Phân tích từ Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, quy mô Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo giá hiện hành năm 1986 của Việt Nam chỉ đạt 26,34 tỷ USD đến năm 2023 đã tăng lên tới 429,72 tỷ USD, gấp 16,3 lần. GDP bình quân đầu người tính theo giá hiện hành năm 1986 đạt 430,2 USD, đến năm 2023 đã tăng lên 4.346,8 USD, gấp 10,34 lần.

Ảnh internet.
WB nhấn mạnh: "Việt Nam hiện là một trong những quốc gia năng động nhất Đông Á - Thái Bình Dương". Ảnh internet.

Thu nhập quốc gia (GNI) tính theo giá hiện hành năm 1989 đạt 14,15 tỷ USD, đến năm 2023 tăng lên 412,94 tỷ USD, gấp 29,2 lần.

GNI bình quân đầu người tính theo giá hiện hành năm 1989 đạt 220 USD, đến năm 2023 đã tăng lên 4.180 USD, gấp 19 lần.

Nhờ có nền tảng vững chắc, WB đánh giá, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng. Ngân hàng dự báo, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay có thể sẽ đạt 6,1% - cao hơn mức dự báo 5,5% đưa ra vào tháng Tư.

Không chỉ WB, Ngân hàng quốc tế UOB cũng cho rằng, triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2024 vẫn tích cực, với tốc độ tăng trưởng GDP dự báo là 6% và có tiềm năng vượt hơn con số này. Sự lạc quan này dựa trên hiệu suất mạnh mẽ của các ngành như sản xuất, điện tử, đồ nội thất và ô tô.

Trong khi đó, tại Báo cáo Đầu tư khu vực Châu Á - Thái Bình Dương quý I/2024 của Savills, ông Troy Griffiths, Phó Giám đốc điều hành tại Savills Việt Nam nhận định, triển vọng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024 là rất khả quan và có thể vào TOP 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu.

WB nhấn mạnh: "Việt Nam hiện là một trong những quốc gia năng động nhất Đông Á - Thái Bình Dương". Ảnh internet.
WB nhấn mạnh: "Việt Nam hiện là một trong những quốc gia năng động nhất Đông Á - Thái Bình Dương". Ảnh internet.

HSBC cũng nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 lên mức 6,5% (trước đó là 6%), kỳ vọng nhanh nhất trong ASEAN. Còn Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) đã điều chỉnh mức dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,3%.

Tại buổi công bố Báo cáo Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam hồi cuối tháng 8/2024, ông Andrea Coppola, chuyên gia kinh tế trưởng của WB Việt Nam cho biết, sau giai đoạn sụt giảm năm 2023, kể từ đầu năm nay, Việt Nam đã quay trở lại tốc độ tăng trưởng cao ở một số lĩnh vực như xuất khẩu hay sản xuất công nghiệp, đầu tư nước ngoài (FDI) cũng ở mức cao…

Về cơ hội của nền kinh tế những tháng cuối năm, trong điều kiện xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng và bất động sản có dấu hiệu phục hồi, WB cho rằng, nhu cầu trong nước sẽ vững lên vào nửa cuối năm 2024 khi tâm lý nhà đầu tư và người tiêu dùng được cải thiện.

Cùng với đó, cân đối tài khoản vãng lai được dự báo vẫn duy trì thặng dư nhỏ, đồng thời Chính phủ đang quay lại củng cố cân đối ngân sách, còn lạm phát dự báo sẽ giảm từ 4,5% năm 2024 xuống còn 3,5% năm 2026.

Bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cấp cao của WB thì nhận thấy, tăng trưởng Việt Nam thời gian qua thể hiện trên cả ba nhóm đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư tư nhân và đầu tư công. Nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ kịp thời những nút thắt nội tại của nền kinh tế sẽ giúp Việt Nam có sự bứt tốc trong thời gian tới.

WB nhấn mạnh: "Việt Nam hiện là một trong những quốc gia năng động nhất Đông Á - Thái Bình Dương". Ảnh internet.
WB nhấn mạnh: "Việt Nam hiện là một trong những quốc gia năng động nhất Đông Á - Thái Bình Dương". Ảnh internet.

Bà cho hay, động lực tăng trưởng quan trọng tiếp theo của nền kinh tế là xuất khẩu, vẫn đang duy trì tốt vị thế tích cực và chủ động.

Tổng kim ngạch xuất khẩu đến giữa tháng Tám của cả nước đạt trên 473 tỷ USD, xuất siêu gần 15,5 tỷ USD. Các ngành công nghiệp và chế biến chế tạo cũng trở lại quỹ đạo tăng trưởng.

Ông Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đánh giá, khu vực công nghiệp chế biến chế tạo đang thúc đẩy tăng trưởng rất tốt và lấy lại vai trò của động lực tăng trưởng của nền kinh tế.

Ông cho rằng, xuất khẩu, tiêu dùng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam còn sẽ thuận lợi hơn trong thời gian tới vì sẽ được hỗ trợ bởi những yếu tố tích cực từ bên ngoài, đơn cử như việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang xem xét cắt giảm lãi suất trong thời gian tới.

Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Võ Trí Thành nhận thấy, kết thúc năm 2023, kinh tế thế giới vẫn ghi nhận phục hồi yếu và không đồng đều giữa các nền kinh tế chủ chốt. Hoạt động sản xuất, từ sản lượng công nghiệp đến hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế đều giảm.

Song song với đó, bất ổn địa chính trị gia tăng, lạm phát giảm chậm buộc hầu hết các nước vẫn tiếp tục thực hiện thắt chặt tiền tệ. Nhiều tổ chức dự báo kinh tế thế giới năm nay và cả năm tới vẫn sẽ phục hồi yếu và đối mặt với nhiều rủi ro.

Theo Tiến sỹ Võ Trí Thành, với Việt Nam, đất nước vẫn duy trì ổn định vĩ mô, lạm phát không quá cao và tốc độ phục hồi kinh tế đang khá tốt. GDP quý II/2024 đạt 6,93%, vượt kịch bản tại Nghị quyết 01 của Chính phủ (5,5 - 6%). Điều này khiến các tổ chức quốc tế thấy rõ khả năng hồi phục và đưa ra những dự báo lạc quan hơn mục tiêu mà Việt Nam đề ra, tăng trưởng cả năm xoay quanh 7%.

WB nhấn mạnh: "Việt Nam hiện là một trong những quốc gia năng động nhất Đông Á - Thái Bình Dương". Ảnh internet.
WB nhấn mạnh: "Việt Nam hiện là một trong những quốc gia năng động nhất Đông Á - Thái Bình Dương". Ảnh internet.

Tiến sỹ Võ Trí Thành nhấn mạnh: "GDP tăng trưởng của Việt Nam cho thấy quy mô nền kinh tế đã lớn hơn nhiều, phản ánh sự phục hồi và cái nhìn tích cực về triển vọng kinh tế. Có thể thấy, quy mô nền kinh tế Việt Nam đã tăng hơn 100 lần trong 4 thập niên, từ 4 tỷ USD lên 430 tỷ USD vào năm 2023, đưa Việt Nam vào nhóm các nước trung bình cao.

Phát triển ổn định, thu hút đầu tư lớn sẽ là tiền đề căn cơ để Việt Nam đạt mục tiêu thành nước phát triển vào năm 2045".

Tuy vậy, khó khăn vẫn còn. Một trong những chính đối với tăng trưởng kinh tế là yếu tố bất định của tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể thấp hơn dự kiến, nhất là tăng trưởng của những đối tác thương mại lớn của Việt Nam như: Mỹ, EU và Trung Quốc.

WB khuyến cáo, Việt Nam cần đẩy mạnh đầu tư công để vừa kích cầu ngắn hạn, vừa góp phần giải quyết vấn đề thiếu hụt hạ tầng, đặc biệt trong năng lượng, giao thông và logistics (đang là nút thắt cản trở tăng trưởng); các ngân hàng cần cải thiện hệ số an toàn vốn, cải thiện xây dựng hạ tầng để thu hút đầu tư tư nhân.

Ngoài ra, việc đa dạng hóa thương mại để tăng cường hội nhập hơn nữa sẽ là yếu tố giúp cải thiện khả năng chống chịu của kinh tế Việt Nam với các cú sốc bên ngoài. Có như vậy, đà phục hồi của nền kinh tế sẽ được giữ vững, tăng trưởng quý III/2024 sẽ đạt kịch bản 6,5-7,4%, từ đó, tạo bản lề để hoàn thành đạt và vượt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2024.

PV (t/h)