2.363 điều kiện kinh doanh nói trên thuộc trách nhiệm của 14 bộ: Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Lao động -Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Công an, Quốc phòng, Tư pháp, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước.
Ảnh minh họa
Theo Báo cáo của Tổ công tác của Thủ tướng, hiện có 4 bộ đã chính thức cắt giảm được 900 điều kiện kinh doanh trên tổng số 5.905 điều kiện, gồm Bộ Công thương xếp vị trí đầu với 675 điều kiện trong tổng số 1.216 điều kiện được cắt giảm, đạt 55,5%. Tiếp theo Bộ Xây dựng đã cắt 183 điều kiện trên tổng số 215 điều kiện kinh doanh.
Hai Bộ còn lại gồm Bộ Giáo dục và Đào tạo hứa cắt giảm 110 điều kiện trên tổng số 212 điều kiện nhưng mới cắt giảm được 16 điều kiện, đạt 7,5%; Bộ Thông tin và Truyền thông hứa cắt giảm 199 trên tổng số 385 điều kiện kinh doanh nhưng đến nay mới cắt giảm 26 điều kiện, đạt 6,75%.
Cũng theo báo cáo của Tổ công tác, tính đến hết tháng 7/2018 vẫn còn khoảng 2.363 điều kiện kinh doanh chiếm 40% các điều kiện đã có phương án tiếp tục cắt giảm nhưng chưa có văn bản quy định cụ thể, thuộc trách nhiệm của 14 Bộ gồm Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Lao động Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Công an, Quốc phòng, Tư pháp, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước.
Tổ công tác kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ tập trung, gấp rút hoàn thành các dự thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, pháp lệnh còn nợ đọng trình Chính phủ thông qua, hoặc ban hành theo thẩm quyền. Đồng thời chú ý việc soạn thảo trình ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, pháp lệnh sẽ có hiệu lực trong thời gian tới để không phát sinh nợ đọng.
Minh Anh