Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xuất khẩu lao động: “Trên trải thảm, dưới rải... đinh”?

Theo quy định, DN được cấp phép hoạt động xuất khẩu lao động thì được tiếp cận với người lao động tại các địa phương. Tuy nhiên, hiện nay có một nghịch lý đối với các DN là trong khi cấp tỉnh tạo điều kiện thì xuống huyện, xã lại bị... hành?

THCL - Theo quy định, DN được cấp phép hoạt động xuất khẩu lao động thì được tiếp cận với người lao động tại các địa phương. Tuy nhiên, hiện nay có một nghịch lý đối với các DN là trong khi cấp tỉnh tạo điều kiện thì xuống huyện, xã lại bị... hành?

Nhiều khó khăn, vướng mắc

Ngày 8/3, tại Hà Nội, diễn ra Hội nghị “Nâng cao chất lượng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài” - do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức. Tham dự Hội nghị, có Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; lãnh đạo các cơ quan liên quan và đại điện hơn 200 DN hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, xuất khẩu lao động đang mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề bất cập.

Xuất khẩu lao động: “Trên trải thảm, dưới rải... đinh”? - Hình 1

Hội nghị Nâng cao chất lượng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Trong 3 năm (2014-2016), tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đạt khoảng 350.000 người. Riêng năm 2016, có hơn 126.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đến hết năm 2016, cả nước có 277 doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (trong đó có 15 doanh nghiệp nhà nước, 207 công ty cổ phần và 55 công ty TNHH). 

Tuy nhiên, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thời gian qua vẫn còn khó khăn, hạn chế. Nguồn lao động được đưa đi còn yếu về ngoại ngữ, tay nghề chưa phù hợp yêu cầu của thị trường, chưa quen tác phong làm việc công nghiệp.

Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, giành hợp đồng cung ứng lao động giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài dẫn đến giảm quyền lợi, tăng chi phí đóng góp của người lao động; vẫn tồn tại tình trạng doanh nghiệp được cấp phép hoạt động nhưng không trực tiếp khai thác, tìm kiếm hợp đồng cung ứng lao động, tư vấn… 

Tại hội nghị, đại diện nhiều DN cho rằng: DN xuất khẩu lao động đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận người lao động do phải xin giấy phép con.

Ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty Xuất khẩu lao động Thanh Hóa cho biết: “Hiện nay, nguồn lao động đi xuất khẩu lao động dồi dào, nhưng DN gặp phải khó khăn khi tiếp cận nguồn lao động, do phải xin giấy phép con của cấp huyện, xã. Theo quy định, DN được cấp phép được tiếp cận với người lao động tại các địa phương, tuy nhiên, như ở Thanh Hóa, trong khi cấp tỉnh tạo điều kiện thì xuống huyện, xã lại bị... hành.

Nhân viên của công ty đã có trường hợp xuống xã gặp người lao động để ghi nhận nhu cầu đi xuất khẩu lao động, nhưng bị lực lượng công an xã bắt phải chạy vạy đủ kiểu... Đúng là “trên trải thảm, dưới rải đinh”.

Ông Nguyễn Văn Minh cho rằng, có tình trạng “bảo kê” sân sau của một số doanh nghiệp, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh. Tình trạng này, khiến phí bị đẩy lên cao hoặc phát sinh “cò” lao động.

Ông Đàm Công Bắc, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Dịch vụ nhân lực toàn cầu cho biết: “DN muốn tiếp cận người lao động phải qua huyện, xã, nhưng khi qua các "cổng" này thì nảy sinh một loạt giấy phép con khống chế về thời gian, số lượng tuyển. Có huyện chỉ cho phép tuyển tại 2 - 3 xã nhất định, muốn sang tuyển người ở xã khác cũng không được. Hoặc huyện chỉ cấp phép tuyển 6 tháng, nhưng từ lúc đào tạo cho đến lúc xuất cảnh đã vượt thời gian này, do đó muốn tiếp tục lại phải lên xin phép, mà muốn có giấy phép con này phải có cái "bôi trơn" mới được cấp”...

Trước những khó khăn gặp phải, không ít lần DN đã có kiến nghị lên các cơ quan chức năng, mong muốn được tháo gỡ nhưng đều bị đùn đẩy trách nhiệm. “Tôi đã kiến nghị lên Sở LĐ-TB&XH, nhưng lãnh đạo Sở cho biết để giải quyết giấy phép con này thì thuộc thẩm quyền của lãnh đạo tỉnh”, ông Bắc nói.

Không chỉ có tiếp cận người lao động khó khăn, các DN còn cho biết, ngay cả việc mở trung tâm đào tạo tại địa phương cũng bị chính quyền địa phương... hành. Trong khi, giấy phép của hoạt động xuất khẩu lao động có ghi rõ điều kiện phải có trung tâm đào tạo.

Đánh giá về chất lượng nguồn lao động, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp cho rằng, thực tế, nhận thức và chất lượng của người lao động chưa thể nâng cao trong thời gian ngắn khi học tập tại trung bồi dưỡng kiến thức trước khi đi làm việc.

Bên cạnh đó, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, giành hợp đồng cung ứng lao động giữa các DN cả trong và ngoài nước dẫn đến giảm quyền lợi, tăng chi phí đóng góp của người lao động. Vẫn tồn tại tình trạng DN được cấp phép hoạt động nhưng không trực tiếp khai thác, tìm kiếm hợp đồng cung ứng, tư vấn, tuyển chọn lao động mà “khoán trắng” cho chi nhánh hoặc trung tâm trực thuộc, không có sự quản lý chặt chẽ.

Một khó khăn nữa đó là sự thay đổi trong chính sách tiếp nhận, cơ chế bảo vệ quyền lợi người lao động nước ngoài của các quốc gia tiếp nhận lao động khiến công tác dự báo số lượng, bảo vệ người lao động gặp vướng mắc.

Sẽ xử lý nghiêm DN vi phạm

Bộ LĐ-TB&XH đặt mục tiêu từ năm 2017 - 2020, mỗi năm xuất khẩu từ 100.000 -120.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có khoảng 80% lao động được đào tạo.

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết, để nâng chất lượng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Bộ LĐ-TB&XH sẽ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Bộ sẽ xây dựng những quy định và điều kiện chặt chẽ hơn nữa để chỉ những DN thực sự đáp ứng đủ và bảo đảm duy trì các điều kiện theo quy định của pháp luật mới được tham gia hoạt động đưa người đi làm việc ở nước ngoài.

Xuất khẩu lao động: “Trên trải thảm, dưới rải... đinh”? - Hình 2

Năm 2017, Bộ LĐ-TB&XH sẽ thanh tra chuyên đề tập trung hoạt động xuất khẩu lao động của DN

Đặc biệt, Luật Người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài sẽ được sửa đổi theo hướng: Quy định cấp giấy phép có thời hạn 3 - 5 năm, hết thời hạn đó mà DN không đáp ứng đủ yêu cầu sẽ không được cấp lại giấy phép; cho phép tạo nguồn lao động để chuẩn bị cung ứng cho hợp đồng do những quy định về tuyển chọn lao động như hiện nay có thể khiến DN bỏ lỡ hợp đồng, do không có nguồn lao động sẵn có để đối tác tuyển.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, xuất khẩu lao động, không chỉ giúp xóa đói giảm nghèo ở nhiều nơi, mà cũng là chuẩn bị lực lượng lao động trong lĩnh vực cần, lâu dài. Nếu tổ chức tốt lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về - sẽ là một yếu tố để thu hút đầu tư ở những nước chúng ta cử đi xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó, sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, cơ quan làm công tác xuất khẩu lao động là hết sức quan trọng.

Phó Thủ tướng yêu cầu: Bộ LĐ-TB&XH xem xét từng kiến nghị cụ thể của DN, nếu vấn đề nào thuộc thẩm quyền của Bộ LĐ-TB&XH thì Bộ có văn bản giải quyết. Vấn đề nào thuộc Chính phủ, Chính phủ sẽ có văn bản chỉ đạo. Việc mở trung tâm đào tạo nghề của các DN, nay lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đã do Bộ LĐ-TB&XH quản lý, Bộ cần sớm có văn bản gửi các địa phương để quy định về việc này.

Mặt khác, để giải quyết vấn đề giấy phép con của chính quyền địa phương, Bộ LĐ-TB&XH cần có văn bản thống nhất với địa phương về quá trình xuống tiếp cận tại huyện, xã của DN.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp thông tin: Trong năm nay, các cuộc thanh tra chuyên đề sẽ tập trung vào việc tổ chức bộ máy hoạt động của DN, công tác tuyển chọn, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và công tác thu phí.

“Trong thời gian tới, Bộ sẽ xử lý nghiêm các DN dịch vụ có vi phạm quy định của pháp luật và các DN hoạt động kém hiệu quả; các DN tuyển chọn lao động thông qua môi giới, cò mồi, thu phí vượt mức quy định hoặc thu tiền nhưng không đưa được lao động đi, không bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Trường hợp phát hiện các DN không duy trì việc đáp ứng các điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, Bộ sẽ kiên quyết thu hồi giấy phép hoạt động”, Thứ trưởng Diệp khẳng định.

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Các ngân hàng Trung ương Châu Á tăng cường bảo vệ tiền tệ
Các ngân hàng Trung ương Châu Á tăng cường bảo vệ tiền tệ

Các ngân hàng Trung ương Châu Á đã tăng cường bảo vệ tiền tệ khi nỗ lực chống lại sức mạnh của đồng đô la ở Châu Á phải đối mặt với thách thức mới từ diễn biến xung đột ở Trung Đông.

Việt Nam lần đầu chạm ngưỡng quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore
Việt Nam lần đầu chạm ngưỡng quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore

Theo số liệu thống kê của cơ quan quản lý doanh nghiệp Singapore, trong 3 tháng đầu năm 2024, tổng giá trị nhập khẩu gạo từ thế giới của thị trường Singapore tăng mạnh ở mức 23,86% so với cùng kỳ, đạt gần 112,9 triệu SGD.

Chủ đề "Thế giới tôi đọc" có ý nghĩa gì với văn hóa đọc sách?
Chủ đề "Thế giới tôi đọc" có ý nghĩa gì với văn hóa đọc sách?

Với 13 hoạt động thuộc khuôn khổ Ngày hội, Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam hy vọng Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 có thể lan tỏa giá trị của sách, của văn hóa đọc tới với cộng đồng bạn đọc cả nước. Sự kiện diễn ra đến hết ngày 29/4.

BTL Vùng Cảnh sát Biển 3 tiếp tục cấp nước ngọt cho nhân dân tỉnh Bến Tre
BTL Vùng Cảnh sát Biển 3 tiếp tục cấp nước ngọt cho nhân dân tỉnh Bến Tre

Ngày 20/4, tại cảng của xã Phú Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Bến Tre; tổ chức chương trình cấp nước ngọt sinh hoạt cho nhân dân các xã thuộc huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

HLV Hoàng Anh Tuấn nói gì trước trận U23 Việt Nam gặp U23 Malaysia tối nay?
HLV Hoàng Anh Tuấn nói gì trước trận U23 Việt Nam gặp U23 Malaysia tối nay?

Chia sẻ với truyền thông trước trận U23 Việt Nam vs U23 Malaysia, HLV Hoàng Anh Tuấn cho biết: “Tôi đã xem qua thành phần lực lượng của U23 Malaysia tham dự giải lần này. Họ có trên dưới 10 cầu thủ từng thi đấu trận gặp U23 Việt Nam ở giải U23 Đông Nam Á 2023.

Thừa Thiên Huế phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024
Thừa Thiên Huế phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024

Ban Chỉ đạo liên ngành Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024.