Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xây dựng nhà ga T3, Tân Sơn Nhất, Bộ GTVT tự làm khó chính mình?

Không khó để nhận ra, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đang ưu ái quá mức cho Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) là nhà đầu tư chính của dự án xây dựng nhà ga T3, Tân Sơn Nhất, bất chấp rất nhiều hạn chế của công ty này.

Xây dựng nhà ga T3, Tân Sơn Nhất, Bộ GTVT tự làm khó chính mình? - Hình 1

 Hình minh họa

ACV sẽ là nhà đầu tư chính và phải kêu gọi thêm các nhà đầu tư khác

Mới đây, vào chiều ngày 19/3, báo Giao thông đã tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Cách nào đẩy nhanh tiến độ mở rộng Tân Sơn Nhất?”, với khách mời hết sức hạn chế, nhưng lại có sự xuất hiện của Chủ tịch Tập đoàn IPP Jonathan Hạnh Nguyễn là nhà đầu tư tư nhân duy nhất.

Xây dựng nhà ga T3, Tân Sơn Nhất, Bộ GTVT tự làm khó chính mình? - Hình 2

 Chủ tịch Tập đoàn IPP Jonathan Hạnh Nguyễn là nhà đầu tư tư nhân duy nhất bất ngờ có mặt tại buổi tọa đàm trực tuyến của báo Giao thông chiều ngày 19/3

Tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết: “Một nhà ga hành khách T3 sẽ được xây dựng ở phía Nam với diện tích sàn 100.000 – 120.000m2 trên diện tích đất quốc phòng 16,37 ha. Nhà ga này có thể phục vụ 20 triệu hành khách mỗi năm, tổng vốn khái toán của nhà ga và một số hạng mục công trình khác khoảng 18.000 tỷ đồng”.

Ở phần đất phía Bắc nơi có sân golf sẽ được để xây dựng các công trình phụ trợ như nhà ga hàng hóa, sửa chữa máy bay, logistics, chế biến suất ăn từ năm 2025 trở đi. Việc mở rộng sân bay sẽ sử dụng quỹ đất quốc phòng. Hiện nay, Tân Sơn Nhất đã quá tải nên việc mở rộng sân bay là cấp thiết. Thứ trưởng Lê Đình Thọ nói.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Lê Đình Thọ lại không giải thích tại sao nhà ga hành khách T3 với công suất lên tới 20 triệu khách/năm lại bị “nén” vào khu đất chỉ rộng 16,37 ha, mà không phải khoảng 26 ha như tư vấn Pháp ADP-I đề xuất quy hoạch và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương.

Về nguồn tiền sử dụng, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho biết, sẽ từ vốn của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) với tư cách nhà đầu tư và gọi thêm các nhà đầu tư khác.

Với sự hiện diện và tham gia ý kiến tích cực của ông Jonathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn IPP Liên Thái Bình Dương tại cuộc tọa đàm nói trên, không khó hình dung rằng IPP đã được Bộ GTVT “nhắm tới” để cùng ACV thực hiện dự án nhà ga hành khách T3 tại Tân Sơn Nhất.

Được biết, IPP cũng là đối tác của ACV trong dự án nhà ga hành khách quốc tế tại sân bay Cam Ranh và là nhà đầu tư lớn nhất của nhà ga này. Tuy nhiên, hiện đang có ít nhất 5 nhà đầu tư quan tâm đến dự án này, IPP của “vua hàng hiệu” Jonathan Hạnh Nguyễn không phải nhà đầu tư tư nhân duy nhất.

Nhiều dấu khỏi về khả năng thực hiện dự án của ACV

Xây dựng nhà ga T3, Tân Sơn Nhất, Bộ GTVT tự làm khó chính mình? - Hình 3

   TS Nguyễn Thiện Tống, chuyên gia hàng không

Tuy nhiên việc bàn giao 16, 37 ha đất cho ACV được đánh giá là không dễ, TS Nguyễn Thiện Tống, chuyên gia hàng không cho biết: “Ngay cả khi ACV được Bộ GTVT ưu ái giao dự án xây dựng nhà ga T3 tại Tân Sơn Nhất thì việc bàn giao khu đất 16,37 ha này từ Bộ Quốc phòng sang ACV cũng không dễ”.

“Trên khu đất này có các đơn vị quân đội đóng quân, chưa thể di dời ngay cho dù Bộ Quốc phòng đã có chủ trương bàn giao đất để xây dựng nhà ga hành khách T3. Ngoài ra, việc giao đất cũng vướng luật, bởi hiện nay ACV đã là công ty cổ phần có vốn tư nhân và nước ngoài (không phải doanh nghiệp nhà nước), nên không thể giao đất thẳng cho ACV, mà phải theo các quy định chặt chẽ của pháp luật”.

“Theo Điều 50 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014, khu 16,37 ha đất quốc phòng ở vị trí dự kiến xây nhà ga hành khách T3 đầu tiên phải được Bộ Quốc phòng bàn giao cho UBND TP HCM. ACV đã là công ty cổ phần, có vốn tư nhân và nước ngoài nên UBND TP. HCM buộc phải đấu giá, lựa chọn nhà đầu tư. Chắc gì ACV đã “trúng” khi hàng loạt nhà đầu tư cùng nhảy vào? Do đó, việc giao đất cho ACV là không hề đơn giản”, ông Tống phân tích.

Thực tế, phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương dựa trên đề xuất quy hoạch của công ty tư vấn Pháp ADP-I. Theo đó, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ có thêm nhà ga, đường lăn, đường giao thông kết nối với thành phố ở phía Nam khu bay hiện hữu.

Ở một góc nhìn khác, Đại tá - Anh hùng phi công Từ Đễ, người đã từng nhiều năm đóng quân và quản lý sân bay Tân Sơn Nhất cho rằng: “Thủ tướng Chính phủ cùng các Bộ, ngành đang ưu tiên thu hút đầu tư tư nhân, tiết kiệm nguồn lực nhà nước, tại sao Bộ GTVT chỉ là cơ quan quản lý, trọng tài lại can thiệp sâu vào các hợp đồng kinh tế. Tôi cho rằng điều đó không hợp lý đặc biệt trong bối cảnh ACV đã chuyển về Uỷ ban quản lý vốn nhà nước”. 

Giải pháp nào?

Nói thêm về Về việc bàn giao 16, 37 ha đất cho ACV , ông Từ Đễ cho biết: “Tôi cũng không hiểu sao, khi phía Bộ GTVT lại có những quyết định khó hiểu vậy, nếu theo đề án của Bộ này đưa ra thì phải 4 năm nữa nhà ga T3 mới hoàn thành và đi vào sử dụng được, lúc này sân bay Tân Sơn Nhất sẽ tắc khủng khiếp như thế nào”.

Thứ 2 hiện tôi được biết, Cty Hàng không lưỡng dụng (HKLD) Ngôi Sao Việt đã đưa ra được ý tưởng, đề xuất phương án quy hoạch, thiết kế nhà ga lưỡng dụng (T3) có tính chuyên nghiệp rất cao, đã được Cục Hàng không Việt Nam và các cơ quan chức năng của Nhà nước thẩm định, đủ điều kiện làm thì lại chưa cho làm? Trong khi đơn vị này đã đủ đất sạch, đủ tiền, thiết kế đúng theo phương án của Tư vấn độc lập ADPi Engineering của Pháp (sau đây viết tắt là ADPi) mà Chính phủ phê duyệt lại đang bị “tuýt còi”. Tôi thực sự không hiểu có lợi ích nhóm gì ở đây không. Ông Từ Đễ nêu quan điểm.

Ông Từ Đễ cho biết: “Bộ GTVT hiện nay không quản lý doanh nghiệp nữa thì về cơ sở và trên cơ sở ông chỉ quản lý về mặt luật pháp và hành lang pháp lý, vẫn như hành lang văn bản và quản lý điều hành chứ không quản lý về kinh tế nữa câu chuyện là ông không thể nào đứng ra bênh cho doanh nghiệp trực thuộc bộ như ngày xưa nữa. Tôi cũng xin nói lại, ngày xưa, khu đất 10 ha mà Vietstar đang đề xuất xây dựng Nhà ga Hàng không lưỡng dụng chính nằm trên nền Nhà ga quân sự cũ, từ thời chúng tôi chiến đấu. Đây là vị trí đã nghiên cứu từ thời Pháp và rất thích hợp xây dựng nhà ga. Với các quy hoạch phù hợp, hiện đại mà đã được ADPi thiế kế, Thủ tướng Chính phủ đồng thuận, tôi cho rằng Bộ GTVT không nên “cố đấm ăn xôi” mà đi ngược với chủ trương này”.

Thanh Bút

 

Bài liên quan

Tin mới

VIB dự kiến còn chia 6,5% cổ tức tiền mặt, lên kế hoạch lợi nhuận năm 2024 đạt 12.045 tỷ đồng
VIB dự kiến còn chia 6,5% cổ tức tiền mặt, lên kế hoạch lợi nhuận năm 2024 đạt 12.045 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB – sàn HOSE) vừa công bố báo cáo thường niên năm 2023 và đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay dựa trên định hướng chiến lược giai đoạn 2022-2026 và nhận định về môi trường kinh doanh.

Sở hữu bộ ba kết nối “bộ - không - thủy” có 1-0-2, Vinhomes Royal Island tạo cơn địa chấn mới
Sở hữu bộ ba kết nối “bộ - không - thủy” có 1-0-2, Vinhomes Royal Island tạo cơn địa chấn mới

Vinhomes Royal Island vừa tạo ra cơn địa chấn mới trên thị trường bất động sản bằng màn ra mắt ấn tượng, hé lộ những tiện ích thượng lưu lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Sức hút đặc biệt của Thành phố đảo Hoàng Gia còn đến từ địa thế độc tôn cùng khả năng kết nối vượt trội.

Cổ phiếu Hải Phát Invest (HPX) sẽ trở lại giao dịch từ ngày 20/3
Cổ phiếu Hải Phát Invest (HPX) sẽ trở lại giao dịch từ ngày 20/3

Sở GDCK TP. HCM đã có quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, mã HPX – sàn HOSE) ra khỏi diện đình chỉ giao dịch kể từ ngày 20/3.

Cổ phiếu Angimex (AGM) được giao dịch trở lại
Cổ phiếu Angimex (AGM) được giao dịch trở lại

Sở GDCK TP. HCM vừa có quyết định thông báo việc cổ phiếu AGM của CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) sẽ được chuyển từ diện đình chỉ giao dịch sang diện kiểm soát.

Nam Định đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Khu công nghiệp Hải Long, Giao thủy
Nam Định đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Khu công nghiệp Hải Long, Giao thủy

Ngày 19/3, UBND tỉnh Nam Định có Thông báo số 66/TB-UBND thông tin kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Anh Dũng tại cuộc họp triển khai các nội dung công việc liên quan đến dự án Khu công nghiệp Hải Long, huyện Giao Thủy.

Yêu cầu khẩn trương kiểm soát để bình ổn thị trường vàng
Yêu cầu khẩn trương kiểm soát để bình ổn thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả, kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp ổn định thị trường vàng được giao tại công điện và chỉ thị của Thủ tướng và các công văn của Văn phòng Chính phủ.