Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bình Dương: Đang điều tra, làm rõ vụ hơn 5 tấn thép nghi làm giả thương hiệu Hòa Phát

Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương cho biết, đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc hơn 5 tấn ống thép nghi giả mạo nhãn hiệu Hoà Phát được phát hiện tại kho hàng của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tương Lai Việt (thuộc địa bàn thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương).

Trước đó, ngày 1/6/2021, Đội QLTT số 2 (Cục QLTT tỉnh Bình Dương) đã phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế và Ma túy - Công an thành phố Dĩ An cùng đại diện Công ty TNHH MTV Ống Thép Hòa Phát đã tiến hành kiểm tra đối với Kho hàng Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tương Lai Việt tại địa chỉ số 48, Quốc lộ 1K, khu phố Đông A, phường Đông Hòa, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Qua kiểm tra thực tế, đoàn ghi nhận tại Kho hàng Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tương Lai Việt có chứa 5.914 kg ống thép ghi nhãn hiệu Hòa Phát các loại. Tại thời điểm kiểm tra, đại diện Công ty TNHH MTV Ống Thép Hòa Phát xác định không phải hàng do công ty sản xuất.

Một phần số thép nghi giả mạo nhãn hiệu Hòa Phát được cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương phát hiện
Một phần số thép nghi giả mạo nhãn hiệu Hòa Phát được cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương phát hiện tại kho hàng của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tương Lai Việt.

Ngoài ra, tại hiện trường còn có 12.252 kg thép xây dựng các loại mang nhãn hiệu khác. Đại diện Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tương Lai Việt không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng.

Liên quan đến sự việc trên, phía Tập đoàn Hoà Phát cho biết, qua xác minh của đại diện Công ty TNHH MTV Ống thép Hòa Phát Bình Dương, toàn bộ số hàng hóa nêu trên là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu của Hòa Phát, có giá trị khoảng 150 triệu đồng.

Hàng giả, hàng nhái ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh giá thép tăng cao như hiện nay. Tập đoàn đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý nghiêm các hành vi buôn bán hàng giả, hàng nhái sản phẩm của tập đoàn, nhằm răn đe các đối tượng có ý đồ tương tự, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

“Không chỉ tại Bình Dương, gần đây, cơ quan chức năng các tỉnh Bắc Kạn, Nam Định, Vĩnh Phúc, Hà Nội… cũng xử lý nhiều tổ chức, cá nhân cố tình làm giả, nhái hàng ống thép Hòa Phát nhằm trục lợi…”, đại diện Tập đoàn Hoà Phát cho biết thêm.

Liên quan đến vụ việc trên, theo nguồn tin của Thương hiệu và Công luận, hiện tại các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương vẫn đang tiếp tục điều tra, làm rõ sự việc.

Cũng theo thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), với mặt hàng thép, hàng nhái thương hiệu được đặt sản xuất ở những cơ sở kém chất lượng hoặc nhập khẩu từ nước ngoài với chất lượng và giá thấp hơn, sau đó được in nhãn mác thương hiệu các đơn vị lớn như Hòa Phát, Thép miền Nam, tôn Hoa Sen… bán trà trộn ra thị trường với giá thấp hơn.

Tình trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, giảm sản lượng tiêu thụ, giảm thị phần, ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp, gây nghi ngờ cho người tiêu dùng, thiệt hại về kinh tế, thương hiệu.

Do vậy, để ngăn chặn, phòng ngừa, giảm bớt nạn hàng giả, VSA cho rằng, cơ quan quản lý cần có các cơ chế xử phạt đủ mạnh để có tính răn đe, ngăn chặn các hành vi là hàng giả, hàng nhái.

Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng đại diện Văn phòng Tinh Thông Luật, Đoàn Luật sư TP. HCM
Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng đại diện Văn phòng Tinh Thông Luật, Đoàn Luật sư TP. HCM.

Nhận định về góc độ pháp lý, Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng đại diện Văn phòng Tinh Thông Luật, Đoàn Luật sư TP. HCM cho biết: Tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả hàng nhái ở Việt Nam diễn biến rất phức tạp; trong đó có hành vi làm giả, nhái các nhãn hiệu lớn trên thị trường nhằm trục lợi bất chính. Đơn cử như các mặt hàng tôn thép, mỹ phẩm, giày dép... việc xác định mặt hàng là hàng giả đều có quy định rõ ràng. Việc chứng minh một mặt hàng là hàng giả có nhiều cách, trong đó ý kiến của đơn vị sản xuất ra mặt hàng bị làm giả là căn cứ quan trọng.

Theo đó, khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP nêu rõ định nghĩa hàng giả là: Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.

Điều 192 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã quy định rõ về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả; trong đó, khung hình phạt cao nhất của tội danh này là 15 năm tù giam. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30 triệu đồng đến dưới 150 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

“Với trường hợp hơn 5 tấn thép trên, Tập đoàn Hoà Phát đã xác minh toàn bộ số hàng hóa nêu trên là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu của Hòa Phát, có giá trị khoảng 150 triệu đồng, nếu trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng phát hiện có dấu hiệu hình sự, thì cần lập tức khởi tố vụ án để điều tra”, Luật sư Diệp Năng Bình cho biết thêm.

Theo tìm hiểu, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tương Lai Việt được thành lập vào năm 2009, có địa chỉ tại 42 Đường số 10, Khu phố 3, Phường Linh Xuân, Thành phố Thủ Đức, TP. HCM (có Mã số thuế: 0307332333), người đại diện pháp luật là ông Cao Văn Phước.

Công ty này được giới thiệu kinh doanh trong lĩnh vực thép hình, thép ống, thép hộp, phụ kiện ống thép, van ông nghiệp, phân phối một số các nhãn hiệu van, phụ kiện đường ống nổi tiếng của Nhật, Thái Lan,… và sản xuất các sản phẩm như: Nắp hố ga, test hole, thông nghẹt, thoát sàn,...

Hoàng Dương – Nguyễn Tùng

Bài liên quan

Tin mới

Bộ Giao thông - Vận tải công bố danh sách các trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc – Nam
Bộ Giao thông - Vận tải công bố danh sách các trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc – Nam

Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) vừa thông tin một số vị trí trạm dừng nghỉ/trạm dừng nghỉ tạm trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông có thể phục vụ người tham gia giao thông ngay trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5/2024.

Bắc Ninh dự kiến tổ chức 27 điểm thi chính thức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Bắc Ninh dự kiến tổ chức 27 điểm thi chính thức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, tỉnh Bắc Ninh tổ chức một Hội đồng thi do Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì để tổ chức các khâu của Kỳ thi. Toàn tỉnh dự kiến tổ chức 27 điểm thi chính thức với 750 phòng thi; 08 điểm thi dự phòng với 75 phòng thi; 75 phòng chờ. Số lượng cán bộ coi thi, giám sát khoảng 2.000 người.

Thanh Hóa xin ý kiến nội dung đồ án quy hoạch Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh
Thanh Hóa xin ý kiến nội dung đồ án quy hoạch Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản xin ý kiến Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc về nội dung Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh, huyện Thiệu Hóa.

Đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định phục vụ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024
Đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định phục vụ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

Lễ hội du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Sầm Sơn rực rỡ sắc màu” sẽ được tổ chức vào tối 27/4. Cùng với các cấp, các ngành, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã xây dựng phương án, triển khai các phần việc liên quan, bảo đảm cấp điện an toàn, ổn định phục vụ lễ khai mạc cũng như nhu cầu của Nhân dân và các sự kiện đầy sôi động tại thành phố biển Sầm Sơn trong suốt mùa cao điểm du lịch hè năm 2024.

Khai mạc triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ”
Khai mạc triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ”

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 25/4 tại Trung tâm Triển lãm - Hội chợ - Quảng cáo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các đơn vị liên quan đã tổ chức triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Thanh Hóa kỳ vọng thu hút thành công 30 tỷ USD nguồn vốn đầu tư trực tiếp
Thanh Hóa kỳ vọng thu hút thành công 30 tỷ USD nguồn vốn đầu tư trực tiếp

Thanh Hóa hiện có 161 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký 14,65 tỷ USD, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung bộ và đứng thứ 8 cả nước.