Hà Nội: Bình ổn giá vì đời sống người dân
Chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu trước thời điểm Tết Nguyên đán được triển khai theo 3 hình thức: Tạm ứng vốn cho doanh nghiệp (DN) với lãi suất 0% để dự trữ hàng hóa; kết nối DN vay vốn với lãi suất ưu đãi từ các tổ chức tín dụng; khuyến khích DN tham gia chương trình không tạm ứng vốn.
Theo phản ánh của một số DN, việc triển khai theo phương án kết nối DN với ngân hàng để vay vốn với lãi suất ưu đãi vẫn còn gặp khó khăn do bản thân các DN không còn tài sản thế chấp để vay vốn do đã dùng tài sản để vay vốn tại các ngân hàng đã giao dịch; ngân hàng không chấp thuận cho vay tín chấp trong lần đầu thực hiện giao dịch.
Bên cạnh đó, phần lớn kinh phí thực hiện đưa hàng về nông thôn, khu công nghiệp, khu chế xuất do DN tự trang trải nên số DN tham gia còn ít; nhiều chuyến bán hàng tại khu vực xa trung tâm xã, huyện gặp khó khăn về công tác vận chuyển. Người tiêu dùng tại khu vực ngoại thành thường so sánh giá bán giữa hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ do các DN bán hàng với hàng hóa không rõ nguồn gốc do tư thương, tiểu thương đóng trên địa bàn lưu thông làm ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người dân. Địa điểm tổ chức các chuyến bán hàng tại khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) biệt lập với bên ngoài, lượng công nhân làm việc tại các nhà máy theo ca nên trong giờ làm việc thường không có khách…
Hiện đã có 13 DN ở Hà Nội được tạm ứng với tổng số vốn 276,75 tỷ đồng để thực hiện dự trữ hàng hóa phục vụ bình ổn giá, đặc biệt trong dịp Tết Ất Mùi. Các DN đã tổ chức bán hàng thường xuyên tại 600 điểm bán hàng, trong đó có 235 bếp ăn tập thể với giá bán đã được Sở Tài chính chấp thuận và khoảng 1.600 điểm bán hàng liên doanh, liên kết và điểm bán cùng hưởng lợi trong chính sách bình ổn giá với chất lượng bảo đảm. Có 36 địa điểm bán hàng tại các KCN, KCX đã được giới thiệu cho các DN khảo sát và tổ chức bán hàng. Chương trình được triển khai thực hiện đến hết tháng 4/2015, trong đó tập trung bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu, đẩy mạnh mở rộng mạng lưới điểm bán hàng bình ổn giá phục vụ nhân dân.
Hầu hết hàng hóa tại điểm bán được người dân đánh giá là “tương đối phong phú, bảo đảm chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ”. Các đợt kiểm tra của UBND TP. Hà Nội tại các điểm bán hàng bình ổn giá cho thấy, giá các mặt hàng thuộc danh mục bình ổn của thành phố đều được Sở Tài chính thẩm định và có văn bản chấp thuận, không có tình trạng tự ý tăng giá tại các điểm bán.
Theo báo Công Thương
Bài viết khác
Không nên coi máy điều hòa là hàng xa xỉ để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt
Đại biểu Quốc hội cho rằng, xăng dầu, điều hoà nhiệt độ là mặt hàng thiết yếu, được người dân tiêu dùng nhiều nên đề nghị không đưa vào diện phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
TP. Hồ Chí Minh: Xử lý các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ, khen thưởng tổ chức, cá nhân có sáng kiến tháo gỡ khó khăn
UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch triển khai các biện pháp xử lý các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công, thi công chậm tiến độ; công trình, trụ sở, công sở không sử dụng hoặc sử dụng chưa hiệu quả.
Đà Nẵng: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các Dự án nhà ở xã hội
Tại TP. Đà Nẵng việc phát triển nhà ở xã hội và nhà ở thương mại tiến độ đều rất chậm do gặp những khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ. Điều này, càng kéo dài nỗi lo toan của những đối tượng được thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội, trong khi giá nhà đất ngày một lên cao.
Bắc Giang: Phổ biến các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024
Sáng 21/11, tại hội trường UBND TP Bắc Giang, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị trực tuyến 3 cấp phổ biến các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024.
Phải khắc phục việc nhiều mỏ cát chưa đạt tiêu chuẩn
Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, khu vực ĐBSCL đang triển khai 4 dự án đường bộ cao tốc gồm: Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Cao Lãnh - An Hữu, Mỹ An - Cao Lãnh. Đến nay, 3 dự án đang tổ chức thi công, riêng dự án Mỹ An - Cao Lãnh đang hoàn thiện thủ tục, dự kiến khởi công đầu năm 2025.
Kiên quyết xử lý, thay thế, điều chuyển cán bộ để dự án chậm tiến độ, gây lãng phí
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh sẽ kiên quyết xử lý, thay thế hoặc điều chuyển công việc đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, để dự án chậm tiến độ, gây lãng phí.
Cần xây dựng bảng lương riêng phù hợp với nhà giáo
Góp ý chính sách tiền lương trong dự thảo Luật Nhà giáo, đại biểu Thích Thanh Quyết và đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị xây dựng bảng lương riêng phù hợp với nhà giáo.
Nghệ An chuyển đổi hơn 25 ha đất rừng để triển khai 4 dự án trọng điểm
Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Nghệ An khóa XVIII đã thông qua chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 25 ha đất rừng sang mục đích khác nhằm phục vụ việc thực hiện 4 dự án quan trọng trên địa bàn tỉnh.
TP. Hồ Chí Minh sắp lập mới 2 Ban quản lý và Trung tâm phát triển quỹ đất
Việc thành lập các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành và Trung tâm phát triển quỹ đất để thực hiện các dự án trọng điểm theo Nghị quyết 98 của Quốc hội.
Hà Nội xem xét, quyết sách nhiều nội dung quan trọng để triển khai Luật Thủ đô
Sáng 19/11, HĐND TP. Hà Nội đã tổ chức kỳ họp thứ 19 (kỳ họp chuyên đề) xem xét, ban hành các nội dung triển khai, thi hành Luật Thủ đô năm 2024 và các nội dung khác thuộc thẩm quyền của HĐND TP. Hà Nội.