Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Căng thẳng với Mỹ, Trung Quốc rót vốn mạnh vào Brazil

Trong lúc căng thẳng thương mại Mỹ-Trung chưa tìm được giải pháp tháo gỡ, Trung Quốc đã tìm đến Brazil để "lấp chỗ trống" thông qua việc rót vốn mạnh vào các dự án đầu tư tại quốc gia Nam Mỹ này.

Căng thẳng với Mỹ, Trung Quốc rót vốn mạnh vào Brazil - Hình 1

Người nông dân trên một cánh đồng đậu tương ở Brazil vào năm 2014 - Ảnh: Reuters/SCMP.

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), trước năm 2010, việc Trung Quốc đầu tư vào Brazil chủ yếu nhằm đảm bảo nguồn cung thực phẩm và năng lượng cho quốc gia đông dân nhất thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vốn Trung Quốc vào Brazil đã mở rộng sang các ngành viễn thông, ôtô, năng lượng tái chế và dịch vụ tài chính.

Cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ khiến Trung Quốc càng có thêm lý do để xích lại gần hơn với Brazil và các đối tác khác trong nhóm 5 nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - thường gọi là nhóm BRICS.

Đầu tư có thể sẽ là một chủ đề quan trọng tại cuộc họp thượng đỉnh của khối này dự kiến khai mạc vào ngày thứ Tư tuần này tại Johannesburg, Nam Phi.

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của Brazil. Từ năm 2003 đến tháng 6 năm nay, các công ty Trung Quốc đã đầu tư khoảng 54 tỷ USD vào khoảng 100 dự án ở Brazil - theo số liệu từ Bộ Kế hoạch Brazil. Riêng trong năm 2017, Trung Quốc rót 11 tỷ USD vào Brazil.

Đây thực sự là một tin tốt cho Brazil, bởi nền kinh tế nặng nợ và lớn nhất Mỹ Latin này đang trong quá trình hồi phục từ đợt suy thoái tồi tệ nhất lịch sử kéo dài từ 2015-2016.

Từ năm 2005-2017, Brazil là đích đến của 55% tổng vốn đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ Latin, theo số liệu của Liên hiệp quốc.

Các lĩnh vực mà Trung Quốc rót vốn ở Brazil ngày càng đa dạng. Một trong những ví dụ điển hình nhất của sự đa dạng hóa này là vụ thương vụ được công bố hồi tháng 1 năm nay của ứng dụng chia sẻ xe Trung Quốc Didi Chuxing chi 297 triệu USD để mua lại ứng dụng taxi 99 của Brazil.

Tiếp đó, vào tháng 3, Tổng công ty Xây dựng liên lạc Trung Quốc (CCCC) khởi công một dự án cảng ở Sao Luis ở phía Đông Bắc của Brazil, với 70% vốn được cấp bởi Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC).

Bất chấp những thách thức kinh tế, Brazil vẫn đang hưởng thặng dư thương mại với Trung Quốc. Năm 2017, thặng dư thương mại của Brazil với Trung Quốc đạt lỷ lục 20 tỷ USD.

Xuất khẩu của Brazil sang Trung Quốc, từ chỗ chỉ chiếm 2% tổng giá trị xuất khẩu của nước này vào năm 2000, đã tăng lên mức gần 26% trong quý 1 năm nay. Nguyên vật liệu cơ bản như sắt và đậu tương chiếm 86% xuất khẩu của Brazil sang Trung Quốc.

Một số chuyên gia cho rằng Brazil cần có một chiến lược rộng lớn hơn để hưởng lợi từ dòng vốn Trung Quốc.

"Các nước Mỹ Latin, bao gồm Brazil, có một thái độ thụ động với Trung Quốc", ông Luiz Augusto de Castro Neves, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Trung Quốc-Brazil, nhận xét. "Trung Quốc biết đích xác họ muốn gì từ chúng tôi, nhưng liệu chúng tôi có biết chắc mình muốn gì từ họ, ngoài việc bán được nhiều hàng hóa hơn".

Theo Vneconomy

Bài liên quan

Tin mới

Giá quặng sắt tăng mạnh do lo ngại nguồn cung siết chặt
Giá quặng sắt tăng mạnh do lo ngại nguồn cung siết chặt

Thị trường kim loại diễn biến trái chiều, 2 mặt hàng kim loại quý đồng loạt suy yếu nhẹ. Trong khi đó, các mặt hàng kim loại cơ bản đón nhận lực mua tích cực.

Không quyết toán thuế thu nhập cá nhân đúng hạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Không quyết toán thuế thu nhập cá nhân đúng hạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?

Không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế sẽ bị xử phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn.

Xe điện EV3 của Kia sắp trình làng
Xe điện EV3 của Kia sắp trình làng

Thiết kế của EV3 lấy cảm hứng từ đàn anh EV9, nhưng kích cỡ nhỏ gọn hơn nhiều.

Khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc
Khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc

Trước đây, đường ống Power of Siberia 1 (POS1) đã được xây dựng, nhưng hiện nay, Nga cần bổ sung đường ống thứ hai, thậm chí còn lớn hơn đường ống trước, được gọi là Power of Siberia 2 (POS2). Các cuộc đàm phán đã diễn ra trong nhiều năm nhưng giờ sẽ tăng tốc và có khả năng sớm đạt được thỏa thuận chính thức.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - bài học trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - bài học trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang tổ chức hội thảo khoa học “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - những giá trị bền vững và bài học trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay”.

Trí tuệ nhân tạo (AI) bứt phá trong doanh nghiệp: Chìa khóa đột phá cho thời đại số
Trí tuệ nhân tạo (AI) bứt phá trong doanh nghiệp: Chìa khóa đột phá cho thời đại số

Mới đây, tại thành phố Hồ Chí Minh, khóa đào tạo "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong doanh nghiệp" đã được Viện Khoa học Công nghệ và Phát triển Doanh nghiệp (ISTBD), Hội đồng DN Tiên Phong Việt Nam tổ chức tại Trung tâm hội nghị Kalina, thu hút đông đảo sự quan tâm của giới doanh nhân và cán bộ văn phòng khu vực phía Nam.