Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chúng ta cần làm gì để có thể thu hút nhiều hơn nguồn kiều hối?

Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế trao đổi: “Vấn đề không chỉ là làm sao khai thác được nguồn lực đó một cách hiệu quả hơn. Câu hỏi đặt ra là chúng ta cần làm gì để có thể thu hút nhiều hơn nguồn kiều hối về Việt Nam”.

Trong năm 2023, TPHCM nhận được lượng kiều hối lớn nhất trong vòng 10 năm qua, đạt gần 9,5 tỷ USD. Trong đó, lượng kiều hối chuyển về từ khu vực Châu Á chiếm tỷ trọng cao nhất, hơn 50% và tăng tới 143,8% so với cùng kỳ năm ngoái, lượng kiều hối từ Châu Mỹ và Châu Phi đều giảm.

Ảnh internet.
Chúng ta cần làm gì để có thể thu hút nhiều hơn nguồn kiều hối? Ảnh internet.

Vấn đề không chỉ là làm sao sử dụng được nguồn lực kiều hối một cách hiệu quả, mà là sự thấu hiểu những yếu tố nào tác động đến nguồn kiều hối để chúng ta có thể xây dựng một kế hoạch tổng thể nhằm thu hút nhiều hơn nguồn kiều hối về Việt Nam và sử dụng nguồn lực đó một cách hiệu quả nhất cho việc phát triển quốc gia.

Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: Đầu tiên, kiều hối luôn luôn là một nguồn ngoại tệ vô cùng cần thiết cho nền kinh tế Việt Nam. So với nguồn vay nước ngoài phải trả nợ và trả lãi, chúng ta không cần phải hoàn trả bất cứ khoản gì sau khi nhận kiều hối, trừ một số trường hợp kiều hối gửi về cho người thân, người quen theo hình thức góp vốn đầu tư. So với nguồn vốn viện trợ phát triển (ODA), việc sử dụng kiều hối không phải chịu ràng buộc từ các chính phủ cho vay.

Như vậy, lượng kiều hối lên tới 190 tỷ USD mà Việt Nam nhận được từ năm 1993 (năm đầu tiên thống kê kiều hối) cho tới năm 2022 là một nguồn lực rất quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng nhất trong các nguồn ngoại tệ được đưa vào nền kinh tế.

Vấn đề đặt ra là chúng ta đang chỉ quan tâm đến việc sử dụng nguồn vốn là kiều hối. Đặc điểm của kiều hối là việc sử dụng nguồn lực này phụ thuộc hoàn toàn vào mong muốn của những người gửi tiền về. Thông thường, kiều hối để phục vụ ba mục đích, một là để giúp đỡ trực tiếp cho người thân, họ hàng trong nước; hai là tích lũy; ba là để đầu tư.

Với mục đích thứ nhất, dòng tiền chuyển về sẽ được lưu thông trên thị trường, góp phần tăng tiêu dùng nội địa. Với mục đích thứ hai, dòng tiền sẽ được chuyển vào các kênh tích lũy khác như ngân hàng hay vàng. Với mục đích thứ ba, dòng tiền sẽ trực tiếp đi vào chuỗi giá trị hàng hóa trong nước. Theo thông tin từ Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, khoảng 27-28% lượng kiều hối về TP. HCM để đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn.

Chúng ta cần làm gì để có thể thu hút nhiều hơn nguồn kiều hối? Ảnh internet.
Chúng ta cần làm gì để có thể thu hút nhiều hơn nguồn kiều hối? Ảnh internet.

Điều quan trọng không kém là những yếu tố nào tác động đến nguồn kiều hối. Ngoài yếu tố kinh tế vĩ mô và tình hình tài chính, kinh doanh của kiều bào tại các “nước nguồn”, đặc biệt là lòng mong muốn của kiều bào có cơ hội đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Chúng ta phải nắm chắc tâm lý này.

Tóm lại, vấn đề không chỉ là làm sao sử dụng được nguồn lực kiều hối một cách hiệu quả, mà là sự thấu hiểu những yếu tố nào tác động đến nguồn kiều hối để chúng ta có thể xây dựng một kế hoạch tổng thể nhằm thu hút nhiều hơn nguồn kiều hối về Việt Nam và sử dụng nguồn lực đó một cách hiệu quả nhất cho việc phát triển quốc gia.

Với đề án “Chính sách thu hút và phát huy nguồn lực kiều hối trên địa bàn TP. HCM giai đoạn 2023-2030”, chắc hẳn đây là một cách tiếp cận phù hợp? Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu phân tích: Tất cả cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cần có những chiến dịch phổ biến thông tin cho kiều bào về tình hình kinh tế – xã hội trong nước, những cơ hội, xu hướng đầu tư, những lợi ích mà nguồn kiều hối đã và có thể mang lại cho Việt Nam. Chẳng hạn, kiều bào sẽ hào hứng với các dự án đầu tư xanh, các dự án có tính chất cải thiện môi trường.

Tôi sống tại Mỹ, cũng được tiếp cận với các thông tin từ cơ quan ngoại giao của Việt Nam nhưng nhìn chung vẫn chưa có những chương trình phổ biến một cách rộng rãi. Cần phải thông tin để kiều bào biết những vùng nào, dự án nào cần nguồn lực và cách thức họ có thể tham gia đóng góp, đầu tư vào các vùng, các dự án này.

Đối với kiều bào đang ở trong nước thăm quê hương hay tham gia vào các chương trình, dự án hỗ trợ sự phát triển của quê hương, cần phải có các kênh liên lạc, phối hợp với nhau để hỗ trợ họ các vấn đề trong sinh hoạt đời thường như bảo hiểm y tế, cơ hội khám chữa bệnh hay khi họ gặp phải các sự cố bất ngờ như tai nạn, cướp bóc, hành hung…

Đặc biệt, cần có một trung tâm thu thập những khiếu nại, yêu cầu về thông tin, yêu cầu được trợ giúp của kiều bào và phản hồi các thông tin đó càng sớm càng tốt. Nhìn chung, chúng ta cần phải thực sự đồng hành với kiều bào về Việt Nam thông qua những hành động thiết thực.

Về đề án mà TP. HCM đang xây dựng, rõ ràng, những kế hoạch như vậy đều rất tốt. Từ kế hoạch đó, thành phố tổ chức phổ biến cho kiều bào, để họ nhìn thấy các cơ hội đầu tư trên địa bàn.

Nguyễn Hải (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Ninh: Không để dịch tả lợn châu Phi lan rộng
Quảng Ninh: Không để dịch tả lợn châu Phi lan rộng

Dịch tả lợn châu Phi đang có chiều hướng gia tăng tại nhiều tỉnh, thành phố trong nước, trong đó có một số hộ chăn nuôi trên địa bàn TX Quảng Yên của tỉnh Quảng Ninh. Trước tình hình đó, đòi hỏi các địa phương thực hiện ngay giải pháp khống chế, dập dịch, không để lây lan diện rộng.

Xét công nhận 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu
Xét công nhận 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Hội đồng Thẩm định xét, công nhận xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Nam Định vừa tổ chức Hội nghị xét, công nhận 2 xã Trực Đạo và Trực Khang (huyện Trực Ninh) đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Tập đoàn Lộc Trời trả hết nợ lúa cho nông dân sau khi được TP Bank giải ngân
Tập đoàn Lộc Trời trả hết nợ lúa cho nông dân sau khi được TP Bank giải ngân

Vừa qua, Tập đoàn Lộc Trời phối hợp với ngân hàng Tiên Phong (TPBank) hoàn tất việc thanh toán toàn bộ số tiền thu mua lúa còn thiếu, thực hiện đúng cam kết với bà con nông dân và chính quyền địa phương.

Patê xuất hiện dòi lúc nhúc, cơ sở kinh doanh bánh mì chảo - Cột điện quán bị phạt 21 triệu đồng
Patê xuất hiện dòi lúc nhúc, cơ sở kinh doanh bánh mì chảo - Cột điện quán bị phạt 21 triệu đồng

Mới đây, UBND thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình đã ban hành quyết định xử phạt 21 triệu đồng đối với hộ kinh doanh bánh mì chảo - Cột điện quán (thành phố Thái Bình).

Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp triển khai thành công 6 ca ghép thận cho người dân TP. Hải Phòng
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp triển khai thành công 6 ca ghép thận cho người dân TP. Hải Phòng

Chiều 21/5, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp tổ chức đánh giá quy trình ghép thận sau 01 năm triển khai. Tham dự chương trình có đồng chí Lê Minh Quang, Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng cùng đại diện lãnh đạo Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp.

Đồng chí Trần Đức Huấn được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hải Phòng
Đồng chí Trần Đức Huấn được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hải Phòng

Chiều 21/5, UBND TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch UBND thành phố về công tác cán bộ tại Sở Tư pháp. Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam chủ trì Hội nghị.