Chợ Nhà Xanh (Hà Nội): Trông xe vỉa hè, thu giá vé “trên trời”?
Quy định 69/2014/ QĐ – UBND của UBND TP. Hà Nội đã nêu rõ: “Giá vé gửi xe tại các Chợ chỉ là 2000 đồng/ lượt/ xe đạp(kể cả xe đạp điện, xe máy điện); 3000 đồng/lượt/ xe máy…”. Tuy nhiên, tại chợ Nhà Xanh quy định này đang bị “phớt lờ” có chủ ý, cơ quan chức năng thì “ đùn đẩy” trách nhiệm khiến người dân vô cùng bức xúc.!
Lòng đường bị “hô biến” thành bãi gửi xe
Ngang nhiêm phạm luật ?
Theo như quy định của UBND TP.Hà Nội thì mức giá gửi xe được đưa ra cụ thể như sau: tại các chợ, trường học, bệnh viện( không phân biệt địa bàn) mức thu phí gửi xe ban ngày đối với xe đạp (kể cả xe đạp điện, xe máy điện) là 2000 đồng/lượt/xe, đối với xe máy là 3000 đồng/lượt/xe ; còn ban đêm mức giá này tăng lên thành 3000 đồng /xe đạp, 5000 đồng/xe máy.
Quy định đã có từ lâu, tuy nhiên, hiện nay tại rất nhiều điểm trông giữ xe giá vé lại mỗi nơi mỗi khác, hầu như có rất ít điểm thu đúng như quy định.
Chợ Nhà Xanh nằm trên đường Phan Văn Trường, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, trực thuộc ban quản lí chợ Nghĩa Tân. Đây là một trong những điểm thu hút lương khách hàng rất đông, hàng ngày có hàng ngàn khách hàng tới mua hàng. Mặt hàng được bày bán chủ yếu ở đây là quần áo và giầy, dép…. Tại đây các mặt hàng được bán với giá rất phải chăng , ngoài ra mẫu mã rất đa dạng nên thu hút được nhiều khách tới mua. Tuy nhiên, hiện nay tại khu Chợ này đang tồn tại vô vàn bất cập, đặc biệt về việc chặt chém giá gửi xe của những bãi trông xe, nhưng không hiểu sao nó vẫn được hoạt động một cách công khai và hàng ngày móc túi khách hàng một cách trắng trợn , mà đối tượng bị thiệt hại chủ yếu là những sinh viên ,người có thu nhập thấp.
Anh Tống Sáng( sinh viên đại học Sư Phạm Hà Nội) bức xúc cho biết: “Sinh viên tụi mình phải tiết kiệm từng một nghìn đồng một, thi thoảng vào chợ Xanh để xem và mua quần áo, giầy dép nhưng mà gửi xe ở đây giá đắt quá, gửi xe gì mất tới 10.000 nghìn đồng/ xe…”
“Thật khó tin khi gửi xe ở đây lại có cái giá trên trời như thế. Quần áo có loại chỉ được bán với mức giá 20 – 30 nghìn đồng/ 1 chiếc. Vậy mà vé xe ở đây lại có giá bằng ½ giá chiếc áo, hay nói cách khác giá gửi xe bằng ½ lít xăng…” chị Nguyễn Thị Phượng(Trần Quốc Hoàn – Cầu Giấy) bức xúc.
Nhận được phản ánh của người dân, phóng viên chúng tôi đã tới chợ Nhà Xanh và đã được mục sở thị hiện trạng này. Tại đây xuất hiện nhiều tụ điểm trông xe với giá “cắt cổ”, mức thu phí gửi xe tăng gấp nhiều lần quy định của UBND.TP Hà Nội.
Đầu tiên, mặt trước khu nhà vệ sinh của chợ (phía đường Xuân Thủy đi vào) đang bị “hô biến” thành bãi gửi xe với mức giá cao ngất trời, lên tới 10.000 đồng/lượt/xe máy, còn xe đạp cũng lên tới 5000 đồng/lượt…vé xe chúng tôi nhận được chỉ là một mẩu giấy có ghi số thứ tự và có một chữ kí nhỏ ở “mép” vé. Khi chúng tôi thắc mắc sao vé gửi xe ở đây cao vậy, cô gái thu tiền cho biết: “giá gửi xe ở đây được quy định như vậy, không gửi ở đây thì đi về đi…”.
Đi tiếp vào phía trong chợ, trước cổng doanh trại quân đội, ngay dưới tấm bảng cấm dừng đỗ xe cũng xuất hiện một bãi trông xe lấn chiếm phần lớn lòng đường gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc đi lại của người dân trên đường Phan Văn Trường, vào những lúc cao điểm việc đi lại trên tuyến đường này gặp vô vàn khó khăn, người dân phải chen trúc, nhích từng bước , từng mét một. Điều đặc biệt hơn, là tại khu vực này luôn luôn có ba bốn thanh niên xăm trổ đứng trông giữ xe…phải chăng đang có một “giao dịch ngầm” diễn ra tại đây?
“Quả bóng trách nhiệm” bị đá qua đá lại ?
Trước vụ việc này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bà Trần Thu Hà – Trưởng BQL chợ Nghĩa Tân, bà Hà cho biết: “khu vực chợ Nhà Xanh chỉ có các gian hàng, cái nhà vệ sinh là thuộc quy hoạch và chịu sự quản lý của BQL, phần còn lại là nằm trên lòng đường Phan Văn Trường nên trách nhiệm quản lý của Phường Dịch Vọng Hậu. Trong quy hoạch ban đầu chợ không hề có điểm trông giữ xe nên các bãi gửi xe xuất hiện tại chợ hoàn toàn là do tự phát, BQL chợ không có trách nhiệm quản lý giá vé…”
Bênh cạnh đó bà Hà nhấn mạnh: “chợ nhà Xanh cũng đã có quyết định di dời nên giờ chỉ là chợ tạm, mà đã là chợ tạm luôn luôn có nhiều vấn đề bất cập xảy ra”.
Câu trả lời này của đại diện QBL chợ Nghĩa Tân có vẻ chưa thỏa đáng và thiếu trách nhiệm, để mặc người tiêu dùng phải trả giá vé gửi xe “cắt cổ” nếu muốn vào chợ mua hàng. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là “người tiêu dùng vẫn phải ngày ngày mua củ dưa hành năm trăm, gửi xe một nghìn !” trong khi phía BQL đã biết vụ việc này mà vẫn không có biện pháp giải quyết !?
Để làm rõ hơn trách nhiệm của cơ quan chức năng trong vụ việc này, chúng tôi đã gặp ông Vũ Quang Dương – Chủ Tịch UBND Phường Dịch Vọng Hậu, Ông Dương cho biết “ chợ Nhà Xanh nằm trên địa bàn phường nhưng phường chỉ có trách nhiệm quản lý hành chính, còn các vấn đề bãi gửi xe và giá vé như thế nào do BQL chợ Nghĩa Tân và Quận Cầu Giấy trực tiếp quản lý…”
Liệu rằng câu trả lời của ông Dương có hợp lý hay không? Vụ việc đã xảy ra trên địa bàn phường từ lâu chả lẽ chính quyền địa phương không hay biết.? Vấn đề ở đây là các điểm trông giữ xe tại chợ Nhà Xanh là có được cấp phép hay không? Nếu không được cấp phép thì tại sao UBND phường Dịch Vọng Hậu vẫn để chúng ngang nhiên hoạt động, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường ?
Vẫn biết, do nhu cầu thực tiễn từ việc đi lại, mua bán của người dân dẫn tới các bãi gửi xe mọc lên là điều tất yếu nhưng cần thiết phải có quy hoạch cụ thể, có sự quản lý của các cơ quan chức năng sao cho phù hợp với thị trường và các quy định của pháp luật, tránh tình trạng mức giá đẩy lên quá cao như thế này. Thiết nghĩ các bên liên quan cần phối hợp để chấm dứt hoạt động móc túi người tiêu dùng này, đồng thời cần biện pháp ngăn chặn thích đáng để giải tỏa bức xúc trong dư luận.
Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc./.
Duy Chinh – Thanh Tú
Bài viết khác
Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa lễ hội
Nguy cơ ngộ độc thực phẩm luôn hiện hữu trong mùa lễ hội, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; đồng thời rất cần sự chung tay của người dân tham gia vào công tác này.
Nghệ An: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2025 tăng 0,35%
Trong tháng 1/2025, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2025 tại Nghệ An tăng 0,35% so với tháng trước đó và tăng 4,85% so với cùng kỳ năm trước.
Hà Tĩnh: Xử phạt 3 cơ sở vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm
Thông tin từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tỉnh Hà Tĩnh, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm (ATTP) Hà Tĩnh đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 1 cơ sở sản xuất, chế biến và 2 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Lạng Sơn tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 1 ước tăng 4,25%
Thông tin từ Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn cho biết, trong tháng 1/2025, hoạt động thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu hàng hoá trên địa bàn diễn ra sôi động. So với tháng trước, tổng mức bán lẻ hàng hóa trong tháng ước đạt 3.145,3 tỷ đồng (tăng 4,25%).
Nam Định tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 1 tăng 15,1%
Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Nam Định, trong tháng 1/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 7.798 tỷ đồng (tăng 5,5% so tháng trước và tăng 15,1% so cùng kỳ năm trước). Đây là tháng có quy mô cao nhất trong giai đoạn 2021 - 2025.
Long An đảm bảo an toàn thực phẩm mùa lễ hội Xuân năm 2025
UBND tỉnh Long An đã yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành tỉnh về an toàn thực phẩm; chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ hiệu quả các nội dung về đảm bảo an toàn thực phẩm mùa lễ hội Xuân năm 2025.
Lào Cai: Sức mua một số mặt hàng dịp Tết Nguyên đán tăng khoảng 20 - 30%
Thời điểm trước Tết Nguyên đán, hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại và dịch vụ trên địa bàn tỉnh Lào Cai diễn ra khá sôi động. Dịp trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, giá các loại hàng hóa giữ ở mức ổn định, chất lượng được đảm bảo, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân.
Thị trường hàng hóa tại Thanh Hóa dịp Tết Nguyên đán 2025 diễn ra ổn định
Thị trường hàng hóa tại Thanh Hóa xuyên suốt dịp Tết Nguyên đán 2025 diễn ra ổn định, không có tình trạng sốt giá hay khan hiếm hàng hóa. Công tác điều tiết thị trường được thực hiện tốt, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của người dân trong suốt dịp Tết và những ngày đầu năm mới.
Cục An toàn thông tin ngăn chặn hàng chục website vi phạm pháp luật trong dịp Tết
Ngoài phát hiện, chặn và xử lý 30 website vi phạm pháp luật, thì Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hiện 105 cuộc tấn công mạng theo hình thức lừa đảo, trong đợt nghỉ Tết Nguyên đán 2025.
Thị trường hàng hóa ngày mùng 2 Tết Ất Tỵ sôi động hơn
Theo báo cáo nhanh của Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, thị trường hàng hóa ngày mùng 2 Tết Ất Tỵ (ngày 30/1/2025), thị trường hàng hóa sôi động hơn.