Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cảng cá lớn nhất Hà Tĩnh: Bồi lắng gây thiệt hại nghiêm trọng

Thời điểm mùa mưa bão ở miền Trung cận kề, bà con ngư dân tại xã Thạch Kim (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đang hết sức lo lắng trước việc lạch Cửa Sót bị bồi lắng, khô cạn nghiêm trọng…

Ông Bùi Tuấn Sơn, Giám đốc BQL cảng cá Hà Tĩnh cho biết: “Theo thiết kế, luồng vào cảng và khu vực neo đậu tránh trú bão Cửa Sót đảm bảo cho tàu công suất 200-300 CV ra vào an toàn. Thế nhưng hiện nay, tàu thuyền có công suất từ 50 CV trở lên, muốn vào cảng phải chờ nước triều cường”.

Nguyên nhân là do sự bồi lắng dẫn đến cạn lạch Cửa Sót khiến cho tàu thuyền của bà con ngư dân không thể ra vào cảng. Để tăng năng suất và đảm bảo điều kiện cho ngư dân khai thác thủy sản, Nhà nước đã đầu tư cho cảng cá Cửa Sót trên 50 tỷ đồng để xây dựng cảng, hệ thống âu trú bão và nạo vét cửa lạch; tuy nhiên, sau một thời gian lại bồi lắng trở lại với mức độ lớn hơn.

Trước đây, tàu thuyền của địa phương ra vào cửa lạch rất dễ dàng, cũng  như tàu thuyền ngoài tỉnh cập bến rất nhiều. Sự ảnh hưởng của các cơn bão, gió mùa hàng năm dẫn đến cạn lạch Cửa Sót gây thiệt hại kinh tế cho bà con ngư dân. Mỗi buổi sáng, hình ảnh kẻ đẩy người chèo thuyền đã trở nên quen thuộc khi đây là cách duy nhất để vượt qua bãi cát ngầm. Thuyền nhỏ còn có thể vào bờ, còn thuyền có công suất lớn chỉ biết chờ đợi đến lúc nước triều lên. Thay vì đi thẳng ra Cửa Sót để ra khơi đánh bắt cá, người dân ở đây phải đi vòng qua cồn cát chừng 1 km. Sau khi đánh bắt, tàu thuyền cũng không thể vào được khu vực này, người dân phải gánh cá vào bờ để kịp phiên chợ sáng, hoặc xoay xở mất hơn 1 tiếng đồng hồ mới đưa được thuyền vào bến.

Chị Hoài, ngư dân buôn bán tại cảng cho biết: “Tôi phải sắm một chiếc thuyền nhỏ làm phương tiện vận chuyển, chủ động cho công việc buôn bán. Một số hộ thuê người gánh cá, hoặc thuê thuyền chở cá vào, mỗi chuyến cũng phải vài trăm nghìn đồng”.

Sự bồi lắng của lạch Cửa Sót còn khiến tàu bị mắc cạn và gãy chân vịt dẫn đến hư hỏng nặng. Công việc sửa chữa vừa mất thời gian, vừa tốn hàng triệu đồng. Ngư dân thiệt thòi đủ đường. Điều lo lắng hơn là mùa mưa bão đã tới gần, sự di chuyển của các tàu thuyền vào tránh bão càng gặp khó khăn nghiêm trọng. Nếu gió bão lên đến cấp 7, cấp 8, các tàu thuyền địa phương và tỉnh bạn khó vào bờ, cơ hội tiếp cận tàu bị nạn rất khó.

Anh Nguyễn Lê Hoàng, ngư dân đánh bắt xa bờ cho biết: “Có hôm biển động, chúng tôi được lệnh cập vào cảng Cửa Sót. Lạch quá cạn lại không có triều cường, anh em phải dùng chèo đẩy và hì hục đến 6 tiếng đồng hồ mới vào được tới nơi. Cứ tưởng được vào trú ẩn an toàn, nhưng thực ra khu trú ẩn này không an toàn chút nào”.

Cửa Sót là cảng cá lớn nhất Hà Tĩnh, tạo điều kiện cho tàu thuyền đánh bắt hải sản không chỉ của riêng tỉnh Hà Tĩnh, mà còn nhiều tàu thuyền từ các tỉnh Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Bình Thuận… giao thương buôn bán. Hàng năm, cảng cung cấp một số lượng hải sản rất lớn cho thị trường, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn người dân. Cửa Sót có vị trí quan trọng trong bảo vệ chủ quyền biển đảo, là chỗ neo trú cho tàu thuyền tránh bão, giúp cho tàu thuyền đánh bắt tiết kiệm nhiên liệu, thời gian khi đánh bắt ở vùng biển gần Hoàng Sa có thể về neo đậu và cung ứng hải sản lên bờ, tiếp tục ra khơi đánh bắt mang lại hiệu quả kinh tế cao. Lạch Cửa Sót bị cạn kiệt ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế của bà con ngư dân, sụt giảm sản lượng thủy hải sản tại cảng là điều không thể tránh khỏi khi các tàu thuyền sẽ chuyển hướng tìm về… bến mới.

Giờ đây, những con thuyền cá đầy khoang không còn mặn mà khi cập cảng Cửa Sót, sản lượng hàng hóa giảm 30 - 40% so với trước. Trao đổi với chúng tôi, ông Biện Ngọc Cường, Phó chủ tịch UBND xã Thạch Kim cho biết: “Hiện nay, luồng chính không thể sử dụng, các tàu thuyền ra - vào trên luồng phụ mỗi ngày chừng 2 - 3 tiếng đồng hồ khi nước triều lên. Số lượng lao động cũng như phương tiện đánh bắt trong ngư dân giảm đáng kể, sản lượng không đủ cung ứng cho thị trường. Chúng tôi mong muốn cấp trên có phương án nạo vét sớm để tạo điều kiện cho bà con ngư dân tiếp tục bám biển làm kinh tế, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo”.

Hà Tĩnh có nhiều thuận lợi để quy hoạch và xây dựng các cảng cá lớn. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Ông Hà Văn Trà, Phó trưởng BQL Các dự án ODA, Phó giám đốc Dự án nguồn lợi ven biển vì sự nghiệp phát triển bền vững tại Hà Tĩnh cho biết: “Trong nhiều cuộc họp HĐND tỉnh, người dân rất bức xúc và kiến nghị phải sớm nạo vét lạch Cửa Sót để tàu thuyền ra vào thuận lợi đánh bắt. Chúng tôi rất quan tâm và nỗ lực tìm nguồn vốn. Hiện nay, đã có dự án WB5 của Ngân hàng Thế giới, đầu tư 78 tỷ để tiến hành nạo vét cửa lạch và xây kè chống bồi lắng, dự án đang chỉ đạo thiết kế thi công và dự kiến đến tháng 12 năm 2014 sẽ tiến hành khởi công”.

Như vậy, trong tương lai gần, cảng cá Cửa Sót sẽ lại tấp nập thuyền bè, đảm bảo an toàn tính mạng cho ngư dân, việc khai thác đánh bắt được thuận tiện, giảm thiệt hại trong mùa mưa bão.

Mai Hoàn

Tin mới

Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng
Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng

Ngày 4/5, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị Sơ kết công tác thu, chi ngân sách Nhà nước (NSNN) quý I và triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Hội nghị xác định: Phấn đấu hoàn thành và vượt dự toán thu NSNN được HĐND tỉnh giao là 15.000 tỷ đồng.

Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

UBND TP. Hải Phòng ban hành Văn bản số 1021/UBND-VX yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố tăng cường thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP); Chủ tịch UBND các cấp - Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP chịu trách nhiệm về đảm bảo ATTP trên địa bàn.

Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm
Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm

Ban Chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hậu Giang vừa có văn bản thông báo quyết định nâng cấp cảnh báo cháy rừng từ cấp IV (cấp nguy hiểm) lên cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm)...

Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024
Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024

Ngày 4/5, Liên đoàn bóng đá Thanh Hóa tổ chức công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024.

Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?
Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); trình Chính phủ trong tháng 9/2024.

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp
Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt các doanh nghiệp vì công bố thông tin không đúng thời hạn, vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan, không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng.