Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kinh tế Việt Nam: Điểm nhấn từ chính sách điều hành

Để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng năm 2024, cùng với thực hiện đầy đủ 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nêu ra trong NQ số 93/NQ-CP, các chuyên gia đề xuất, Chính phủ cần tập trung kích cầu tiêu dùng trong nước; thúc đẩy đầu tư của khu vực ngoài nhà nước; nâng cao năng lực cạnh tranh; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về XNK...

Nền kinh tế vẫn ghi nhận GDP ấn tượng ở mức 6,4% so cùng kỳ năm ngoái, nhờ các chính sách chủ động, linh hoạt và đúng đắn.
Nền kinh tế vẫn ghi nhận GDP ấn tượng ở mức 6,4% so cùng kỳ năm ngoái, nhờ các chính sách chủ động, linh hoạt và đúng đắn.

Ấn tượng mức tăng trưởng GDP

Trong nửa đầu năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đối mặt với sức ép lớn từ nhiều yếu tố. Những tác nhân như nhu cầu toàn cầu yếu, căng thẳng địa chính trị kéo dài, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trì hoãn giảm lãi suất…, đã tạo rủi ro về thị trường, tỷ giá.

Trong nước, nền kinh tế chịu áp lực từ tiêu dùng đình trệ, sức hấp thụ dòng vốn lãi suất thấp chưa được như kỳ vọng. Trong bối cảnh khó khăn đó, nền kinh tế vẫn ghi nhận tăng trưởng GDP ấn tượng ở mức 6,4% so cùng kỳ năm ngoái, nhờ các chính sách chủ động, linh hoạt và đúng đắn.

Giám đốc Quốc gia NH Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, ông Shantanu Chakraborty cho rằng, trong nửa đầu năm 2024, kinh tế Việt Nam đã tạo ấn tượng với mức tăng trưởng GDP đạt 6,4% so  cùng kỳ 2023.

Điều này, chủ yếu được thúc đẩy bởi sự phục hồi mạnh mẽ của lĩnh vực thương mại, trong đó XK tăng 14,5% và NK tăng 17% so cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, hoạt động tiêu dùng nội địa vẫn chưa thật sự khởi sắc.

Bên cạnh sự trỗi dậy của lĩnh vực thương mại, Giám đốc ADB cho hay, các số liệu về sản xuất và đầu tư FDI, cũng mang lại nhiều tín hiệu sáng.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam, trong tháng 6/2024, ở mức 54,7, cho thấy triển vọng lạc quan về hoạt động sản xuất trong nước. Trong khi đó, báo cáo của ADB cũng cho thấy, đầu tư FDI về cả vốn đăng ký và vốn thực hiện trong nửa đầu năm 2024 là rất tích cực.

Nhìn cả năm 2024, chuyên gia kinh tế trưởng của ADB, Nguyễn Bá Hùng quan điểm, giai đoạn nửa cuối năm sẽ khó khăn hơn nửa đầu năm, một phần do các chỉ số tăng trưởng trong nửa đầu năm nay được hưởng lợi từ xuất phát điểm thấp của nửa đầu năm 2023.

Mặc dù vậy, ADB vẫn tiếp tục duy trì quan điểm lạc quan một cách thận trọng với dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 6% trong năm 2024 và 6,2% năm 2025.

Theo ông Shantanu Chakraborty, đây là mức tăng trưởng khá lành mạnh giữa tình hình địa chính trị thế giới hiện nay, cùng những thách thức từ bên trong, bên ngoài đối với nền kinh tế.

Các yếu tố bao gồm duy trì sự phục hồi thương mại trong các lĩnh vực sản xuất định hướng XK, dòng vốn FDI và kiều hối tích cực, sẽ giúp kinh tế Việt Nam giữ vững sức tăng trưởng năm 2024.

Chuyên gia của ADB khẳng định, tăng trưởng sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ, nhờ đầu tư công, các yếu tố như sự trở lại của lĩnh vực dịch vụ, sản xuất nông nghiệp ổn định và tiêu dùng nội địa phục hồi.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, lấy đầu tư công để kích hoạt dẫn dắt đầu tư tư, thúc đẩy hợp tác công - tư
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, lấy đầu tư công để kích hoạt dẫn dắt đầu tư tư, thúc đẩy hợp tác công - tư.

“Làm mới” 3 động lực tăng trưởng

Nhận định nền kinh tế còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trước những tác động của tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 71/CĐ-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và quý III/2024.

Theo Trưởng ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), TS. Nguyễn Minh Thảo:

“Chúng ta cần giải quyết các điểm nghẽn đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ ra: Chúng ta phải quan tâm tới chất lượng nguồn nhân lực trong thực thi công vụ gắn với bảo vệ, khuyến khích, tạo cơ hội để cán bộ thực thi thực hiện trách nhiệm công vụ của mình. Thời gian qua, nguồn lực bị tắc nghẽn khi hệ thống văn bản có sự khác biệt, điều đó dẫn tới các hoạt động đầu tư kinh doanh không được triển khai.

Thủ tướng đã thành lập Ban Chỉ đạo về rà soát các văn bản pháp luật và trực tiếp tháo gỡ những bất cập từ hệ thống văn bản pháp luật này. Đây chính là một công cụ - cách thức quản lý rất hiệu quả để chúng ta tạo ra được cơ chế, tạo sự an tâm cho cán bộ khi thực thi công vụ”. 

Nhìn lại kết quả tăng trưởng kinh tế nửa đầu năm 2024, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương TS. Đặng Đức Anh đánh giá cao đóng góp quan trọng của 3 chân kiềng kinh tế “đầu tư”, “XK”, “tiêu dùng” với những cải thiện đáng kể. Trong đó, XK đã tăng tới 14,5% so cùng kỳ 2023 (khu vực trong nước với một số mặt hàng nông – thủy sản XK tăng tới 19%). Nhiều thị trường XK truyền thống như Mỹ, EU, Trung Quốc… được phục hồi, nhờ đó nhiều mặt hàng công nghiệp XK tăng trưởng, kéo theo sản xuất công nghiệp trong nước lấy lại đà phục hồi.

Để 3 động lực tăng trưởng này tiếp tục phục hồi và cho kết quả tốt hơn trong thời gian tới, chúng ta cần làm rõ các điểm yếu để bồi đắp cho phù hợp. Cụ thể, với XK, chúng ta cần lưu ý tỷ trọng đang nghiêng về khối FDI với gần 72% trong tổng kim ngạch 6 tháng đầu năm. Vì vậy, làm sao để tăng được giá trị gia tăng XK của khu vực kinh tế trong nước là vấn đề đặt ra. Cùng với đó, chúng ta cần sớm nghiên cứu nâng mức giảm trừ gia cảnh để góp phần thúc đẩy tiêu dùng trong nước.

  1. Đặng Đức Anh nhìn nhận: “Hiện nay, khu vực đầu tư công chỉ chiếm khoảng 25 - 26% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; lớn nhất là khu vực đầu tư tư nhân 58%. Do đó chúng ta cần phải có những giải pháp để thúc đẩy đầu tư tư nhân (trong 6 tháng đầu năm,  mặc dù đã có những chuyển biến tốt, nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn chỉ đạt ở mức bằng một nửa so giai đoạn trước đây)”.

ĐBQH, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu cho rằng, chúng ta phải làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư - XK - tiêu dùng); đồng thời phải trả lời cho được câu hỏi “bằng cách nào?”. Và ông Hiếu khuyến nghị, chúng ta cần làm cho bằng được 3 nội dung quan trọng: Phải khơi thông các nguồn lực hiện có; phải tận dụng hiệu quả các nguồn lực; phải thực thi quyết liệt và hiệu quả hơn nữa công tác cải cách thể chế.

Tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, sản phẩm, chuỗi cung ứng
Tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, sản phẩm, chuỗi cung ứng.

Dẫn chứng về giải pháp khơi thông, tận dụng và cải cách để làm mới động lực đầu tư, ông Đức Hiếu nêu:

Thứ nhất, đầu tư công, nó trở về quỹ đạo - tôi gọi là bình thường, thì khơi thông nguồn lực đó là phải tận dụng hiệu quả và thực hiện đúng, thực hiện đầy đủ kế hoạch đầu tư công, đó đã khơi thông và tận dụng hiệu quả. Rất nhiều dự án đang dở dang - đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, thì việc tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc để kịp thời, thì nó là khơi thông nguồn lực.

Thứ hai là tận dụng có hiệu quả, chúng ta có những chương trình mà tôi kỳ vọng, nếu thực hiện tốt – chính là thúc đẩy phát triển KT-XH, an sinh xã hội.

Ông Hiếu đặc biệt nhấn mạnh đến việc cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh với 3 nội dung cần phải giải quyết đó là tiếp tục rà soát, cắt giảm, kiểm tra, kiểm soát thủ tục hành chính và coi trọng công tác thực thi công vụ.

Để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng…

Để thực hiện thành công toàn diện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng GDP và kiểm soát lạm phát, trên cơ sở diễn biến tình hình kinh tế trong nước và thế giới trong nửa đầu năm 2024 và dự báo tình hình kinh tế thời gian tới, Chính phủ ban hành NQ số 93/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. 

Đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, phát triển thị trường trong nước
Đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, phát triển thị trường trong nước

Nghị quyết đã đề ra mục tiêu, phương châm và 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm một cách khá toàn diện, cụ thể, đồng bộ, đề cập tới nhiệm vụ của từng bộ, ngành, địa phương cần triển khai thực hiện trong thời gian tới, với mục tiêu:

Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; điều hành hài hòa, hiệu quả, cân bằng hợp lý giữa tăng trưởng và kiểm soát lạm phát; phấn đấu tốc độ tăng GDP đạt cận trên chỉ tiêu Quốc hội giao, kiểm soát tốc độ tăng CPI đạt cận dưới chỉ tiêu Quốc hội giao.

Dựa vào các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong NQ số 93/NQ-CP, các bộ, ngành, địa phương cần cụ thể hóa những nhiệm vụ được giao, xây dựng lộ trình, kế hoạch thực hiện. Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, định kỳ hằng tháng tổng hợp, đánh giá việc triển khai thực hiện của các bộ, ngành, địa phương báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ kịp thời chỉ đạo.

Theo nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm, cùng với thực hiện đầy đủ 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nêu ra trong NQ số 93/NQ-CP, Chính phủ cần tập trung thực hiện một số nhóm giải pháp sau.

Một là, tổng cầu tiêu dùng cuối cùng trong nước chiếm trên 70% GDP của nền kinh tế. Để thúc đẩy sản xuất, giải quyết việc làm, tạo cơ sở tăng tổng cầu tiêu dùng trong nước trong thời gian tới, Chính phủ cần thực hiện giải pháp:

Kích cầu tiêu dùng thông qua chính sách thuế và an sinh xã hội như giảm thuế thu nhập cá nhân; giảm thuế VAT với thời hạn dài hơn, tỷ lệ cao hơn 2%; giảm giá dịch vụ hàng không, đường sắt để kích cầu du lịch trong nước và thu hút du lịch nước ngoài; tăng cường các đợt khuyến mại với mục tiêu Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi giải quyết vấn đề nhà ở xã hội cho người lao động có thu nhập thấp, tạo an tâm về chỗ ở, khuyến khích tinh thần làm việc, nâng cao mức sống.

Chính phủ cần tập trung kích cầu tiêu dùng trong nước; thúc đẩy đầu tư của khu vực ngoài nhà nước; nâng cao năng lực cạnh tranh; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về XNK...
Chính phủ cần tập trung kích cầu tiêu dùng trong nước; thúc đẩy đầu tư của khu vực ngoài nhà nước; nâng cao năng lực cạnh tranh; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về XNK...

Hai là, cùng với thúc đẩy đầu tư công, thu hút vốn FDI, Chính phủ và các địa phương cần tập trung triển khai:

Phục hồi và thúc đẩy đầu tư của khu vực ngoài nhà nước bằng các cơ chế, chính sách và giải pháp đặc thù, trong bối cảnh khu vực ngoài nhà nước có hạn chế rất lớn về nguồn vốn; kỹ năng quản trị, hội nhập; năng lực và kinh nghiệm quản lý; nguồn nhân lực có kiến thức và tay nghề; kích hoạt lại, khơi thông nguồn lực đầu tư tư nhân - trở thành động lực tăng trưởng quan trọng trong dài hạn.

Ba là, với vai trò quan trọng và ngày càng được củng cố của kinh tế nước ta trong chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia, Chính phủ cần có giải pháp:

Tăng cường năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư, kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, tập trung nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghiệp, công nghệ, thông tin và logistics đồng bộ; ứng dụng công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo, phát triển xanh, làm thay đổi rất nhanh cấu trúc kinh tế thế giới; chuỗi cung ứng toàn cầu được sắp xếp lại; nắm bắt thời cơ, khẩn trương xây dựng chiến lược phát triển cho từng động lực tăng trưởng mới, với các giải pháp toàn diện, đồng bộ;

Có chính sách và cơ chế nổi trội, đi trước một bước; có kế hoạch và lộ trình thực hiện chi tiết, cụ thể, đầu tư hạ tầng cho từng lĩnh vực của các động lực tăng trưởng mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, sản xuất chip bán dẫn, hydorgen, phát triển trí tuệ nhân tạo để thu hút các tập đoàn, DN trong nước và nước ngoài đầu tư vào các ngành là động lực tăng trưởng mới.

Bốn là, chiến lược tăng trưởng dựa vào XK có vai trò quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa, định hình lại chuỗi cung ứng và căng thẳng thương mại gia tăng, để phát huy tối đa lợi thế của nền kinh tế kết nối, Chính phủ cần tiếp tục triển khai:

Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về XNK; thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ DN gia tăng nguồn cung, tiết giảm chi phí nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường XNK, nhất là thị trường NK, để giảm thiểu tác động của những cú sốc từ các thị trường này;

Khẩn trương nắm bắt các ngành, lĩnh vực sẽ trở thành xu hướng phát triển của kinh tế thế giới trong thời gian tới; kịp thời sửa đổi, bổ sung chiến lược tăng trưởng, dựa vào XK để đưa kinh tế Việt Nam hòa vào dòng chảy, thuộc nhóm đi tiên phong trên một số lĩnh vực của kinh tế thế giới.

Bộ Công Thương cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin thị trường; hỗ trợ DN tận dụng hiệu quả cơ hội và thực hiện đầy đủ cam kết từ các hiệp định thương mại để đẩy mạnh XK; tăng cường tuyên truyền về quy tắc xuất xứ và cấp giấy chứng nhận xuất xứ; tập trung xây dựng hình ảnh DN XK uy tín của Việt Nam.

Năm là, để ngăn chặn sự đứt gãy chuỗi cung ứng lao động, Chính phủ và các địa phương:

Thực hiện chương trình đào tạo nghề và kỹ năng đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của DN; thực thi các chính sách, giải pháp cải thiện và nâng cao đời sống người lao động như hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, tại các KCN; DN cần chủ động nâng mức lương lên cao hơn để phù hợp với điều kiện sống của lao động và có chế độ chăm sóc, đãi ngộ hấp dẫn hơn nhằm tuyển dụng đủ lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Sáu là, DN, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động sản xuất, khẩn trương nắm bắt, hiểu đúng, đầy đủ những nội dung gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất năm 2024, quy định tại NĐ số 64/2024/NĐ-CP ngày 17/6/2024 của Chính phủ để tính toán nguồn vốn có được do Nhà nước gia hạn để tái đầu tư, cắt giảm chi phí sản xuất, kinh doanh…

Bùi Quyền

Bài liên quan

Tin mới

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa

Chiều 18/9, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã đi kiểm tra thực tế công tác khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT
Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT

Sở Khoa học-Công nghệ phối hợp Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Cần Thơ, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) đã tổ chức hội nghị tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả nhãn hiệu và xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên môi trường thương mại điện tử.

Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định
Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định

Ngày 18 tháng 9 năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh T.P do ông T.C.B làm chủ, địa chỉ: xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng chủ hộ không thực hiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.

Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa
Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa

Để chủ động trong công tác phòng, chống các loại dịch bệnh có thể xảy ra sau mưa lũ, sạt lở đất, Trung tâm Y tế thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đang tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường trên diện rộng.

Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ
Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ

Những ngày này, các đơn vị đang tập trung máy móc, vật liệu và nhân lực, khẩn trương thi công không kể ngày đêm để hoàn thành khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; phấn đấu đến ngày 21/9, sẽ đưa một số hộ dân thôn Làng Nủ về nơi tạm cư...

Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan
Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan

Ngày 19/9, tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Văn Quan, Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội tại 2 xã Hữu Lễ và Tri Lễ của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.