Sự gia tăng thương mại điện tử đã dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt. Nhiều thương hiệu phải tìm kiếm những cách thức mới để giữ chân khách hàng.
Sự gia tăng thương mại điện tử đã dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt. Nhiều thương hiệu phải tìm kiếm những cách thức mới để giữ chân khách hàng.

Áp lực “đè nén” bán lẻ thời trang

Bán lẻ thời trang không chỉ bị ảnh hưởng bởi đại dịch mà còn bởi những yếu tố khác như biến đổi khí hậu, khủng hoảng kinh tế, và thay đổi trong thói quen tiêu dùng. Trước khi COVID-19 xảy ra, ngành thời trang đã phải đối mặt với nhiều áp lực từ yêu cầu của người tiêu dùng về tính bền vững và đạo đức trong sản xuất. Với sự bùng phát của đại dịch, những thách thức này trở nên nghiêm trọng hơn.

Doanh thu bán lẻ thời trang toàn cầu đã giảm mạnh trong năm 2020, khi nhiều cửa hàng phải đóng cửa và người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu. Sự gia tăng tỉ lệ thất nghiệp và sự không chắc chắn về kinh tế đã làm giảm sức mua của người tiêu dùng. Thêm vào đó, sự gia tăng của mua sắm trực tuyến đã tạo ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các thương hiệu.

Theo các đơn vị kinh doanh, tính tổng chi phí đầu vào, sức mua, chi phí mặt bằng và nhân công, nhiều cửa hàng thời trang đang gánh chịu lỗ nặng, không còn tình trạng "1 vốn 4 lời" như trước. Ngoại trừ một số cửa hàng có thể thương lượng với chủ thuê để giảm giá, phần lớn các cửa hàng vẫn phải giữ nguyên mức giá cho thuê giống như năm 2022.

Để đối phó với khó khăn hiện tại, nhiều thương hiệu thời trang đã nhanh chóng chuyển sang bán hàng trực tuyến. Trước đại dịch, một số thương hiệu đã đầu tư vào kênh thương mại điện tử, nhưng phần lớn vẫn phụ thuộc vào cửa hàng truyền thống. Tuy nhiên, khi các cửa hàng phải đóng cửa vì đại dịch, việc đẩy mạnh bán hàng trực tuyến trở thành lựa chọn duy nhất để duy trì hoạt động.

Sự chuyển mình này không chỉ bao gồm việc tạo ra trang web bán hàng mà còn là việc tối ưu hóa trải nghiệm người tiêu dùng. Các thương hiệu đã bắt đầu sử dụng công nghệ như trí tuệ nhân tạo để cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm, từ đó gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Nhiều thương hiệu cũng đã đầu tư vào việc phát triển các ứng dụng di động, cho phép khách hàng dễ dàng tìm kiếm và mua sắm mọi lúc mọi nơi.

Thời kỳ thương mại điện tử, mua sắm online bùng nổ, nhiều cửa hàng kinh doanh thời trang kiểu truyền thống cũng phải đối mặt với giá cả cạnh tranh gay gắt. Giá thuê mặt bằng cả chục triệu mỗi tháng, trong khi lượng khách vãng lai giảm sút... đang trở thành bài toán khó cho các tiểu thương.

Ngoài ra, xu hướng mua sắm thay đổi khi người tiêu dùng lựa chọn mua sắm thông qua các kênh mạng xã hội, sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Zalo, Facebook, Tiktok,… khiến cửa hàng thời trang truyền thống không đủ sức cạnh tranh. Bản thân người tiêu dùng cũng mong muốn mua sắm với giá tốt hơn, cập nhật các xu hướng mới, và muốn có thêm nhiều ưu đãi, khuyến mãi, giao hàng tận nơi...

Do đó, bán lẻ thời trang trực tuyến tiếp tục chiếm lĩnh thị trường, còn hệ thống các cửa hàng bán lẻ trực tiếp (cửa hàng vật lý) đang ngày càng thu hẹp hơn.

Sáng cuối tuần, các phố chuyên kinh doanh thời trang ở Hà Nội như Chùa Bộc, Đặng Văn Ngữ, Cầu Giấy... đều trong cảnh vắng vẻ. Dù không phải dịp lễ, Tết, những biển quảng cáo giảm sâu, đồng giá vẫn được treo nhan nhản khắp nơi. Ghi nhận cho thấy, lượng khách ra vào mỗi cửa hàng từ sáng tới chiều khá thưa thớt, thậm chí có nơi gần như không có người ghé.

Những con phố kể trên vốn là "thánh địa" bán lẻ thời trang của Hà Nội, nằm quanh các trục đường chính, khu trung tâm và gần nhiều trường đại học lớn. Trước đây, vào thời kỳ hoàng kim, nơi này luôn nhộn nhịp người ra vào mua sắm bất kể ngày nào trong tuần. Giá thuê mặt bằng vì thế cũng luôn ở mức cao ngất ngưởng.

Một chủ cửa hàng thời trang trên phố Chùa Bộc chia sẻ, anh đang thuê mặt bằng có diện tích sử dụng 90m², mặt tiền 9m với giá 145 triệu đồng/tháng. “Nhìn chung, các tiểu thương mất từ 30-50% lượng khách so với trước đây, thậm chí có cửa hàng sụt giảm đến 70%. Ngay cả những cửa hàng tồn tại đã lâu cũng phải chấp nhận đóng cửa,” anh cho biết.

Làm thế nào để tồn tại?

Qua quan sát thị trường, Thạc sĩ Ngô Thành Huấn, Chuyên gia kinh tế - tài chính, cho rằng hiện tại Việt nam vẫn được giới kinh doanh thời trang đánh giá là “thị trường thơm khi sở hữu tỉ lệ dân số vàng”. Dẫu vậy, ngành kinh doanh này đang gặp khó do ảnh hưởng chung từ thị trường.

Đầu tiên vẫn đến từ việc người tiêu dùng tiết giảm chi tiêu. Tiếp đến, bán lẻ thời trang Việt vẫn chưa có sự đột phát, cung ứng ra các sản phẩm chưa phù hợp với nhu cầu thị trường như về tư duy thiết kế riêng, thiếu sự linh hoạt trong chính sách chăm sóc khách hàng, không gian mua sắm, sự uy tín, không coi trọng hoạt động đào tạo cũng như tính cộng đồng - môi trường…

Theo khảo sát của PwC, người tiêu dùng Việt Nam đang trở nên thận trọng hơn trong thói quen chi tiêu. 62% người tiêu dùng có xu hướng giảm tiêu thụ các mặt hàng không thiết yếu, trong đó 54% dự kiến sẽ chi tiêu ít hơn cho hàng xa xỉ, 42% giảm chi tiêu cho du lịch, và 38% cắt giảm chi tiêu cho điện tử. Tuy nhiên, chỉ có 18% người tiêu dùng Việt Nam dự định cắt giảm chi tiêu cho tạp hóa và thực phẩm, thấp hơn mức trung bình toàn cầu là 24%.

Để bắt kịp nhịp độ nhanh của môi trường kinh doanh, đối mặt với những thách thức và cơ hội từ công nghệ, cạnh tranh gia tăng, bùng nổ dữ liệu và thay đổi thị hiếu người tiêu dùng, các cửa hàng bán lẻ cần chủ động điều chỉnh chiến lược để thích ứng với xu thế mới, cũng như sự thay đổi trong thói quen và văn hóa của khách hàng.

Chẳng hạn như xuất hiện trên các nền tảng thương mại điện tử và học cách bán hàng online, kết hợp với tinh giản chi phí vận hành truyền thống, đẩymạnh phát triển các mặt hàng ở kênh bán hành mới. Nếu không, tình hình sẽ còn khó khăn.

Trong bối cảnh nhiều yếu tố tác động đến nền kinh tế - xã hội, thị trường bán lẻ và vị thế các nhà bán lẻ sẽ còn nhiều biến động. Cạnh tranh bằng lợi thế cốt lõi, nhanh chóng nắm bắt thay đổi trong thị hiếu tiêu dùng, tận dụng nền tảng công nghệ và linh hoạt điều chỉnh chiến lược sẽ giúp các cửa hàng vượt qua giai đoạn khó khăn và từng bước định vị lại thành công trong chu kỳ mới.

Ngành bán lẻ thời trang đang trải qua giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh khó khăn. Sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng, áp lực về trách nhiệm xã hội và sự thích ứng với công nghệ đang buộc các thương hiệu tìm kiếm chiến lược mới để tồn tại và phát triển. Dù gặp nhiều thách thức, đây cũng là cơ hội vàng để ngành thời trang đổi mới và khẳng định vị thế trong thế giới tiêu dùng hiện đại. Những thương hiệu biết nắm bắt cơ hội và thay đổi linh hoạt sẽ phát triển bền vững trong tương lai.

Đứng trước thời kỳ việc mua sắm chuyển qua những cú kích chuột dễ dàng, các thương hiệu thời trang bán lẻ đối mặt với bài toán khó khăn về việc nắm bắt xu hướng, nhanh chóng chuyển mình để theo kịp thị trường và không bị mối lo mặt bằng đè bẹp.

Hà Trần