Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xây dựng lấn chiếm khu di tích quốc gia đặc biệt: Vì sao chưa bị cưỡng chế?

Ghi nhận của PV, diện tích đất gần 2.000 m2 bị một số hộ dân xây dựng lấn chiếm tại Khu di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy (xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội), đến nay vẫn chưa bị cưỡng chế. Mặc dù, đã quá thời hạn gần 1 tháng, nhưng những công trình này vẫn ngang nhiên tồn tại...?

Dư luận địa phương băn khoăn: Phải chăng, văn bản ban hành của UBND huyện Quốc Oai về xử lý vi phạm lấn chiếm đất công trong khu Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy, xã Sài Sơn là cốt “đầy đủ thủ tục” hay vì lý do nào đó mà "không thể xử lý triệt để" trường hợp vi phạm này?

Sau khi đăng tải bài viết "Xâm phạm khu di tích quốc gia đặc biệt: Sai phạm từ buông lỏng quản lý?", Thương hiệu & Công luận đã nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc.

Đa số ý kiến thắc mắc:

Vì sao, việc lấn chiếm và xây dựng đã diễn ra từ năm 2016, nhưng đến nay, chính quyền xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai không xử lý “đến nơi đến chốn” mà để tận năm 2019 mới lập biện bản vi phạm?

Đến nay đã quá thời hạn cưỡng chế nhưng những công trình vi phạm này vẫn Đã quá thời hạn cưỡng chế, nhưng những công trình vi phạm này vẫn... "trơ gan cùng tuế nguyệt"?

Nhằm thông tin đa chiều, khách quan, PV đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Phương, Phó chủ tịch UBND huyện Quốc Oai.

Tại buổi làm việc, PV đề cập "lý do vì sao đến nay đã quá thời hạn cưỡng chế vi phạm, nhưng công trình vẫn tồn tại; trách nhiệm của tập thể, cá nhân như thế nào khi để xảy ra tình trạng lấn chiếm, xây dựng tại Khu di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy?"; thay vì trả lời một cách công khai, minh bạch, vị phó chủ tịch này nói: "Việc xử lý vi phạm là thuộc UBND huyện. Còn nhà báo muốn biết tại sao quá hạn thì nên về gặp lãnh đạo UBND xã Sài Sơn”.

Trước đó, Thương hiệu & Công luận đã có bài viết phản ánh tại khu vực chân núi Thầy (giáp chùa Một Mái và hang núi Sáo), một số hộ dân tự ý lấn chiếm đất công nằm trong khu vực Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy - do UBND xã Sài Sơn quản lý.

Điều đáng nói, việc lấn chiếm này đã diễn ra từ nhiều năm, nhưng không được các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý một cách triệt để dẫn đến việc một số hộ dân xây dựng công trình nhà ở kiên cố trái phép. Qua tìm hiểu được biết, tổng diện tích đất bị lấn chiếm là 1.991 m2. Tiếp nhận thông tin, PV đã có buổi ghi nhận thực tế. Quan sát tại khu vực lấn chiếm thì thấy, những hộ dân đã trồng một số cây ăn quả và xây dựng 2 ngôi nhà cấp 4 để làm nơi ở cho gia đình.

Trao đổi với PV, ông Đỗ Văn Tâm, Chủ tịch UBND xã Sài Sơn cho biết, khu đất những hộ này lấn chiếm là đất công ích của xã và nằm trong Thửa đất số 312, Tờ bản đồ số 19, có diện tích 1991,9 m2. Thửa đất này, đang nằm trong khu vực Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc UBND huyện Quốc Oai ban hành văn bản về xử lý vi phạm lấn chiếm đất công trong khu Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy xã Sài Sơn là để ban hành cho “đầy đủ thủ tục” chứ thực tế công trNhiều ý kiến cho rằng, việc UBND huyện Quốc Oai ban hành văn bản về xử lý vi phạm lấn chiếm đất công trong khu Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy xã Sài Sơn là để ban hành cho “đầy đủ thủ tục” - thực tế công trình này đến nay vẫn chưa bị tháo dỡ?

Ông Tâm cho biết, việc lấn chiếm đã diễn ra từ năm 2016, đến đầu năm 2019, ông Đào Trọng Vinh xây dựng các công trình nhà ở. Ngay khi ông Vinh tiến hành xây dựng, UBND xã Sài Sơn đã lập biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai đối với hộ ông Đào Trọng Vinh. Theo Biên bản số 02/BB-VPHC ngày 08/01/2019 thì, hộ ông Đào Trọng Vinh đã lấn chiếm đất và xây dựng nhà cấp 4 kết cấu tường xây gạch, xà gỗ thép, mái lợp tôn với chiều cao nhà 2,8m.

Khi được hỏi "việc lấn chiếm diễn ra từ năm 2016, đến nay là 3 năm nhưng tại sao UBND xã Sài Sơn không có động thái gì; công trình kiên cố rồi mới lập biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai?", ông Đỗ Văn Tâm cho biết:

“Năm 2016, gia đình ông Vinh có đến UBND xã xin thầu diện tích đất (diện tích đất hiện nay đang lấn chiếm) để trồng cây, nhưng xã không giao thầu. Còn họ trồng cây trên diện tích đó lúc nào không biết. Từ năm 2015, ở khu vực này được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt nên tất cả khu vực, huyện quản lý, chứ xã không quản lý”.

Trước những vi phạm nghiêm trọng của những hộ dân lấn chiếm đất công trong khu vực Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy trên địa bàn xã Sài Sơn, UBND huyện Quốc Oai đã ra Thông báo số 769/TB-UBND ngày 5/10/2019 về việc xây dựng kế hoạch cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế theo đúng quy định; thời gian xong trước ngày 30/10/2019.

Mặc dù thời gian cưỡng chế đã quá hạn gần 1 tháng, nhưng những công trình vi phạm này vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”.

Để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, đề nghị UBND TP. Hà Nội, các cơ quan chức năng sớm vào cuộc, giải quyết dứt điểm những sai phạm nêu trên. Đồng thời, có biện pháp xử lý nghiêm đối với cả người vi phạm và cơ quan, cá nhân quản lý, không để vi phạm tồn tại, gây bất bình trong dư luận.

Thiên Trường

Bài liên quan

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.