Quảng cáo lập lờ, NTD bị qua mặt?

Thử gõ tìm kiếm trên mạng các từ khoá “cà gai leo sadu”… thì ít cũng có hàng chục kết quả tìm kiếm kèm theo những lời quảng cáo như Cà gai leo SADU - Giải độc gan, trị viêm gan B, men gan, bệnh về gan… khiến người tiêu dùng càng tin tưởng, ngỡ đây là một loại thuốc trị được bệnh về gan.

Truy cập vào website https://cagaileosadu.com.vn/, được giới thiệu của Công ty công nghệ cao Thăng Long cho biết và với dòng giới thiệu công ty công nghệ cao Thăng Long, đơn vị đạt tiêu chuẩn thảo dược sạch, dược tính cao, hiện đang là địa chỉ bán cà gai leo tốt nhất, với những sản phẩm chất lượng như cây cà gai leo, cà gai leo khô, cao cà gai leo, cà gai leo hoà tan, trà cà gai leo, địa chỉ bán cà gai leo, viên nang cà gai leo, giống cây cà gai leo, giải rượu, giải độc cơ thể, chữa vêm gan B, điều trị vêm gan B… đã khiến những người đang bị mắc bệnh càng thêm tin tưởng về sản phẩm hơn. Với cách quảng cáo lập lờ của đơn vị sản xuất, phân phối đã khiến cho người tiêu dùng bức xúc bị vì… qua mặt.

Với việc quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cà gai leo SADU có chức năng trị bệnh như thuốc, đề nghị các cơ quan chức năng thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định.

Ngoài ra, khi quảng cáo, doanh nghiệp (DN) đã dùng từ ngữ có cánh cùng với hình ảnh nhân viên y tế trên nhiều website, mạng xã hội khi quảng cáo về sản phẩm của Công ty công nghệ cao Thăng Long khiến nhiều người lầm tưởng loại thực phẩm chức năng của công ty này là "thần dược" chữa bệnh. 

Cà gai leo SADU: Cố tình vi phạm quảng cáo để kích cầu tiêu dùng? - Hình 1

Hình ảnh GS. TS. Nguyễn Văn Mùi, Nguyên Giám đốc kiêm Chủ nhiệm bộ môn Truyền nhiễm, Viên Quân y 103 được sử dụng trong website (Ảnh chụp màn hình)

Cụ thể, trong phần cách sử dụng trà Cà gai leo sadu có nói người chữa bệnh viêm gan B, xơ gan, gan nhiễm mỡ,… uống 6gói/ngày (mỗi lần pha 1- gói)... Nói cách khác, trà cà gai leo sadu chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhưng lại có khả năng chữa bệnh viêm gan B, xơ gan, gan nhiễm mỡ như một loại thuốc? Và đã hướng dẫn sử dụng cho bệnh nhân như thuốc để điều trị bệnh?

Cà gai leo SADU: Cố tình vi phạm quảng cáo để kích cầu tiêu dùng? - Hình 2

Sản phẩm cà gai leo túi lọc, cao cà gai leo có khả năng phục hồi tái tạo thế bào gan? (Ảnh chụp màn hình)

“Nổ” tưng bừng cà gai leo ‘nhờ’ chia sẻ của GS. TS. BS. chuyên khoa

Không những thế, để "nâng tầm" sản phẩm lên, hàng loạt bài viết đã sử dụng hình ảnh, tên tuổi của các GS. TS. BS. chuyên khoa đầu ngành nói về tác dụng của cà gai leo với bệnh liên quan đến gan như là:

Tại web http://thaoduoccagaileo.com có bài viết cà gai leo hạ men gan bảo vệ gan, âm tính virut viêm gan B hiệu quả  và ngay sau đó trang web cũng đăng tải thông tin về những chia sẻ được cho là của GS. TS. Nguyễn Văn Mùi - nguyên Giám đốc kiêm Chủ nhiệm bộ môn Truyền nhiễm, Viện Quân Y 103 cho biết: “Tính tới thời điểm hiện tại, cà gai leo là dược liệu được kiểm chứng lâm sàng kỹ lưỡng nhất trên bệnh nhân viêm gan virus mãn tính thể hoạt động. Kết quả cũng khả quan. Theo những thí nghiệm trên người bệnh viêm gan, đến 66,7% đã giảm các triệu chứng nhờ các tác dụng giúp giảm nhanh những triệu chứng như: vàng da, mệt mỏi, nước tiểu vàng, niêm mạc vàng, đau hạ sườn…”. 

Cà gai leo SADU: Cố tình vi phạm quảng cáo để kích cầu tiêu dùng? - Hình 3

Cà gai leo SADU- Giải độc gan, trị viêm gan B, men gan, BỆNH VỀ GAN? TPCN có khả năng trị viêm gan B? (Ảnh chụp màn hình)

Ngoài ra, trang web còn đăng tải nhiều chia sẻ của các chuyên gia khác như TS. Nguyễn Ngọc Quang, Chủ nhiệm Khoa Truyền nhiễm ( Khoa A4) Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 đánh giá: “Sau hơn 1 năm tiến hành nghiên cứu thử nghiệm và đánh giá (sản phẩm kết hợp 2 dược liệu quý Cà gai leo và Mật nhân), tôi thấy thật sự bất ngờ với kết quả điều trị. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân viêm gan B mạn tính đều trở về bình thường. Đăc biệt có 2/33 trường hợp sau 6 tháng điều trị trở nên âm tính với virus viêm gan B. Một số người bạn thân của tôi, do uống rượu bia nhiều , tiếp xúc với hóa chất chất độc hại dã tới tăng men gan, hơi có dấu hiệu xơ gan. Tôi cho dùng thử sản phẩm, sau 1 tháng điều trị cho kết quả rất tốt. Tôi nghĩ đây sẽ là một giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân viêm gan virus”.

PGS. TS. Nguyễn Trọng Thông, Nguyên Trưởng Bộ môn Dược lý Trường Đại học Y Hà Nội chia sẻ: “Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm độc tính và thử nghiệm tác dụng chống viêm, bảo vệ gan và phục hồi chức năng gan của viên Giản độc gan trên thực nghiệm và kết quả sản phẩm an toàn, không có độc. Viên Giải độc gan còn có một tác dụng rất đặc biệt nữa đó là làm tăng miễn dịch mạnh, điều này rất có ý nghĩa vì có thể dùng cho cả bệnh viêm gan vi rút C, bệnh lao, người lành mang mầm bệnh virus …”

Gần đây bệnh viện quân y 108 cũng đã thử chế phẩm có nguyên liệu từ Cà gai leo trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính cho kết quả rất khả quan…

Tất cả đều rất chi tiết, đầy đủ mọi công năng của cà gai leo được cho là các bác sỹ, chuyên khoa đầu ngành công tác tại nhiều bệnh viện lớn chia sẻ, đến cuối bài viết DN cũng không quên “nhắc khéo” đến một số sản phẩm liên như Cà Gai Leo, Cao Cà Gai Leo, Trà Cà Gai Leo của công ty công nghệ cao Thăng Long, kèm theo đó là số điện thoại lên hệ.

Ngoài việc sử dụng các hình ảnh của những chuyên gia, bác sỹ có nhiều năm kinh nghiệm, những trang web này còn sử dụng rất nhiều thư cám ơn, lời chia sẻ của bệnh nhân để quảng cáo cho sản phẩm của mình nhằm tạo sự tin tưởng đối với người đọc. Đơn cử như một chia sẻ (trích nguyên văn) như sau: “Cảm ơn công ty đã mang thảo dược quý của Việt Nam đến với người bệnh. Bản thân mình bị viêm gan B đã và đang dùng sản phẩm Cà Gai Leo và thấy rất hiệu quả”.

Cà gai leo SADU: Cố tình vi phạm quảng cáo để kích cầu tiêu dùng? - Hình 4

Sử dụng thư cảm ơn của người bệnh là một trong những “chiêu trò” PR sản phẩm mà DN dùng (Ảnh chụp màn hình)

Nhưng theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CPcó quy định rõ ràng: Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm. Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.

Thực tế hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh TPCN nhưng lại cố tình lách luật, quảng cáo các sản phẩm của mình như thuốc để “kích cầu” tiêu dùng, cũng như là chiếm lòng tin của khách hàng để tăng doanh thu.

Nói về điều này, Cục trưởng Cục ATTP Nguyễn Thanh Phong từng trao đổi trên các cơ quan ngôn luận rằng, theo quy định trong Thông tư 09 của Bộ Y tế, tất cả quảng cáo TPCN đều phải được thẩm định nội dung. Quảng cáo TPCN cũng bắt buộc có thêm chi tiết “Sản phẩm không thay thế được thuốc chữa bệnh” và không được chỉ định để điều trị bệnh cụ thể. Nếu phát hiện những quảng cáo vi phạm như vậy, Cục ATTP sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan kiên quyết xử lý nghiêm.

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc. 

Hoàng An