Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xét xử hơn 1.000 trường hợp gây thất thoát, lãng phí khoảng 31.795,2 tỷ đồng

Báo cáo giám sát về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của đoàn giám sát Quốc hội đã chỉ rõ địa phương, dự án, bộ, ngành có dự án gây thất thoát, lãng phí đồng thời đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra dự án thất thoát, lãng phí.

Việc triển khai nhiều dự án có vốn đầu tư công đã góp phần cải thiện hạ tầng trên nhiều lĩnh vực, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhà đầu tư, doanh nghiệp. Ảnh Đức Thanh. Đồ họa Đan Nguyễn. Báo Đầu tư
Việc triển khai nhiều dự án có vốn đầu tư công đã góp phần cải thiện hạ tầng trên nhiều lĩnh vực, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhà đầu tư, doanh nghiệp. Ảnh Đức Thanh. Đồ họa Đan Nguyễn. Báo Đầu tư.

Báo cáo chỉ rõ, một số dự án đầu tư công có sai phạm, phải xử lý hình sự. Trong số 1.086 trường hợp đã đưa ra xét xử gây thất thoát, lãng phí khoảng 31.795,2 tỷ đồng. Các dự án có thất thoát lãng phí chủ yếu là các chi phí không hợp lý, được phát hiện trong giai đoạn thanh, quyết toán, kiểm toán.

Đoàn giám sát của Quốc hội cũng “điểm danh” nhiều địa phương có số dự án phát hiện thất thoát, lãng phí nhiều, như: Bắc Giang năm 2018 có 196 dự án, năm 2020 có 864 dự án; Thanh Hóa năm 2019 có 52 dự án, năm 2020 có 19 dự án, năm 2021 có 90 dự án; Phú Thọ năm 2018 có 111 dự án; Quảng Ngãi năm 2018 có 58 dự án; Lạng Sơn năm 2021 có 48 dự án; Hà Tĩnh năm 2020 có 34 dự án; Sơn La năm 2019 có 33 dự án; Nghệ An năm 2019 có 20 dự án,...

Báo cáo còn chỉ rõ, các bộ, ngành, địa phương cơ bản không báo cáo công trình, dự án đã nghiệm thu nhưng không phát huy hiệu quả đầu tư hoặc không đảm bảo chất lượng, đặc biệt là danh mục công trình, dự án đã nghiệm thu nhưng không phát huy hiệu quả đầu tư, lãng phí, thất thoát.

Theo báo cáo giám sát về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của đoàn giám sát Quốc hội, giai đoạn 2016 - 2021 có 3.085 dự án sử dụng vốn Nhà nước có thất thoát, lãng phí. Trong đó, năm 2016 là 590 dự án; năm 2017 là 840 dự án; năm 2018 là 422 dự án; năm 2019 là 125 dự án; năm 2020 là 923 dự án; năm 2021 là 185 dự án.

“Qua giám sát số liệu báo cáo không đầy đủ đã có chi tiết danh mục hàng nghìn dự án chậm tiến độ, không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp, thậm chí bỏ hoang, gây lãng phí nhưng chưa được các cơ quan chức năng xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện dự án”, báo cáo nêu.

Tiến độ thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A còn chậm, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, là gánh nặng tác động tiêu cực đời sống xã hội, phá vỡ các kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội không chỉ một địa phương mà còn cả khu vực, cả nước.

TP. Hồ Chí Minh

Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1, tuyến Bến Thành - Suối Tiên, được phê duyệt năm 2008, qua 14 năm thực hiện vẫn tiếp tục xin lùi thời hạn hoàn thành (dự kiến năm 2028 mới kết thúc dự án), đội vốn quá lớn từ 17.387 tỷ đồng lên 43.757 tỷ đồng (tăng 2,5 lần).

Dự án dựng tuyến tàu điện ngầm số 2, Bến Thành - Tham Lương, được phê duyệt tháng 10/2010 song theo báo cáo của Thành phố thì thời gian hoàn thành thi công đưa vào khai thác dự kiến phải đến năm 2030. Theo đoàn giám sát, đây cũng tiếp tục là dự án đội vốn rất lớn. Tổng mức đầu tư ban đầu là 26.116 tỷ đồng vào 2010, đến 2018 là 47.891,28 tỷ đồng (tăng 1,8 lần).

Phối cảnh Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch OPERA Thủ Thiêm. Dự án gây thất thoát, lãng phí. Ảnh internet
Phối cảnh Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch OPERA Thủ Thiêm. Dự án gây thất thoát, lãng phí. Ảnh internet.

Dự án Xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch và dự án Bồi thường giải phóng mặt bằng Khu liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc, phường An Phú, Quận 2 song chưa đánh giá kỹ nguyên nhân chậm tiến độ, các vướng mắc phát sinh, lý do và phương án xử lý….

Thủ đô Hà Nội

Nhiều dự án lớn, nhất là các tuyến đường sắt đô thị cũng ở tình trạng chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư, chưa rõ thời hạn hoàn thành như:

Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội (tổng mức đầu tư 32.910 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ 2008 - 2022);

Dự án tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đang làm thủ tục điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 19.555 tỷ đồng lên 35.678,632 tỷ đồng (tăng 1,8 lần);

Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá TP.Hà Nội (tổng mức đầu tư hơn 16.293 tỷ đồng, thời gian thực hiện 2013 - 2021)…

Nguồn Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh vneconomy.vn
Nguồn Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh vneconomy.vn.

Các dự án tăng tổng mức đầu tư, còn có những dự án nhóm A đã hoàn thành, đưa vào hoạt động nhưng kém hiệu quả như: Dự án Bảo tàng Hà Nội; tuyến xe buýt nhanh (BRT) Cát Linh - Hà Đông...

“Các loại dự án trên là những điển hình của việc thất thoát, lãng phí, xảy ra trong thời gian dài, nhưng chậm được các cấp có thẩm quyền khắc phục, xử lý. Đối với các dự án ODA, việc chậm tiến độ, kém hiệu quả ngoài thất thoát, lãng phí, còn ảnh hưởng đến uy tín quốc gia”, Đoàn giám sát đánh giá.

Đoàn giám sát của Quốc hội cũng kiến nghị xử lý các tồn tại, hạn chế, thất thoát, lãng phí, trước mắt là 52 dự án, cụm dự án đầu tư công và sử dụng vốn nhà nước khác không hiệu quả; 21 dự án, chuỗi dự án trọng điểm lĩnh vực dầu khí, điện, than chậm tiến độ; 18 dự án đất đai hoang hóa, lãng phí, có khó khăn vướng mắc; 908 dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ đưa đất vào sử dụng với tổng diện tích lên tới 30.000 ha.

Đoàn giám sát của Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm giải trình của người đứng đầu có liên quan và thực hiện các giải pháp khắc phục đối với 3.085 dự án sử dụng vốn nhà nước trong giai đoạn 2016 - 2021 có thất thoát, lãng phí.

Thạch Thảo (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Long An triển khai thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024
Long An triển khai thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024

Thực hiện Kế hoạch số 138-KH/TU ngày 01/02/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024; Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; UBND tỉnh Long An đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024.

Bắc Ninh đón khoảng 65.000 lượt du khách dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5
Bắc Ninh đón khoảng 65.000 lượt du khách dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5

Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong dịp nghỉ lễ 30/4, 01/5, lượng khách đến Bắc Ninh ước đạt 65.000 lượt, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023; doanh thu du lịch đạt 45 tỷ đồng.

Thanh tra tỉnh Sơn La kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan đến tồn tại, hạn chế
Thanh tra tỉnh Sơn La kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan đến tồn tại, hạn chế

Theo Thanh tra tỉnh Sơn La, bên cạnh nhiều mặt tích cực, công tác giải quyết TTHC và cung cấp DVHCC tại Sở LĐTBXH tỉnh Sơn La và các đơn vị trực thuộc cũng bộc lộ không ít tồn tại, hạn chế, khuyết điểm.

Gần 52 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 4 tháng đầu năm 2024
Gần 52 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 4 tháng đầu năm 2024

Trong 4 tháng năm 2024, cả nước có 51.600 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký gần 508 nghìn tỷ đồng, tăng 3,4% về số doanh nghiệp, tăng 9,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.

Microsoft cho biết sẽ mở trung tâm dữ liệu khu vực đầu tiên tại Thái Lan
Microsoft cho biết sẽ mở trung tâm dữ liệu khu vực đầu tiên tại Thái Lan

Microsoft mở trung tâm dữ liệu khu vực đầu tiên tại Thái Lan nhằm tăng cường tính khả dụng của các dịch vụ đám mây.

Lãnh đạo Nhật Bản tăng cường các chuyến thăm và làm việc nhằm sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội
Lãnh đạo Nhật Bản tăng cường các chuyến thăm và làm việc nhằm sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội, một liên doanh giữa Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và Tập đoàn BRG (Việt Nam), nhằm sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội.