Ảnh internet.
Xuất khẩu gạo: Giá lúa gạo càng tăng, doanh nghiệp càng cần có chiến lược lâu dài. Ảnh internet.

Từ đầu năm đến nay, giá gạo xuất khẩu bình quân luôn ở mức cao, đạt 553 USD/tấn, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Thậm chí, có thời điểm giá gạo Việt Nam xuất khẩu lên đến gần 650 USD/tấn.

Số liệu từ Tổng cục Hải quan thể hiện, mặc dù giá trị xuất khẩu qua 09 tháng đạt 3,66 tỷ USD, tuy nhiên khối lượng gạo xuất khẩu mới chỉ đạt 6,6 triệu tấn. Trong khi vào năm 2011 để đạt được kim ngạch xuất khẩu 3,65 tỷ USD phải cần 7,1 triệu tấn gạo.

Một thương nhân tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết, giá gạo tăng do nhu cầu lớn từ Indonesia, trong khi nguồn cung trong nước không thay đổi, đồng thời cho biết thêm xung đột ở Trung Đông có thể thúc đẩy các nước tăng cường dự trữ lương thực. Thương nhân này cho biết thêm lo ngại về sản lượng vụ Thu Đông thấp hơn cũng hỗ trợ giá.

Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Thái Lan giảm xuống còn 568 - 570 USD/tấn so với mức 575 - 580 USD/tấn trong tuần trước. Một thương nhân tại Bangkok cho biết giá giảm do nguồn cung bổ sung từ các nhà xay xát, đồng thời nhu cầu từ Indonesia, nơi đang tìm kiếm nguồn cung hàng trước Giáng sinh, đang hạn chế mức giảm.

Xuất khẩu gạo: Giá lúa gạo càng tăng, doanh nghiệp càng cần có chiến lược lâu dài. Ảnh internet.
Xuất khẩu gạo: Giá lúa gạo càng tăng, doanh nghiệp càng cần có chiến lược lâu dài. Ảnh internet.

Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ đã giảm xuống còn 495 - 505 USD/tấn từ mức 510 - 520 USD/tấn trong tuần trước. Ngày 13/10, Ấn Độ đã gia hạn thuế 20% đối với gạo đồ xuất khẩu cho đến tháng 03/2024.

Ngoài ra, một nhà xuất khẩu tại New Delhi cho biết giá gạo đang giảm do nguồn cung từ vụ mùa mới. Điều này cho phép các nhà xuất khẩu giảm giá bán gạo.

Một thương nhân khác cho biết quyết định nới lỏng hạn chế xuất khẩu gạo trắng không phải basmati sang một số nước của Ấn Độ và nhu cầu yếu hơn từ Châu Phi cũng góp phần khiến giá giảm.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, với giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang dẫn đầu thị trường như hiện nay thu nhập của cả chuỗi ngành hàng đã có sự cải thiện nhiều so với các năm trước. Hiện dư địa xuất khẩu gạo của Việt Nam còn rất lớn khi Philippines đang có nhu cầu nhập thêm 1,1 triệu tấn, Indonesia có nhu cầu nhập khẩu 2,3 triệu tấn gạo. Cùng với đó, nhu cầu nhập khẩu gạo từ Trung Quốc dự báo cũng sẽ tăng trong những tháng cuối năm.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lưu ý, đảm bảo hiệu quả xuất khẩu khi giá lúa đang tăng cao như hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu cần có chiến lược lâu dài.

Theo ông Cường: "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu Chính phủ về việc tăng cường xuất khẩu gạo trong bối cảnh hiện nay. Năm ngoái sản lượng lúa gạo khoảng 42,7 triệu tấn, xuất khẩu 7,13 triệu tấn; năm nay sản lượng ước khoảng 43,1 triệu đến 43,2 triệu tấn, có thể xuất khẩu vượt kỷ lục của năm ngoái. Vấn đề giá cả sẽ thay đổi theo chiều hướng tăng nhưng với lượng dự trữ quốc gia hiện nay sẽ không ảnh hưởng".

Xuân Hải (t/h)