Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vướng mắc về vật liệu san lấp trong thi công tại cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây sắp được giải quyết

UBND tỉnh Đồng Nai vừa có thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi về việc cấp giấy phép khai thác vật liệu phục vụ thi công đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây theo cơ chế đặc thù của Chính phủ.

Dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây
Dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây

Theo đó, UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận đưa diện tích 5ha quy hoạch dự phòng thăm dò khai thác vật liệu san lấp trên địa bàn các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ và TP.Long Khánh đã được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 184/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 và UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 61/QĐ-UBND ngày 12-1-2016 để thực hiện thăm dò, khai thác vật liệu san lấp phục vụ thi công đường cao tốc Phan Thiết- Dầu Giây theo cơ chế đặc thù.

Ban Quản lý dự án Thăng Long (Bộ Giao thông vận tải), nhà thầu phụ chủ động phối hợp với địa phương để khoanh định vị trí, diện tích cụ thể, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép hoạt động khoáng sản theo cơ chế đặc thù. Đồng thời, Ban Quản lý dự án Thăng Long, nhà thầu thi công chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng vật liệu tại khu vực được phép khai thác, sử dụng để đưa vào thi công đường cao tốc Phan Thiết- Dầu Giây.

UBND tỉnh Đồng Nai cũng giao các Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính cấp giấy phép khai thác vật liệu để phục vụ dự án. Trong đó, đối với thủ tục thăm dò khoáng sản, Sở Tài nguyên Môi trường tập trung đánh giá, bố trí công trình thăm dò để xác định trữ lượng khoáng sản có trong mỏ, thống nhất ý kiến trình UBND tỉnh cấp giấy phép thăm dò trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Đối với thủ tục phê duyệt trữ lượng khoáng sản, Sở Tài nguyên Môi trường thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản xác định chính xác trữ lượng trình UBND tỉnh cấp phê duyệt trữ lượng trong thời hạn không quá 12 ngày làm việc từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Đối với thủ tục thẩm định thiết kế mỏ, báo cáo đánh giá tác động môi trường và ký quỹ phục hồi môi trường, quyết định chủ trương đầu tư được thực hiện đồng thời với nhau.

Trong buổi làm việc mới đây của lãnh đạo Đồng Nai tại huyện Xuân Lộc, đại diện chủ đầu tư dự án cho biết, đến nay tại gói thầu số 3 đi qua huyện Xuân Lộc đang thiếu khoảng 2,2 triệu m3 đất đắp nền. Hiện tại nhà thầu cũng đã xin cấp phép 2 mỏ đất ở huyện Cẩm Mỹ và huyện Xuân Lộc với trữ lượng khoảng 1,2 triệu m3.

Hiện tại, chỉ có 2 mỏ vật liệu san lấp Bình Minh (huyện Xuân Lộc) và mỏ Chính Nghĩa (huyện Cẩm Mỹ) có nguồn đất đạt yêu cầu kỹ thuật và nằm trong quy hoạch, với tổng trữ lượng khai thác ước tính 1,2 triệu m3, đang được đơn vị thi công xin cấp phép theo Luật Khoáng sản năm 2010; thời gian dự kiến mất khảng 6 - 8 tháng mới hoàn thành. Dự án còn thiếu gần 1 triệu m3 đất.

Đơn vị thi công đề xuất xin cải tạo hạ nền đất nông nghiệp đối với 2 khu đất ở 2 xã: Suối Cát và Xuân Hưng, với trữ lượng khai thác ước tính 950 ngàn m3. Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh xem xét, có cơ chế đặc thù, rút ngắn thủ tục hành chính, sớm chấp thuận cho phép khai thác 2 mỏ vật liệu nằm trong quy hoạch và 2 vị trí hạ nền đất nông nghiệp nêu trên.

Ngoài ra nhà thầu cũng xin thêm nguồn đất ở các khu vực khác để đảm bảo đủ lượng đất đắp nền. Do thời gian thi công khá gấp, thời gian còn lại để hoàn thành dự án không nhiều, trong khi đó thủ tục cấp phép khai thác khoáng sản khá lâu nên đại diện chủ đầu tư đã kiến nghị UBND tỉnh hỗ trợ nhà thầu để rút ngắn thời gian cấp phép.

Được khởi công xây dựng từ tháng 9/2020, tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây có chiều dài 99km, mặt đường hơn 32m, quy mô 6 làn xe và vận tốc thiết kế 120km/h. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 12.500 tỉ đồng.

Minh Đức

Bài liên quan

Tin mới

Ngoại giao công nghệ là 'trái tim' của chính sách đối ngoại Mỹ
Ngoại giao công nghệ là 'trái tim' của chính sách đối ngoại Mỹ

Việc làm chủ ngoại giao công nghệ là yếu tố quan trọng giúp các nhà ngoại giao giữ cho nước Mỹ luôn dẫn đầu.

Ba đột phá chính thu hút đầu tư nước ngoài là thể chế, nguồn lực, cơ sở hạ tầng
Ba đột phá chính thu hút đầu tư nước ngoài là thể chế, nguồn lực, cơ sở hạ tầng

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung cho biết, thu hút đầu tư, khả năng đầu tư của các tập đoàn công nghệ lớn là một trong 3 đột phá mà Nghị quyết của Đảng đã xác định ngay từ đầu nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XIII.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 20,1% kế hoạch năm, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước.

Bảo hiểm Agribank phân phối Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô trên Zalopay
Bảo hiểm Agribank phân phối Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô trên Zalopay

Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (Bảo hiểm Agribank), đã ký kết hợp tác với Công ty Insurtech SaveMoney để phân phối Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe ô tô trên nền tảng ZaloPay, một trong top 5 ví điện tử hàng đầu Việt Nam.

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng tầm nhìn 2025 thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc và phía Nam
Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng tầm nhìn 2025 thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc và phía Nam

Quan điểm phát triển vùng đồng bằng sông Hồng là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, là động lực phát triển hàng đầu, có vai trò dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước để tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững.

Nếu Quốc hội đồng ý, Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực sớm, từ ngày 1/7
Nếu Quốc hội đồng ý, Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực sớm, từ ngày 1/7

Dự thảo 6 nghị định và 4 thông tư đã hoàn thành, Bộ Tư pháp đã tiến hành thẩm định và dự kiến trước ngày 10/5/2024 Bộ Tài Nguyên và Môi trường sẽ trình Chính phủ, đảm bảo tiến độ trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7.