần Quang Khải, phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm hay tại Phòng công chứng số 6, số 18 Kim Đồng, quận Hoàng Mai?! Phía Ngân hàng VCB đã “khai man lý lịch” rằng, bản hợp đồng này được ký tại 198 Trần Quang Khải hay công chứng viên Phòng công chứng số 6, cố tình xác nhận “nhầm” về việc bản hợp đồng này được ký tại số 18 Kim Đồng? Ở đây, phía công chứng viên Phòng công chứng số 6 và Ngân hàng VCB ai đang cố tình “nhập nhèm” về địa điểm ký bản hợp đồng thế chấp? Động cơ đằng sau việc “nhập nhèm” này là gì?

Trong phụ lục hợp đồng thế chấp ký ngày 5/4/2007 của gia đình bà Nguyễn Hồng Phấn với phía Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng xảy ra hiện tượng tương tự.

Việc ký công chứng Hợp đồng thế chấp và phụ lục hợp đồng thế chấp của công chứng viên Nguyễn Chí Thiện, Phòng công chứng số 6, Tp. Hà Nội có nhiều dấu hiệu vi phạm điều 39, điều 43, điều 45 Nghị định 75/2000/NĐ – CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 Nghị định Chính phủ về công chứng, chứng thực.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Chí Thiện, Trưởng phòng Công chứng số 2, Tp. Hà Nội (vào thời điểm ký chứng nhận hợp đồng thế chấp và phụ lục hợp đồng thế chấp của gia đình bà Phấn với Ngân hàng VCB ông Thiện đang là công chứng viên phòng công chứng số 6, Tp. Hà Nội) khẳng định: “Tôi không giải thích gì về vấn đề này”. 

Vụ Ngân hàng Vietcombank-Bài 4: Nhiều “điểm mờ” cần được làm rõ trong hồ sơ vụ việc - Hình 2

Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp được Phòng TN&MT quận Ba Đình chứng nhận một cách “thần tốc”

Thứ ba, hợp đồng thế chấp tài sản giữa gia đình bà Nguyễn Hồng Phấn và Ngân hàng VCB ký ngày 9/10/2006 tại Sở Giao dịch Ngân hàng VCB. Được công chứng ngày 9/10/2006, tại Phòng công chứng số 6. Được nộp vào Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ba Đình chứng nhận ngày 9/10/2006. Và cũng ngay lập tức được Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ba Đình chứng nhận ngày 9/10/2006.

Như vậy, trong cùng một ngày Ngân hàng VCB vừa ký hợp đồng tại Ngân hàng, vừa xác nhận tại Phòng công chứng số 6, vừa nộp vào Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ba Đình. Thậm chí dư luận còn cho rằng, không lẽ Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường đã chờ sẵn văn bản này để ký đóng dấu chứng nhận ngay lập tức?!

Chính bởi những điểm mờ trong bản hợp đồng, ông Nguyễn Phúc Tấn cho rằng các cơ quan chức năng cần làm rõ liệu hồ sơ vụ việc có được giải quyết đúng quy trình theo quy định của pháp luật, hay đây là sự  cố tình hợp pháp hóa hồ sơ của vụ việc của Ngân hàng VCB?!

Báo Thương hiệu và Công luận sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về vấn đề này!

LÊ ĐẠI

Tại điều 17 Nghị định 60 năm 2009 ngày 23 tháng 07 năm 2009 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp. Trong đó, quy định rõ trong trường hợp, công chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao dịch theo đề nghị của người yêu cầu công chứng mà nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch không xác thực, vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội thì phải Hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã thực hiện.

Bài liên quan

Tin mới

Giá lúa gạo hôm nay 1/5: Tiếp tục đi ngang
Giá lúa gạo hôm nay 1/5: Tiếp tục đi ngang

Hôm nay 1/5, giá lúa gạo không có biến động so với hôm qua. Thị trường giao dịch ổn định.

Bình Định: Đề xuất chấm dứt hoạt động dự án Khu vui chơi giải trí đầm Thị Nại
Bình Định: Đề xuất chấm dứt hoạt động dự án Khu vui chơi giải trí đầm Thị Nại

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định đang tiến hành các thủ tục đề xuất UBND tỉnh cho chủ trương để chấm dứt hoạt động dự án Khu vui chơi giải trí đầm Thị Nại theo quy định.

Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp của Bộ Công Thương có gì mới?
Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp của Bộ Công Thương có gì mới?

Theo báo cáo của Cục Điều tiết Điện lực, tính đến ngày 25/4, Ban soạn thảo, Tổ biên tập nhận được văn bản góp ý của 30 đơn vị về dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (cơ chế DPPA).

CEO Ford Jim Farley kỳ vọng thay đổi trong mảng Model e giúp Ford vực dậy được doanh thu mảng xe điện
CEO Ford Jim Farley kỳ vọng thay đổi trong mảng Model e giúp Ford vực dậy được doanh thu mảng xe điện

Báo cáo kinh doanh quý đầu năm 2024 của Ford cho biết, hãng đã bán được 10.000 chiếc xe điện, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu của Model e - mảng xe điện theo đó cũng tụt dốc không phanh tới 84%, xuống còn mức 100 triệu USD.

Doanh thu du lịch trong dịp lễ 30/4 - 1/5 của TP. Hồ Chí Minh ước đạt trên 3.230 tỷ đồng
Doanh thu du lịch trong dịp lễ 30/4 - 1/5 của TP. Hồ Chí Minh ước đạt trên 3.230 tỷ đồng

Theo thông tin từ Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, Thành phố thu hút khoảng 325 nghìn lượt du khách đến tham quan, giải trí, giúp doanh thu của ngành du lịch Thành phố ước đạt 3.235 tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2023.

MWG báo lãi ròng hơn 902 tỷ đồng
MWG báo lãi ròng hơn 902 tỷ đồng

Theo báo cáo tài chính quý 1/2024, CTCP Đầu tư Thế giới Di động (mã MWG) ghi nhận doanh thu thuần 31.486 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.