Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

BOT: Sắp hết thời mập mờ thu lợi

Đối với các dự án đường bộ đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT chỉ áp dụng đối với các tuyến đường mới để bảo đảm quyền lựa chọn cho người dân, không đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường độc đạo hiện hữu.

BOT: Sắp hết thời mập mờ thu lợi - Hình 1

Ảnh minh họa

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 437/NQ- UBTVQH14 về một số nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT).

Còn nhiều bất cập

Nghị quyết nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với nội dung Báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT)”.

Theo đó, việc thực hiện chủ trương huy động nguồn lực xã hội, trong đó có hình thức hợp đồng BOT là đúng đắn, giúp giảm bớt gánh nặng của ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và quá trình triển khai thực hiện các dự án giao thông theo hình thức hợp đồng BOT còn tồn tại nhiều hạn chế cần được khắc phục.

Nổi cộm là việc lựa chọn dự án đầu tư và thứ tự ưu tiên đầu tư chưa hợp lý. Việc lập, thẩm định phê duyệt dự án còn bất cập thiếu minh bạch, công tác thiết kế, dự toán còn sai sót và chưa chặt chẽ làm tăng giá trị dự toán công trình. 

Các quy định của pháp luật và thực tế triển khai về thu phí (giá) sử dụng dịch vụ đường bộ, vị trí đặt trạm thu phí còn chưa hợp lý dẫn đến việc một số dự án gây bức xúc trong dư luận xã hội. Việc quy định, thực hiện công khai, minh bạch các thông tin về dự án còn bất cập.

Quy định chặt chẽ hơn

Để hoàn thiện chính sách, pháp luật, bảo đảm phát huy hiệu quả việc đầu tư, khai thác, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung thực hiện 8 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu.

Thứ nhất, tổng kết việc triển khai thực hiện các mô hình đầu tư theo hình thức PPP, trong đó có hình thức hợp đồng BOT thời gian qua để đánh giá những mặt được, những hạn chế và những bất cập, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục hữu hiệu.

Triển khai các phương án xử lý kịp thời những tồn tại, yếu kém và kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để xảy ra khuyết điểm, vi phạm. Tổng hợp kết quả báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội vào kỳ họp cuối năm 2018.

Thứ hai, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT đặt trong tổng thể hoàn thiện pháp luật về đầu tư theo hình thức PPP với định hướng nghiên cứu xây dựng, trình Quốc hội ban hành Luật tạo cơ sở pháp lý cao, thống nhất, đồng bộ cho hình thức đầu tư này.

Quy định chặt chẽ về tiêu chí lựa chọn dự án để đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT nói riêng và hình thức đầu tư PPP nói chung. Bổ sung quy định về tiêu chí để đánh giá năng lực tài chính của nhà đầu tư, nghiên cứu quy định mức vốn chủ sở hữu phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng nhóm dự án.

Thứ ba, chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới hạ tầng giao thông đồng bộ trong phạm vi cả nước.

Đối với các dự án đường bộ đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT chỉ áp dụng đối với các tuyến đường mới để bảo đảm quyền lựa chọn cho người dân, không đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường độc đạo hiện hữu. Việc lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu phải thực hiện đấu thầu công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật, hạn chế tối đa chỉ định thầu.

Thứ tư, có giải pháp phù hợp quy định vốn trong nước và nước ngoài cho các dự án có quy mô lớn, dự án chậm tiến độ, khó có khả năng tiếp tục đầu tư. Ban hành cơ chế, chính sách cụ thể nhằm thu hút nguồn vốn nước ngoài, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ.

Thứ năm, chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương quyết toán các dự án đã hoàn thành để xác định phương án tài chính và thời gian thu giá sử dụng dịch vụ chính thức; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư; thực hiện đúng cam kết của nhà nước với nhà đầu tư về phần vốn hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư của Nhà nước.

Hoàn thiện việc rà soát tổng thể về vị trí đặt trạm, chính sách miễn giảm giá tại tất cả các trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ và quản lý doanh thu chặt chẽ để có những giải pháp đồng bộ, kịp thời, thống nhất, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng.

Ban hành tiêu chí thành lập trạm thu giá dịch vụ, xây dựng mức giá phù hợp, áp dụng công nghệ tiên tiến (thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức tự động không dừng).

Ngoài ra, cần ban hành khung tiêu chuẩn chung làm cơ sở, thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thu giá (phí) tự động không dừng. Từ năm 2019, triển khai đồng bộ thu giá dịch vụ không dừng đối với tất cả các tuyến quốc lộ được đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT trên cả nước.

Thứ sáu, chỉ đạo các địa phương tích cực phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và nhà đầu tư trong quá trình giải phóng mặt bằng, bảo đảm an ninh trật tự, siết chặt kiểm tra, giám sát để ngăn chặn tình trạng xe quá tải, bảo đảm chất lượng công trình, giao thông thông suốt và chống thất thoát doanh thu, hỗ trợ giải quyết việc làm cho người dân bị ảnh hưởng bới dự án và có các phương án tái định cư phù hợp.

Thứ bảy, trong thời gian tới tiếp tục tiến hành thanh tra, kiểm tra việc lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện và vận hành khai thác đối với dự án giao thông theo hình thức hợp đồng BOT nói riêng và hình thức PPP nói chung, nhằm bảo đảm minh bạch, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm trong quản lý các dự án.

Thứ tám, đẩy mạnh công tác truyền thông, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, trung thực theo quy định của pháp luật về các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, giải thích và làm rõ sự cần thiết phải đầu tư dự án để tạo sự đồng thuận từ người dân, qua đó hỗ trợ kiểm tra, giám sát quá trình triển khai, thực hiện, vận hành và khai thác dự án.

Đoàn Huế

Bài liên quan

Tin mới

Sinh viên Trường Đại học Phan Thiết nhận học bổng Năng lượng tương lai năm 2024
Sinh viên Trường Đại học Phan Thiết nhận học bổng Năng lượng tương lai năm 2024

AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với Trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.

Khách du lịch đến Quảng Bình đạt 411 nghìn khách trong tháng 4/2024
Khách du lịch đến Quảng Bình đạt 411 nghìn khách trong tháng 4/2024

Thông tin từ Sở Du lịch Quảng Bình cho biết, trong tháng 4/2024, các chỉ tiêu phát triển du lịch trong tỉnh Quảng Bình đều tăng cao so với cùng kỳ năm 2023.

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Nắng nóng gay gắt khắp cả nước
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Nắng nóng gay gắt khắp cả nước

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, cả 3 miền Bắc-Trung-Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng nắng nóng gay gắt trên diện rộng. Đây là hiện tượng thời tiết chưa từng xảy ra trong 10 năm trở lại đây.

“Siêu” cảng Logistics ICD Vĩnh Phúc giai đoạn 1 đã đi vào hoạt động
“Siêu” cảng Logistics ICD Vĩnh Phúc giai đoạn 1 đã đi vào hoạt động

Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh có tổng mức đầu tư gần 3.900 tỷ đồng, công suất thiết kế hàng hóa thông quan khoảng 530.000 TEU/năm. Hiện dự án đã đi vào hoạt động giai đoạn 1.

Khởi động tháng du lịch, Nghệ An ước đạt 1,05 triệu lượt khách
Khởi động tháng du lịch, Nghệ An ước đạt 1,05 triệu lượt khách

Tháng 4/2024 là tháng khởi động mùa du lịch biển, đồng thời trong tháng có nhiều dịp nghỉ lễ nên lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng nhanh. Dự ước trong tháng 4/2024, lượng khách du lịch đạt 1,05 triệu lượt, tăng 16,6%.

VietBank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%
VietBank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.