Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.
Xuất nhập khẩu năm 2024 gặp những thách thức gì? Công nghiệp bán dẫn. Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.

Bộ Công Thương xác định, xuất nhập khẩu năm 2024 gặp nhiều thách thức khó lường khi điều kiện về “giảm dấu chân các bon” từ các thị trường nhập khẩu lớn ngày càng ngặt nghèo hơn. 

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho biết, chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu. Vì thế Bộ Công Thương đã và đang tập trung vào 03 nhóm công việc cần phải làm để hỗ trợ doanh nghiệp, ngành hàng, các địa phương thực hiện xuất nhập khẩu trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

Ông Vũ Bá Phú khẳng định: "Tôi cho rằng, song song với việc nâng cao năng lực để đáp ứng những tiêu chuẩn mới thì các bộ, ngành liên quan sẽ phải nhanh chóng bổ sung và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, đưa ra những tiêu chuẩn, quy định về chuyển đổi xanh, thế nào là xanh đối với từng lĩnh vực cụ thể, thế nào là Bộ chỉ số về chuyển đổi xanh trong xúc tiến thương mại.

Xuất nhập khẩu năm 2024 gặp những thách thức gì? Xuất siêu nông sản là điểm sáng trong xuất nhập khẩu năm 2023 của Việt Nam. Nguồn ảnh internet.
Xuất nhập khẩu năm 2024 gặp những thách thức gì? Xuất siêu nông sản là điểm sáng trong xuất nhập khẩu năm 2023 của Việt Nam. Nguồn ảnh internet.

Chúng tôi cũng đã xây dựng Bộ chỉ số về năng lực xúc tiến thương mại, nhưng sắp tới Bộ chỉ số đó sẽ được bổ sung thêm những chỉ số về chuyển đổi xanh trong xúc tiến thương mại và trong xúc tiến xuất khẩu. Chính phủ chúng ta đã có chương trình liên quan đến hoàn thiện khung khổ pháp lý từ giai đoạn 2023 - 2027. Theo đó, các bộ, ngành cũng đã xây dựng chương trình hoàn thiện pháp luật cho giai đoạn 2023 - 2027 liên quan đến chuyển đổi xanh, liên quan đến hoạt động sản liên quan đến kinh tế tuần hoàn và kinh doanh có trách nhiệm".

Tiến sỹ Nguyễn Phương Nam, chuyên gia đánh giá quốc tế về báo cáo kiểm kê khí nhà kính của Liên hợp quốc (UNFCCC) cho rằng, ứng phó với tiêu chuẩn khắt khe từ thị trường nhập khẩu phải được coi là bắt buộc đối với các chủ thể tham gia vào hoạt động xuất khẩu, trong đó cùng với vai trò của quản lý nhà nước là sự chủ động từ chính các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tham gia vào hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản thực phẩm.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Phương Nam: "Doanh nghiệp nhỏ và vừa thì nguồn lực, con người và kiến thức hạn chế nên phải có được sự linh hoạt nhất định, đấy cũng chính là cái lợi thế. Chúng ta phải chuyển đổi từ kế hoạch chiến lược là phải đi tập trung vào một hai sản phẩm chứ đừng đi dàn trải tất cả các sản phẩm đang có, như thế sẽ tốn nguồn lực rất lớn và ảnh hưởng tới lợi nhuận trong ngắn hạn của doanh nghiệp.

Xuất nhập khẩu năm 2024 gặp những thách thức gì?
Xuất nhập khẩu năm 2024 gặp những thách thức gì? Xuất khẩu sầu riêng đem lại nguồn thu lớn năm 2023. Ảnh internet.

Do đó, cần có chiến lược thay đổi toàn diện, tập trung vào một số ngành hàng. Việt Nam có đến 50.000 doanh nghiệp có các sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên thì chỉ có khoảng 160 - 200 doanh nghiệp có được những sản phẩm hữu cơ và một doanh nghiệp cũng không phải có tất cả các sản phẩm của mình đều hữu cơ, chỉ có một vài sản phẩm...".

Các chuyên gia thương mại nhận định, để ứng phó thích hợp với các tiêu chuẩn xanh trong xuất nhập khẩu hàng hoá thời gian tới đây, có ít nhất “7 cần” mà doanh nghiệp phải làm được, đó là: Cần đa dạng hoá đối tác thương mại; Cần đánh giá rủi ro và lập kế hoạch các kịch bản, xây dựng chiến lược giảm lượng carbon; Cần tham gia vào các dự án Bù đắp carbon; Cần đánh giá mức độ thâm dụng carbon; Cần đầu tư vào đổi mới sáng tạo và công nghệ và Cần tham gia vào các sáng kiến hợp tác công nghiệp. Có như vậy hoạt động xuất khẩu mới phát triển bền vững.

Hải Dương (t/h)