Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tiếp tục nâng cao nhận thức, xác định rõ vai trò của đơn vị trong xây dựng Chính phủ điện tử, hướng  tới Chính phủ số; đưa nội dung ứng dụng CNTT  thảo  luận trong các cuộc họp giao ban định kỳ của đơn vị. 

Rà soát, ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Chính phủ điện tử, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ quản lý nhà nước của đơn vị và Bộ để hình thành các CSDL của ngành.

Triển khai các biện pháp, giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng, đáp ứng yêu cầu phát triển Chính phủ điện tử Bộ GTVT tại đơn vị. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng nếu để xảy ra mất an toàn, an ninh thông tin, lộ bí mật nhà nước tại đơn vị mình.

Đối với Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục quản lý chuyên ngành, Bộ GTVT yêu cầu: Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị gương mẫu trong sử dụng chữ ký số cá nhân để xử lý hồ sơ, công việc trên môi trường mạng. Bảo đảm đến tháng 7/2021 ít nhất 50% hồ sơ, công việc tại đơn vị (trừ văn bản mật) được xử  lý  trên mô trường mạng; đến tháng 12/2021 đạt tỷ lệ là 100%.

Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị về xây dựng Chính phủ điện tử chuyển đổi số Bộ GTVT; Chủ động tận dụng các nguồn kinh phí hợp pháp khác để thực hiện các nội dung theo thứ tự ưu tiên.

Rà soát, tái cấu trúc quy  trình nghiệp vụ, kết nối các dịch vụ công trực tuyến với các CSDL để nâng mức độ trực tuyến, giảm thành phần hồ sơ phải nộp và xuất trình. Bảo đảm trong năm 2021, hoàn thành tất cả các chỉ tiêu về cung cấp dịch vụ công trực tuyến được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 và Quyết định ban hành danh mục dịch vụ công trực tuyến tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia năm 2021.

Đẩy mạnh xây dựng các CSDL nền tảng dùng chung, gồm: CSDL kết cấu hạ tầng giao thông, CSDL phương tiện, CSDL người điều khiển phương tiện.

PV