Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xã Đông Dư (Gia Lâm - Hà Nội): Trạm trộn bê tông không phép ngang nhiên hoạt động

Khói bụi, tiếng ồn, nước thải không qua xử lý và nguy cơ mất an toàn giao thông luôn rình rập là những gì người dân xã Đông Dư, huyện Gia Lâm đang phải ngày đêm hứng chịu trong suốt một thời gian dài từ tình trạng sử dụng đất sai mục đích, xây dựng nhà xưởng, trạm trộn bê tông không phép trên hàng nghìn m2 đất nông nghiệp tại địa phương.

Thời gian qua Tòa soạn nhận được phản ánh của người dân xã Đông Dư, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội về tình trạng sử dụng đất sai mục đích, trạm trộn bê tông, nhà xưởng hoạt động trái phép trên đất nông nghiệp khu vực gần chân cầu Thanh Trì gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ngày đêm tra tấn người dân bằng khí thải, tiếng ồn và ô nhiễm.

Ngoài ra, việc hoạt động của 2 trạm trộn bê tông miền Bắc (giáp ranh thôn 5 và 6) cũng bị người dân phản ánh là gây ô nhiễm môi trường; đơn vị này còn mở rộng bến bãi ngoài phạm vi được phép, cho xe quá khổ quá tải hoạt động rầm rộ trên tuyến đê Bát Tràng.

Qua tìm hiểu được biết, khu đất người dân phản ánh nằm ngay dưới chân cầu Thanh Trì thuộc thôn 1, xã Đông Dư (nằm sát tuyến đê Long Biên – Bát Tràng) đang được Công ty Cổ phần Trọng Phụng do ông Nguyễn Trọng Phụng làm Giám đốc.

Hiện tại trên khu đất này đang “mọc” lên 2 trạm trộn bê tông Ba Đình 05 và Ba Đình 06, ngoài ra còn một dãy nhà xưởng được xây dựng kiên cố, quây tôn xanh đang phục vụ sản xuất của doanh nghiệp này.

Xã Đông Dư (Gia Lâm - Hà Nội): Trạm trộn bê tông không phép ngang nhiên hoạt động - Hình 1

Khu nhà xưởng rộng hàng nghìn mét vuông được xây dựng trên đất nông nghiệp

Năm 2003, hai trạm trộn bê tông và nhà xưởng được lắp ráp, xây dựng phục vụ cho dự án xây dựng cầu Thanh Trì (diện tích này vốn là đất nông nghiệp). Đến năm 2007, khi dự án xây dựng cầu Thanh Trì hoàn thành thì Công ty Cổ phần Trọng Phụng được tiếp quản lại toàn bộ phần đất cùng trạm trộn bê tông, nhà xưởng; riêng phần diện tích này khoảng 10.000m2. Được biết, doanh nghiệp này đã được cơ quan chức năng cho chuyển đổi 20.070m2 đất khu vực thôn 1 (trước là thôn Thượng) với mục đích là trồng cây và chăn nuôi.

Thay vì dỡ bỏ theo đúng quy định, sử dựng đúng múc đích cải tạo đất phục vụ sản xuất nông nghiệp, Công ty Cổ phần Trọng Phụng đã “ngang nhiên” tận dụng 2 trạm trộn bê tông này để kinh doanh. Không chỉ vậy, Công ty còn mở rộng nhà xưởng sản xuất dù 2 trạm trộn bê tông này không được sự cấp phép của cơ quan chức năng, vi phạm pháp luật về đê điều. Đáng nói quá trình sản xuất còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Chị Nguyễn thị Th người dân thuộc thôn 1 bức xúc: “Từ khi 2 trạm trộn hoạt động đến nay, người dân xóm 1 chúng tôi luôn phải sống chung với ô nhiễm vì bụi, tiếng ồn, khổ vô cùng. Nhà nào cũng phải mua lưới, vải che trước cửa nhà để ngăn bụi, cửa phải đóng kín mít mà bụi vẫn phủ trắng xóa đồ đạc. Ngày nào cũng lau nhà mấy lần mà vẫn không hết bụi. Hơn nữa họ hoạt động cả ngày lẫn đêm, những chiếc xe siêu trường, siêu trọng chở cọc bê tông chạy rầm rập gây tiếng ồn khiến mọi người mất ngủ. Các xe chở vật liệu hoạt cả đêm, xe chở bê tông trọng tải 40 – 50 tấn chạy ầm ầm khiến nhà chúng tôi rung như động đất.”

Xã Đông Dư (Gia Lâm - Hà Nội): Trạm trộn bê tông không phép ngang nhiên hoạt động - Hình 2

Xã Đông Dư (Gia Lâm - Hà Nội): Trạm trộn bê tông không phép ngang nhiên hoạt động - Hình 3

Trạm trộn bê tông hoạt động không phép, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhưng không bị xử lý

Theo như quan sát của PV, bằng mắt thường có thể thấy việc sản xuất bê tông của doanh nghiệp này không tuân thủ bất kì quy định nào về bảo vệ môi trường; nước thải, chất thải được thải một cách bừa bãi. Bên cạnh đó một loạt các xe trọng tải lớn, xe bồn bê tông hoạt động rầm rộ kéo theo bụi bẩn ra khu vực khiến người dân bức xúc.

Để tìm hiểu rõ hơn về 2 trạm trộn bê tông của Công ty cổ phần Trọng Phụng xây dựng không phép, gây ô nhiễm môi trường. PV đã liên hệ đặt lịch làm việc với UBND xã Đông Dư, tuy nhiên sau 2 tuân đặt lịch cùng với nhiều lần PV chủ động liên lạc qua số điện thoại cầm tay cho ông Nguyễn Trung Thành – PCT xã, nhưng cũng không nhận được phản hồi từ vị này.

Trước sự việc nêu trên, dư luận có quyền đặt ra câu hỏi, phải chăng đang có cá nhân nào “chống lưng” cho công ty cổ phần Trọng Phụng coi thường pháp luật xây dựng nhà xưởng, trạm trộn bê tông không phép gây ô nhiễm môi trường?

Hà Nam

Bài liên quan

Tin mới

Giá vàng hôm nay 26/4: Tăng giảm trái chiều
Giá vàng hôm nay 26/4: Tăng giảm trái chiều

Giá vàng hôm nay 26/4/, giá vàng tiếp tục biến động trái chiều, đưa giá về mốc 84,3 triệu đồng/lượng bán ra, vàng thế giới quay đầu bật tăng trở lại.

Dự báo thời tiết ngày 26/4: Cả nước ngày nắng nóng, đêm mưa
Dự báo thời tiết ngày 26/4: Cả nước ngày nắng nóng, đêm mưa

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, ngày 26/4, cả nước ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trên 39 độ, đêm có mưa rào và dông.

Tỷ giá USD hôm nay 26/4: Lao dốc, xuống mốc 105
Tỷ giá USD hôm nay 26/4: Lao dốc, xuống mốc 105

Rạng sáng 26/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 10 đồng, hiện ở mức 24.264 đồng. Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,29%, xuống mốc 105,57.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cuộc đấu trí cân não
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cuộc đấu trí cân não

Chiến thắng Điện Biên Phủ là minh chứng đúng đắn, sinh động cho đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh của Đảng ta. Đồng thời, cũng là một cuộc đấu trí vô cùng căng thẳng, khốc liệt, thử thách lòng quả cảm và ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn dân tộc Việt Nam trước đội quân xâm lược hùng mạnh.

Giá xăng dầu hôm nay 26/4: Giữ đà tăng nhẹ
Giá xăng dầu hôm nay 26/4: Giữ đà tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 26/4, giá dầu thế giới giữ đà tăng nhẹ. Trong nước, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu được điều chỉnh giảm từ chiều qua.

Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?
Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?

Nhằm: Xác định các danh mục dự án cụ thể, tiến độ thực hiện các chương trình, dự án theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030; xác định phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc triển khai thực hiện.