Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dấu ấn xây dựng phát triển thương hiệu Vicostone – Nhà máy Đá ốp lát cao cấp Vinaconex

Thương hiệu Vicostone nổi tiếng với thị trường bất động sản, xây dựng nhà ở tại Mỹ và Châu Âu, vật liệu xây dựng sinh thái… Những sản phẩm Vicostone mang đến cho người tiêu dùng từng bước khẳng định được vị thế của quốc gia. Vậy, sự hình thành, phát triển của thương hiệu Vicostone này được nhìn nhận như thế nào?

Thương hiệu Vicostone thuộc sở hữu của Công ty cổ phần Vicostone (VCS) - đơn vị thành viên của Tập đoàn Phenikaa có địa chỉ tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, xã Thạch Hoà, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội do ông Hồ Xuân Năng làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT).

Vicostone được thành lập từ cuối 2002 theo quyết định của Chủ tịch HĐQT Vinaconex với vốn điều lệ năm 2005 là 30 tỷ đồng. Đây cũng là năm Vicostone chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần (CTCP). Năm 2006, Vicostone tăng vốn điều lệ lên 529,99 tỷ đồng và đến năm 2018, tăng vốn điều lệ lên 1.600 tỷ đồng….

Vicostone ra đời nhằm thực hiện đầu tư dự án dây chuyền sản xuất đá ốp lát cao cấp nhân tạo sử dụng chất kết dính hữu cơ (Bretonstone) và dây chuyền đá ốp lát cao cấp nhân tạo sử dụng chất kết dính xi măng (Terastone). Lĩnh vực hoạt động chính của Vicostone là sản xuất, kinh doanh đá ốp lát nhân tạo gốc thạch anh theo công nghệ được chuyển giao từ hãng Breton S.P.A (Ý).

Cho đến nay, sản phẩm của Vicostone đã hiện diện tại khắp các châu lục, cung cấp ra thị trường hàng triệu m2 mỗi năm và là một trong những nhà sản xuất đá nhân tạo gốc thạch anh hàng đầu trên thế giới hiện nay. Trong đó, 03 thị trường khắt khe bậc nhất thế giới là Bắc Mỹ, Châu Úc, Châu Âu nhưng lại là những thị trường mang lại doanh thu chính cho Vicostone.

Tuy nhiên, trong quá trình hình thành, xây dựng và phát triển thương hiệu, Vicostone gặp không ít khó khăn về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính và bất động sản mang thương hiệu Vicostone. Việc này, khiến khách hàng, nhà đầu tư cũng thăng trầm cùng thương hiệu này khi đầu tư vào Vicostone. Khi viết loạt bài này, chúng tôi chỉ mong rằng, thương hiệu Vicostone luôn là thương hiệu có những sản phẩm thật uy tín, chất lượng và ngày càng phát triển bền vững.

GGGGGGGGGG
Thương hiệu Vicostone thuộc Công ty cổ phần Vicostone (VCS).

Bức tranh về hoạt động thương hiệu của Vicostone

Vicostone được thành lập năm 2002, tiền thân là Nhà máy Đá ốp lát cao cấp Vinaconex và đổi tên năm 2013 thành CTCP Vicostone. Hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu của Vicostone gắn liền với tên tuổi ông Hồ Xuân Năng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vicostone.

Năm 1999, ông Hồ Xuân Năng gia nhập Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam Vinaconex với vị trí là Thư ký Chủ tịch HĐQT. Giai đoạn từ năm 1999-2001, ông Hồ Xuân Năng tiếp nhận Vicostone, Công ty này đang đứng bên bờ vực phá sản. Từ khi về điều hành Vicostone, Công ty này chuyển hướng sang nhập khẩu nguyên liệu bằng đá nhập khẩu, áp dụng công nghệ được chuyển giao độc quyền từ Breton để sản xuất đá ốp lát nhân tạo.

Dấu mốc đáng tự hào khi Vicostone xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang thị trường Úc vào năm 2004, đánh dấu thời kỳ tăng trưởng liên tục trong những năm tiếp theo. Năm 2007, Công ty được chọn làm nhà cung cấp đá ốp lát cao cấp cho các sòng bài của khu giải trí City Center (Las Vegas), Mỹ.

Từ đây, Vicostone bắt đầu có những thay đổi trong kinh doanh kể từ năm 2007 khi niêm yết cổ phiếu trên sàn HNX và chinh phục thị trường Mỹ. Năm 2014 được xem là dấu mốc cho sự bùng nổ của Vicostone khi trở thành công ty con của CTCP Phượng Hoàng Xanh A&A (Phenikaa).

Công ty bị thâu tóm đã “thâu tóm” lại công ty đi thâu tóm

Trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam, nhắc đến Công ty CP Vicostone (VCS) ai cũng nhớ đến thương vụ M&A vô tiền khoáng hậu.

Trở lại 8 năm trước, câu chuyện giữa Công ty cổ phần Vicostone và cổ đông ngoại Red River Holding (Pháp) đã từng gây chú ý. Bất đồng của hai bên nằm ở việc định hướng kinh doanh của công ty, nhóm cổ đông ngoại trong đó có Red River Holding yêu cầu doanh nghiệp chi trả cổ tức mỗi năm ở mức cao, trong khi đang Vicostone đang cần vốn cho hoạt động kinh doanh. Theo đó, nhóm cổ đông này đã nhiều lần phủ quyết các nội dung quan trọng tại Đại hội đồng cổ đông của Vicostone khiến cho nhiều quyết sách quan trọng không thể thực hiện được.

Cụ thể, tháng 06/2014, mối bất hoà kéo dài nhiều năm giữa ban điều hành Vicostone với nhóm cổ đông lớn nước ngoài (đại diện là Red River Holding) đã được giải quyết  khi các quỹ ngoại này đã chấp nhận “ra đi”.  Ba cổ đông lớn Red River Holding (Pháp), DWS Vietnam Fund và Wonderful Kitchens đã chuyển nhượng 46% cổ phần cho một nhóm cá nhân trong nước. Được biết, các giao dịch này được thực hiện qua Trung tâm lưu ký chứng khoán nên mức giá chuyển nhượng không được công bố.

Tháng 08/2014, đại hội cổ đông bất thường của CTCP Vicostone (VCS) đã thông việc tái cấu trúc Công ty với nội dung quan trọng là chấp thuận Vicostone trở thành công ty con của Phenikaa. Theo đó Vicostone đã chấp thuận việc Công ty Phenikaa mua lại 58% cổ phần của Vicostone mà không phải thông qua chào mua công khai. Thời điểm này Công ty Phenikaa đã ký hợp đồng độc quyền 06 năm với hãng Breton về công nghệ sản xuất đá tấm thạch anh. Việc Phenikaa ký kết hợp đồng độc quyền với Breton, đồng nghĩa với việc Vicostone sẽ không còn quyền đầu tư mua thiết bị từ Breton. Rất nhanh chóng, đến cuối tháng 08/2014, Phenikaa đã hoàn tất việc mua 58% cổ phần và trở thành công ty mẹ nắm quyền kiểm soát của Vicostone.

Thông báo số 76/2014-CV/VCS-QHCĐ ngày 14 tháng 08 năm 2014 về việc công bố Công ty CP Phượng Hoàng Xanh A&A trở thành Công ty mẹ của Vicostone.
Thông báo số 76/2014-CV/VCS-QHCĐ ngày 14 /08/2014 về việc công bố Công ty cổ phần Phượng Hoàng Xanh A&A trở thành Công ty mẹ của Vicostone.

Đến cuối tháng 09/2014, Vicostone đã chi ra 370 tỷ đồng để mua lại 20% lượng cổ phiếu đang lưu hành làm cổ phiếu quỹ, qua đó làm tăng tỷ lệ biểu quyết của Phenikaa lên 72,5% - tức có toàn quyền quyết định đối với mọi quyết sách của Vicostone.

Công bố thông tin về việc triển khai quyết định mua lại cổ phiếu của công ty làm cổ phiếu quỹ ngày 22 tháng 08 năm 2014.
Công bố thông tin về việc triển khai quyết định mua lại cổ phiếu của công ty làm cổ phiếu quỹ ngày 22/08/2014.

Đến tháng 12/2014, theo đề xuất của nhóm cổ đông Phenikaa đồng thời được sự đồng ý của Hội đồng quản trị Vicostone, ông Hồ Xuân Năng – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của Vicostone đã mua lại phần vốn góp tại Phenikaa. Tại ngày 31/12/2014, ông Hồ Xuân Năng sở hữu 54 triệu cổ phần, tương đương 90% vốn điều lệ của Phenikaa.

Đến ngày 31/12/2014, ông Hồ Xuân Năng sở hữu 54 triệu cổ phần, tương đương 90% vốn điều lệ của Phenikaa (Theo BCQT Công ty 2014).
Đến ngày 31/12/2014, ông Hồ Xuân Năng sở hữu 54 triệu cổ phần, tương đương 90% vốn điều lệ của Phenikaa (Theo BCQT Công ty 2014).

Như vậy, lãnh đạo của Công ty bị thâu tóm đã “thâu tóm” lại Công ty đi thâu tóm. Đây là tình huống khá hiếm thấy trong các thương vụ M&A tại Việt Nam. Với động thái trên, ông Năng đã trở thành người nắm quyền kiểm soát đối với cả Phenikaa lẫn Vicostone.

Chốt đến ngày 28/03/2014, có 03 cổ đông lớn nước ngoài sở hữu tới 24.521.733 cổ phiếu tương đương 46,27% cổ phiếu lưu hành tại VICOSTONE. Trong đó, Red River Holding Limited nắm giữ 9.781.215 cổ phiếu chiếm 18,46%, Beira Limited nắm giữ 8.013.218 cổ phiếu chiếm 15,12% và Wonderful Kitchen nắm giữ 6.727.300 cổ phiếu chiếm 12,69%. Thời điểm này cá nhân ông Hồ Xuân Năng luôn nằm trong HĐQT của VICOSTONE và chỉ sở hữu 362.844 cổ phiếu chiếm 0,68%.

Tuy nhiên, sau đó các cổ đông ngoại đều phải “bật” khỏi VICOSTONE. Cùng ngày 11/06/2014, Beira Limited và Red River Holding đồng loạt chuyển nhượng toàn bộ cổ phiếu đang nắm giữ. Còn Wonderful Kitchen cũng chuyển nhượng toàn bộ cổ phiếu của mình trong tháng 07/2014.

Đáng lưu ý rằng, cùng ngày giao dịch 11/06/2014 đã xuất hiện nhóm cá nhân có là 03 anh em các ông Phạm Hùng, Phạm Anh Đức và Phạm Đông đồng loạt mua cổ phiếu của VICOSTONE. Trong đó, ông Phạm Hùng mua thêm 1.640.900 cổ phiếu để nâng tỷ lệ lên 2.543.952 cổ phiếu (4,8% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của VICOSTONE), ông Phạm Anh Đức đang nắm giữ 09 cổ phiếu mua thêm 2.543.962 cổ phiếu để sở hữu 2.543.971 cổ phiếu chiếm 4,8%; Ông Phạm Ngọc Đông đang nắm giữ 01 cổ phiếu nhưng mua thêm 2.542.000 cổ phiếu để sở hữu 2.542.001 cổ phiếu chiếm 4,8%.

Như vậy, nhóm này đã gom thêm được tổng cộng 7.629.924 cổ phiếu, tương đương 14,4% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của VICOSTONE. Nhóm cổ đông ngoại đã hoàn thành việc thoái vốn tại VCS sau những xung đột không giải quyết được giữa cổ đông trong nước và nước ngoài.

Chỉ sau đó khoảng hơn 02 tháng, vào ngày 12/08/2014, ông Phạm Hùng và các anh trai chuyển nhượng toàn bộ số cổ phiếu đã gom được. Khá trùng hợp cũng vào ngày 12/08/2014, Công ty CP Phượng Hoàng Xanh A&A giao dịch thành công gom thêm được 29.381.921 cổ phiếu để nắm giữ 30.737.321 cổ phiếu chiếm 58% tổng số cổ phiếu VICOSTONE giúp doanh nghiệp này trở thành Công ty mẹ của VICOSTONE.

Tìm hiểu cho thấy, giữa ông Phạm Hùng và Công ty CP Phượng Hoàng Xanh A&A quan hệ rất gắn kết. Trong đó, ông Phạm Hùng và vợ là bà Nghiêm Thị Ngọc Diệp cùng bà Phạm Thị Thu Hằng (phu nhân của ông Hồ Xuân Năng) đều là những cổ đông sáng lập của Công ty CP Cảnh Phúc - tiền thân Công ty CP Phượng Hoàng Xanh A&A nay là Tập đoàn PHENIKAA.

Sau khi PHENIKAA thâu tóm thành công VICOSTONE thì bà Nghiêm Thị Ngọc Diệp cũng về với VICOSTONE và giữ một chân trong HĐQT.

Báo cáo về sở hữu của cổ đông lớn ngày 13/06/2014.
Báo cáo về sở hữu của cổ đông lớn ngày 13/06/2014.
Nhóm cổ đông trong nước đã mua lại toàn bộ cổ phần CTCP Vicostone của Red River Holding và Beira Limited. Tổng số cổ phiếu chuyển nhượng là 18,682 triệu cổ phiếu, tương đương 35,25% cổ phiếu đang lưu hành.
Nhóm cổ đông trong nước đã mua lại toàn bộ cổ phần CTCP Vicostone của Red River Holding và Beira Limited. Tổng số cổ phiếu chuyển nhượng là 18,682 triệu cổ phiếu, tương đương 35,25% cổ phiếu đang lưu hành.

Cổ phiếu tăng gấp 5 lần sau một năm rưỡi

Thời điểm tháng 09/2015, sau thương vụ thâu tóm Vicostone thành công, cổ phiếu VCS đã tăng gấp đôi từ 15.000 lên trên 30.000 đồng. Các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng và doanh thu sản phẩm của Vicostone đều cao hơn năm 2014 và đạt mức cao nhất từ trước đến nay như tổng doanh thu tăng 25,7%; lợi nhuận sau thuế tăng 90,7% so với năm 2014.

Quay trở lại bản Báo cáo tài chính năm 2015 cho thấy, tính đến ngày 31/12/2015, tỷ lệ sở hữu của ông Hồ Xuân Năng tại CTCP Phượng Hoàng Xanh A&A là 90%, còn bà Phạm Thị Thu Hằng (vợ của ông Hồ Xuân Năng) sở hữu 9,9%. Tuy nhiên, tính đến ngày 31/12/2016, tỷ lệ sở hữu của bà Phạm Thị Thu Hằng trong CTCP Phượng Hoàng Xanh A&A chỉ còn 5%, 5% còn lại thuộc về con gái của ông Hồ Xuân Năng là Hồ Hoàng Anh.

Tỷ lệ sở hữu % của ông Hồ Xuân Năng, Phạm Thị Thu Hằng (vợ ông Hồ Xuân Năng) và cong gái Hồ Hoàng Anh trong CTCP Phượng Hoàng Xanh A&A trong năm 2015 và 2016.
Tỷ lệ sở hữu % của ông Hồ Xuân Năng, Phạm Thị Thu Hằng (vợ ông Hồ Xuân Năng) và cong gái Hồ Hoàng Anh trong CTCP Phượng Hoàng Xanh A&A trong năm 2015 và 2016.

Không những thế, từ cuối tháng 12/2014 đến 2022, Vicostone còn có nhiều lần trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ chi trả mỗi lần là 20%. Với gần 31 triệu cổ phiếu đang nắm giữ thì Phenikaa đã nhận về gần 200 tỷ đồng cổ tức trong 01 năm qua. Đà tăng giá phi mã của cổ phiếu cùng mức trả cổ tức lớn phần nào phản ánh kết quả kinh doanh của Vicostone đã có sự chuyển biến rất tích cực sau khi “đổi chủ”. Lợi nhuận của Công ty đã tăng vọt từ quý IV/2014. Tổng lợi nhuận 4 quý gần nhất (từ quý IV/2014) của Vicostone đạt 380 tỷ đồng, tăng đột biến so với mức 55 tỷ của năm 2012 và 72 tỷ của năm 2013. Do lợi nhuận tăng mạnh nên dù cổ phiếu tăng gấp 5 thì hiện P/E của Vicostone cũng chỉ ở mức 8 lần – khá thấp so với P/E toàn thị trường.

Từ cuối tháng 12/2014 đến nay, Vicostone còn có nhiều lần trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ chi trả mỗi lần là 20%.
Từ cuối tháng 12/2014 đến nay, Vicostone còn có nhiều lần trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ chi trả mỗi lần là 20%.

Động thái này của ông Năng đã gây sửng sốt trong giới doanh nghiệp khi đó. Đây cũng chính là bước ngoặt giúp ông Năng trở thành một trong những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán (TTCK) khi lợi nhuận của VCS tăng từ mức 2 con số của năm 2013, lên mức 3 con số năm 2014 và đến năm 2018, lợi nhuận sau thuế của Vicostone trên nghìn tỷ đồng.

Vicostone bị phạt gần 4,6 tỷ đồng

Trong thời kỳ thanh tra từ năm 2015 – 2017, Tổng cục Thuế Hà Nội đã ra quyết định xử phạt vi phạm, truy thu thuế đối với Vicostone tổng số tiền gần 4,6 tỷ đồng.

Ngày 15/10/2018, Vicostone phải nộp tổng số tiền truy thu/thu hồi hoàn, tiền phạt do kê khai sai, tiền chậm nộp thuế số tiền lên tới gần 4,6 tỷ đồng. VCS bị thu hồi khoản tiền hoàn thuế giá trị gia tăng là 1,6 tỷ đồng, truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp là 1,7 tỷ đồng, tiền thuế giá trị gia tăng hơn 39 triệu đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp nhà thầu 23,6 triệu đồng.

Bên cạnh đó là khoản tiền phạt về hành vi kê khai sai mà VCS gần 683 triệu đồng và tiền chậm nộp thuế 488 triệu đồng. Công ty được yêu cầu tự tính và nộp số tiền thuế chậm nộp theo quy định kể từ sau ngày 28/09/2018 đến ngày thực nộp số tiền truy thu vào ngân sách Nhà nước. Thời hạn nộp là trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định này.

Trong một diễn biến khác, ngày 09/10, Hội đồng quản trị Vicostone đã họp và thông qua phương án mua lại cổ phiếu quỹ. Theo đó, Công ty dự tính mua lại tối đa 2% số cổ phiếu đang lưu hành, tương đương 3,2 triệu cổ phiếu.

Mục đích mua lại cổ phiếu là tái cơ cấu ngắn hạn, dài hạn. Nguồn vốn thực hiện được lấy từ thặng dư vốn cổ phần hoặc các nguồn khác. Thời gian dự kiến giao dịch là quý IV năm nay, trong vòng 30 ngày sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Công ty dự tính mua lại tối đa 2% số cổ phiếu đang lưu hành, tương đương 3,2 triệu cổ phiếu với mục đích tái cơ cấu ngắn hạn, dài hạn.
Công ty dự tính mua lại tối đa 2% số cổ phiếu đang lưu hành, tương đương 3,2 triệu cổ phiếu với mục đích tái cơ cấu ngắn hạn, dài hạn.

Số lượng đặt mua hàng ngày tối thiểu 3% tổng khối lượng dự kiến giao dịch, tương đương 96.000 cp, tối đa 10% tổng khối lượng dự kiến giao dịch tương đương 320.000 cổ phiếu.

Giá mua cổ phiếu quỹ là giá thị trường tại thời điểm giao dịch đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.

Mảng giáo dục của Vicostone hoạt động ra sao?

Sau 9 năm phát triển, Tập đoàn Phenikaa với lĩnh vực cốt lõi là sản xuất công nghiệp và vật liệu sinh thái, đã mở rộng đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đào tạo. Từ năm 2008 – 2009, chủ tịch Hồ Xuân Năng đã dự định đầu tư vào một trường Đại học, nhưng Vicostone lại đang đầu tư vào thị trường Mỹ, nên ông đành gác lại dự định này.

Năm 2015 - 2016, ông mua được 35% cổ phần của Trường Đại học Thành Tây và đến cuối năm 2017 nắm cổ phần chi phối trường đại học này. Giống như Vicostone trước đây, Đại học Thành Tây dưới thời ông Năng được "bẻ lái" sang định hướng mới với mục tiêu trở thành một đại học nghiên cứu. Để rồi, TIAS - Viện Nghiên cứu khoa học cơ bản trực thuộc Trường Đại học Thành Tây được thành lập.

Đến tháng 11/2019, Tập đoàn Phenikaa chính thức ra mắt Trường Đại học Phenikaa và Quỹ Đổi mới Sáng tạo Phenikaa với quy mô 1.000 tỷ đồng. Trường Đại học Phenikaa hướng tới mục tiêu trở thành một đại học đa ngành, xuất sắc trong đào tạo, nghiên cứu, khởi nghiệp và hướng nghiệp, nơi đánh thức và hiện thực hoá tiềm năng; gắn kết chặt chẽ với nhu cầu phát triển và tạo ra giá trị mới cho cộng đồng. Trường phấn đấu hiện thực hóa tầm nhìn trở thành Top 100 trường đại học xuất sắc nhất Châu Á trong vòng 20 năm.

Hồ Xuân Năng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phenikaa, Chủ tịch HĐ trường – Trường Đại học Phenikaa, Chủ tịch Quỹ Đổi mới Sáng tạo Phenikaa, phát biểu giới thiệu về Trường Đại học Phenikaa.
Ông Hồ Xuân Năng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phenikaa, Chủ tịch HĐ trường – Trường Đại học Phenikaa, Chủ tịch Quỹ Đổi mới Sáng tạo Phenikaa, phát biểu giới thiệu về Trường Đại học Phenikaa.

Đại học Phenikaa không hẳn bắt đầu từ số 0, mà đây vốn là Trường Đại học Thành Tây, ngôi trường đã có hơn 10 năm hoạt động, nhưng chủ hướng là dạy nghề. Sau thương vụ M&A, dưới bàn tay ông Hồ Xuân Năng và các cộng sự, Trường được đổi tên, đổi diện mạo.

Cơ sở vật chất được xây dựng khang trang, to đẹp theo mô hình các trường đại học xanh trên thế giới.

Chân dung người đứng sau thương hiệu Vicostone (VCS)

Lâu nay, ông chủ đứng sau thương hiệu Vicostone và thương hiệu Phenikaa là doanh nhân Hồ Xuân Năng (Đại gia Năng “Do Thái”). Ông Hồ Xuân Năng (SN 1964, quê ở Nam Định) tốt nghiệp Đại học Bách khoa, bảo vệ luận án Tiến sỹ thành công và trở thành cán bộ nghiên cứu khoa học tại Viện Cơ điện nông nghiệp và chế biến nông sản thuộc Bộ NN-PTNT.

Năm 1992, sau khi bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ ngành Cơ điện đại học Bách Khoa Hà Nội, ông Năng được tuyển vào làm cán bộ nghiên cứu khoa học tại Viện Cơ điện nông nghiệp và chế biến nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Đến năm 1996, ông Năng trở thành Giám đốc sản xuất Nhà máy ô tô Ford Việt Nam, Hải Dương.

Năm 1999, ông chuyển sang làm Thư ký Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc Tổng công ty Vinaconex. Năm 2012, ông trở thành Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex.

Năm 2014, đại gia này giữ vị trí Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc Vicostone. Đây cũng là một năm đánh dấu sự thay đổi lịch sử của cả Vicostone và ông Hồ Xuân Năng.

Năm 1999, ông Năng đến với Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam Vinaconex với vị trí là Thư ký Chủ tịch HĐQT.

Tại Vinaconex, ông Năng kinh qua nhiều vị trí từ Thư ký Chủ tịch HĐQT đến Giám đốc công ty Đá ốp lát cao cấp Vinaconex. Năm 2007, ông Hồ Xuân Năng được bầu làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của công ty này. Đây cũng là tiền thân của Vicostone sau khi doanh nghiệp này lên sàn và thực hiện cổ phần hóa hoàn toàn vào năm 2013. Năm 2014, ông Hồ Xuân Năng bầu làm Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ của Vicostone (VCS).

Ngoài ra, ông Năng cũng đồng thời là Chủ tịch HĐQT CTCP Style Stone và Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư và Khoáng sản Vico Quảng Trị.

Thương hiệu & Công luận sẽ chuyến đến bạn đọc những thông tin về thương hiệu Vicostone.

Minh An

*Bài viết có sử dụng một số nguồn tư liệu của báo bạn

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư - 2024
Bình Định tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư - 2024

Chiều 29/03, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, 01 Nguyễn Tất Thành, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị Xúc tiến đầu tư – 2024. Hội nghị nhằm giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của tỉnh, tạo điều kiện để các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài tìm hiểu về cơ chế, chính sách ưu đãi và môi trường đầu tư của Bình Định…  

Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba
Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba

Chiều 29/3, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nam Định và Sở Thông tin và Truyền thông Nam Định chủ trì tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng 3/2024.

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.