Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xã Liên Nghĩa (Văn Giang – Hưng Yên): Người dân thành ‘con nợ’ vì… Thủy lợi phí

Như báo Thương hiệu và Công luận đã thông tin trước đó về việc người dân xã Liên Nghĩa (Văn Giang – Hưng Yên) nhiều năm nay vẫn phải “còng lưng” trả tiền Thủy lợi phí mà lẽ ra họ được miễn, giảm. Tìm hiểu sâu hơn sự việc, PV đã chứng kiến nhiều trường hợp người dân “nuốt nước mắt” khi UBND xã dường như “cố tình” biến dân thành “con nợ”, từ những câu chuyện liên quan đến Thủy lợi phí đang diễn ra ở địa phương này.

Bất cập… gánh chịu là người dân

Những người nông dân vốn hiền lành chất phác, thật thà, quanh năm suốt tháng chỉ biết bám trụ đồng ruộng, vốn hiểu biết chính sách, pháp luật của nhà nước còn hạn chế, nên có những chính sách hỗ trợ của nhà nước dành cho họ, họ cũng không biết. Mà thực họ cũng không mấy ai quan tâm, bởi ngày nắng cũng như ngày mưa, quanh quẩn với ruộng đồng, địa phương bảo đóng gì thì họ đóng, cũng chẳng mảy may quan tâm hay thắc mắc một vấn đề gì, vì thực chất thì họ cũng không hiểu đúng hay sai để thắc mắc. Nhà nước có hỗ trợ hay miễn trừ cho họ bất cứ khoản gì thì họ cũng ít biết, nếu như địa phương không phổ biến và công khai cho họ biết.

Xã Liên Nghĩa (Văn Giang – Hưng Yên): Người dân thành ‘con nợ’ vì… Thủy lợi phí - Hình 1

 Đây là đường giao thông nội đồng và mương thoát nước được cho là xã tu bổ hàng năm

Tuy nhiên những năm gần đây, khi những người nông dân chân lấm tay bùn ở xã Liên Nghĩa được tiếp cận nhiều hơn với các phương tiện truyền thông thì họ bỗng giật mình bởi những khoản thu thuế, phí vô lý và có phần khó hiểu của UBND xã Liên Nghĩa. Đây là số tiền không nhỏ so với thu nhập mà họ chắt bóp trên ruộng đồng.

Bởi theo họ hiểu, khi họ sử dụng dịch vụ gì thì họ đương nhiên sẽ trả tiền dịch vụ đó, đơn giản như mua điện của nhà nước dùng thì họ phải trả tiền theo giá hiện hành. Nhưng đằng này họ không được dùng nước của HTX NN xã và họ cũng không cần đến nước của HTX, bởi ở đây đặc thù cây trồng nên họ có thể tự túc được nguồn nước tưới bằng cách khoan nguồn nước ngầm, thế nhưng họ vẫn hằng năm phải đóng Thủy lợi phí.

Đảng và Nhà nước vẫn luôn hỗ trợ tối đa cho người dân, nhất là những nông dân làm trên ruộng đông, bởi sự thấu hiểu và sự sẻ chia khó khăn của Nhà nước với dân, ghi nhận sự đóng góp của nông dân trong công cuộc Cách mạng và phát triển đất nước. Miễn trừ thủy lợi phí theo Nghị định 115/2008/NĐ-CP là chính sách nhiều ưu việt, được sự đồng tình của toàn thể nhân dân cả nước.

Thế nhưng thực tế thì những nông dân ở xã Liên Nghĩa vẫn phải đóng Phí Thủy lợi ròng rã nhiều năm nay, dù nghị định về miễn trừ thủy lợi phí đã có hiệu lực gần chục năm trời. Những hộ nghèo không có tiền đóng đã vô tình thành con nợ của xã, còn UBND xã thì cứ "vô tư" tìm đủ mọi cách để bắt những người nông dân nghèo khổ phải đóng bằng được.

Thành “con nợ” vì… thủy lợi phí

Từ những phản ánh của người dân, PV Báo Thương hiệu & Công luận đã tiếp xúc với những người nông dân nghèo ở đây và được nghe những câu chuyện có thật liên quan đến thủy lợi phí mà ít ai ngờ tới .

Cố ngăn đôi dòng nước mắt chực trào ra, bà Chử Thị Mai tại thôn Phi Liệt, xã Liên Nghĩa trao đổi với PV. Do hoàn cảnh khó khăn, những năm qua bà vẫn nằm trong danh sách hộ nghèo của xã. Tháng 3/2017 bà có làm đơn gửi lên xã xin được vay vốn Ngân hàng Chính sách để phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, khi đến làm việc thì xã bắt phải đóng hết tất cả các khoản Thủy lợi phí còn nợ của xã mới được vay vốn. 

Đáng nói, số tiền mà xã bắt bà phải đóng là tiền Thủy lợi phí của người chồng cũ đã ly hôn 10 năm trước của mình và người chồng cũ của bà cũng đã qua đời được một thời gian. Được biết trước khi mất, chồng cũ của bà vì quá nghèo nên đã không có tiền để đóng tiền quỹ cho xã, bởi vậy khi bà đến xin xác nhận vay vốn, xã yêu cầu phải đóng đủ số tiền quỹ còn nợ của chồng cũ đã chết thì Chủ tịch xã mới ký xác nhận cho để vay vốn.

Nói về vấn đề này, ông Lý Xuân Minh - Chủ tịch xã Liên Nghĩa giải thích với PV: “Người chồng của bà Mai chết rồi thì bà Mai phải là người thừa kế và đóng phần quỹ của người chết chưa nộp”.

Còn trường hợp của bà Đinh Thị Chì tại thôn Phi Liệt cũng không kém phần bi kịch. Gia đình bà Chì cũng là đối tượng nằm trong diện hộ nghèo của xã, bà cho biết, vào năm 2016 bà có làm đơn xin vay vốn Ngân hàng Chính sách xã 20 triệu đồng để hỗ trợ kinh tế và chữa bệnh cho chồng. Tuy nhiên khi bà đến xã xin ký xác nhận vay tiền thì UBND xã Liên Nghĩa yêu cầu bà phải đóng hơn 7 triệu đồng tiền Quỹ (trong đó có Thủy lợi phí) cho xã thì ông Lý Xuân Minh mới ký xác nhận cho vay.

Gia đình kinh tế khó khăn, chồng đang thập tử nhất sinh, không có một đồng vốn để phát triển kinh tế và chữa bệnh cho chồng, nhưng để vay 20 triệu đồng tiền vốn từ Ngân hàng Chính sách, xã đã “ép” bà phải đóng hơn 7 triệu đồng rồi mới ký xác nhận để bà đi vay. Cực chẳng đã, không biết bấu víu vào đâu, bà đành phải đi vay lãi cao bên ngoài để có hơn 7 triệu đồng tiền quỹ nộp cho xã để được xác nhận và đủ điều kiện vay ngân hàng 20 triệu, nhưng chồng của bà Chì vì ốm nặng nên cũng đã qua đời sau đó ít lâu.

Xã Liên Nghĩa (Văn Giang – Hưng Yên): Người dân thành ‘con nợ’ vì… Thủy lợi phí - Hình 2

Mặc dù nằm trong diện hộ nghèo nhưng hộ bà Chì vẫn bị ép đóng Quỹ Thủy lợi phí

Xã Liên Nghĩa (Văn Giang – Hưng Yên): Người dân thành ‘con nợ’ vì… Thủy lợi phí - Hình 3

Căn nhà không lấy gì làm khang trang của bà Đinh Thị Chì

Đưa vấn đề này trao đổi với Chủ tịch xã, ông Minh cho rằng: “Xã chúng tôi có quy định riêng, hộ nghèo cũng phải đóng tiền thủy lợi, vì đã hưởng dịch vụ thủy lợi thì phải trả tiền, ai cũng như ai. Và quy định của ngân hàng, kể cả ngân hàng thương mại, nếu đối tượng vay ngân hàng còn nợ tiền của các tố chức cá nhân thì phải trả hết mới được vay”.

Khi phóng viên nói, bà Chì phản ánh thực tế thời điểm đó bà đã phải đi vay lãi cao để có tiền nộp Thủy lợi phí cho xã, ông Minh liền cắt ngang: “Đó là việc của bà Chì, chúng tôi không biết”.

Phóng viên đã đem thắc mắc này hỏi Giám đốc Ngân hàng Chính sách huyện Văn Giang thì ông Nguyễn Đức Phong ngạc nhiên trả lời rằng: “Chúng tôi không hề có quy định đó, và cũng không có bất kỳ ngân hàng nào làm như vậy, đấy là do xã nghĩ ra, ngân hàng không biết và sẽ cho cán bộ tìm hiểu thêm sự việc”.

Dẫn lời của Ông Phong khi trao đổi ngược lại với vị Chủ tịch xã Liên Nghĩa trong một cuộc gặp sau đó, ông Minh cho rằng đó là thống nhất giữa ngân hàng với địa phương. PV hỏi căn cứ ở đâu thì ông Minh không đưa ra được.

Trước câu hỏi, tại sao có nhiều người dân nợ tiền Thủy lợi phí của xã như vậy. Các hộ dân cho biết, là bởi những năm qua khi các hộ dân biết về việc bất hợp lý trong việc thu Thủy lợi phí nên họ đã không nộp, vì vậy xã đã ghi nợ vào sổ thuế. Số tiền này xã không có cách nào để thu, nên khi những người nông dân nghèo này đến để vay vốn ngân hàng, xã đã “bắt chẹt” người dân để thu thẳng thừng. Ngoài ra, có những sự việc trớ trêu mà đến những người nông dân ở đây cũng không hiểu tại sao mình lại biến thành “con nợ” của xã. Trường hợp của ông Triệu Văn Dũng tại xã Liên Nghĩa là một ví dụ điển hình.

Là một người lính từng đi qua chiến tranh, khi về quê hương, ông Dũng muốn vào Hội cựu Chiến binh của thôn để sinh hoạt. Tuy nhiên ông bị từ chối chỉ vì bố đẻ của ông trước khi qua đời vẫn còn nợ 2 tạ thóc tiền thủy lợi phí thời đó, khi bố ông qua đời thì 1 sào đất đó cũng bị trưởng thôn thu lại. Nay ông Dũng không được sản xuất trên mảnh đất đã bị thu đó của bố đẻ mình, nhưng vẫn bị ghi nợ thuế. Chính vì lý do đó mà địa phương yêu cầu ông Dũng phải đóng tiền 2 tạ thóc mới được vào Hội cựu Chiến binh.

Hồng Lĩnh

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%
Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%

Văn phòng UBND tỉnh Bình Định vừa công bố Danh sách các cá nhân giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trễ hạn, quá hạn trong Quý 1 và tháng 4/2024. Theo đó, riêng quý 1/2024, toàn tỉnh có 99,84% hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn.

Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng
Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng

Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng báo cáo UBND tỉnh về việc nguồn cấp nước không đảm bảo chất lượng, không ổn định tại Khu công nghiệp Lộc Sơn.

UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024
UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024

UBND TP.Hà Nội vừa có Văn bản số 70/KH-UBND về việc kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024, dựa trên đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA
Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA

Công ty cổ phần ASTA HEALTHCARE USA bị xử phạt do thay đổi thiết kế (tăng diện tích sàn) mà không lập thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng tại dự án nhà máy về dược phẩm tại Khu công nghiệp Hòa Hiệp 1.

Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua
Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua

VN-Index mất thêm gần 20 điểm; Tỷ giá tăng 4,9%, Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ can thiệp; Margin "phình to" quý I và câu trả lời cho đà giảm của VN-Index; Mùa đại hội cổ đông, mùa tái cấu trúc doanh nghiệp!; Châu Á ra sức hỗ trợ tiền tệ khi đồng đô la tăng mạnh…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.