Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bài 3- Hoài Đức (Hà Nội): Người dân bức xức vì trạm trộn bê tông Sông Đà 7.04 gây ô nhiễm

 

Bài 1: Hoài Đức (Hà Nội): Ai “chống lưng” cho các trạm trộn bê tông không phép?

Bài 2: Trạm trộn bê tông A&P coi thường pháp luật?

THCL Dù chưa có giấy phép xây dựng, giấy phép khai thác nước ngầm, xử lý chất thải và đánh giá tác động môi trường… tuy nhiên, trạm trộn bê tông của Công ty CP Sông Đà 7.04 trên địa bàn xã An Thượng (Hoài Đức, TP. Hà Nội) vẫn ngang nhiên hoạt động, xe chở bê tông tàn phá đường xá, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của hơn 700 hộ dân nơi đây.

Trạm trộn bê tông của Công ty CP Sông Đà 7.04 hoạt động chưa phép.

Theo phản ánh của người dân tại xã An Thượng cho biết, thời gian qua trạm trộn bê tông của Công ty Sông Đà 7.04 đã và đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. Hàng trăm hộ gia đình đang phải sống trong tình trạng “bị khủng bố” vì khói bụi, tiếng ồn, nước thải bê tông chưa qua xử lý… ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hàng nghìn con người nơi đây.

Trạm trộn của Công ty cổ phần Sông Đà 7.04 hoạt động cả ngày lẫn đêm, vận hành hết công suất để phục vụ cho nhu cầu xây dựng trên địa bàn TP. Hà Nội và các tỉnh lân cận. Hoạt động của công ty đã làm cho người dân sống quanh khu vực này đã bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn, bụi xi măng, không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Lớp bụi dày phủ đặc khắp các ngõ ngách, âm thanh hỗn tạp, tiếng còi xe inh ỏi cùng với đó là những tiếng rít đinh tai nhức óc phát ra từ các thiết bị máy móc. Từng đoàn xe siêu trọng tải chở xi măng rời, xe chở xi măng đã trộn, xe quá tải chở cát, đá rầm rập từng đoàn xe nối đuôi nhau tấp nập ra vào cả ngày lẫn đêm.

Thậm chí nhiều người dân ở thôn Đào Nguyên cho biết: Đã kiến nghị với lãnh đạo của trạm trộn này dừng thi công trả lại bầu không khí trong lành cho người dân nơi đây, nhưng lãnh đạo của trạm trộn còn mạnh miệng tuyên bố có làm gì cũng không sợ, kể cả cơ quan chức năng, báo chí cứ làm đi.

Quy định việc thành lập các trạm trộn bê tông dịch vụ (cung cấp bê tông cho công trình xây dựng) phải xa khu dân cư và phải đảm bảo những điều kiện nghiêm ngặt như về vệ sinh môi trường; hệ thống đường vào, đường ra riêng biệt không đi chung với đường giao thông dân sinh…

Nhưng thực tế, các trạm trộn của Công ty bê tông Thủ đô Sông Đà 7.04 thì ngược lại, đặt ngay sát khu dân cư của xã An Thượng đã và đang ngày đêm bào mòn cuộc sống của người dân bởi bụi, tiếng ồn, chất thải bê tông.

Theo tìm hiểu của phóng viên, tram trộn bê tông của Công ty CP Sông Đà 704 được lắp đặt xây dựng tại khu đô thị An Khánh – An Thượng (xã An Thượng, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội). Ngày 28/8/2015, Công ty CP Tập đoàn Hà Đô (chủ đầu tư của khu đô thị An Khánh – An Thượng) đã ký hợp đồng cho Công ty CP Sông Đà 7.04 thuê 5.000 m2 đất tại dự án khu đô thị An Khánh – An Thượng với thời hạn 3 năm. Theo đó, trạm này đi vào hoạt động từ tháng 10/2015.

Ban ngày, trạm trộn này hoạt động với công suất nhỏ, nhưng bắt đầu từ lúc 19h đến 5h sáng ngày hôm sau, trạm trộn này hoạt động hết công suất khiến cho cuộc sống của bà con ở xã An Thượng đang lâm vào cảnh sống mòn vì trạm trộn bê tông này.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Trọng Bắc, Phụ trách sản xuất của trạm trộn bê tông Sông Đà 7.04 thừa nhận: “Các giấy phép thủ tục hồ sơ pháp lý của trạm trộn bê tông Công ty CP Sông Đà 704 chưa có và đang chờ được cấp phép hoàn thiện…”, trạm trộn bê tông chưa đủ điều kiện hoạt động.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, trạm trôn bê tông của Công ty Sông Đà 7.04 vẫn đang hoạt động sản xuất bình thường. Các xe vận chuyển bê tông của Công ty Sông Đà 704 ngày đêm di chuyển từ trạm tại xã An Thượng đi đến các khu vực xây dựng. Quá trình hoạt động sản xuất và phương tiện vẩn chuyển chưa đáp ứng được các yêu cầu về môi trường.., gây ô nhiễm và bức xúc cho nhiều hộ dân tại địa bàn thôn Đào Nguyên sinh sống gần đó.

Được biết, tháng 4/2016, Tổ công tác liên ngành của UBND huyện Hoài Đức đã tiến hành kiểm tra và kết luận hàng loạt sai phạm của trạm trộn bê tông này.

Báo Thương hiệu & Công huận sẽ tiếp tục thông tin./.

Lê Đại - Gia Huy

 

Tin mới

Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng
Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng

Vừa qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị giao ban công tác tháng Tư và triển khai nhiệm vụ công tác tháng Năm năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Nghiên, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng chủ trì Hội nghị, cùng tham dự có các đồng chí lãnh đạo Cục, lãnh đạo các Phòng chuyên môn nghiệp vụ, lãnh đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc.

Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo
Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Dựa trên bảng xếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, Việt Nam còn nhiều tỉnh nghèo. Tính theo tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của 63 tỉnh, thành phố đến năm 2022 (https://thuvienphapluat.vn/), 5 tỉnh thấp nhất lần lượt là Hà Giang, Kon Tum, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng
Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng

Thực hiện kế hoạch "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" và kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã tăng cường xây dựng cơ sở, bắt giữ và xử lý có hiệu quả nhiều hàng hóa vi phạm.

Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần
Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần

Dù doanh thu của CTCP Helio Energy (mã HIO) chỉ tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng mạnh, chủ yếu do chi phí lãi vay giảm.

Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp
Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Theo quy hoạch, đến năm 2030, toàn tỉnh có 115 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 5.267,25ha. Đến nay, đã có 45 CCN được thành lập (có nhà đầu tư hạ tầng) với tổng diện tích hơn 1.633ha. Đầu năm 2024, những tín hiệu tích cực đã đến với một số CCN trên địa bàn, kỳ vọng cải thiện dần sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng CCN, tạo thuận lợi để các nhà đầu tư thứ cấp thuê đất phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thanh Hóa đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp
Thanh Hóa đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp

Hướng tới sản xuất nông nghiệp hiện đại, ngành nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số. Qua đó, người nông dân giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp; đồng thời, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.