Theo quan niệm sai lầm của rất nhiều người Việt cho rằng, những loại thuốc từ thảo dược là hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng, thậm chí đã lạm dụng rất nhiều trong việc điều trị bệnh thông thường khiến tiền mất, tật mang.
Theo đó, có 19 vị thuốc Đông y có độc tính gồm: Mộc thông; Phụ tử; Ô đầu; Tế tân; Mã tiền; Quảng Phòng kỳ; Cam toại; Ba đậu; Thần sa; Hùng Hoàng; Bằng sa; Thương lục; Đại kích; Mã đậu linh; Thiên nam tinh; Cà độc dược (Dương kim hoa); Chu sa; Xạ hương; Vòi voi.
Cây vòi voi nếu không dùng đúng cách cũng gây độc
Ngoài ra, còn có 5 nhóm khác gồm: Thuốc thành phẩm, vaccin, sinh phẩm điều trị; nguyên liệu làm thuốc, dược liệu, tá dược, vỏ nang thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc; trang thiết bị y tế; hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng, y tế; thiết bị y học cổ truyền. Việc quản lý chất lượng các sản phẩm hàng hoá nói trên sẽ được thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, do Bộ Y tế ban hành và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Các chuyên gia cảnh báo, Đông y cũng là thuốc chứ không “lành” như nhiều người dân tưởng. Như trong 19 vị thuốc có độc tính trên, nhiều loại được dân gian sử dụng rất nhiều như Vòi voi, xạ hương… và nếu sử dụng không đúng có thể gây độc cho cơ thể. Vì vậy, người dân nên bỏ thói quen tuỳ tiện sử dụng thuốc Đông y mà muốn sử dụng cần có thăm khám, bắt mạch của thầy thuốc Đông y.
PV