Tác động tiêu cực trong ngắn hạn
Theo phân tích từ báo cáo của Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), dịch bệnh có những tác động tiêu cực trong ngắn hạn tới nền kinh tế.
Lượng doanh nghiệp ngừng kinh doanh tăng 54.3% (công nghiệp 45.7%, dịch vụ 57.7%). Đồng thời, lượng doanh nghiệp trở lại hoạt động tăng 10.72% (công nghiệp 7.41%, dịch vụ 12.41%). Tình hình lao động công nghiệp giảm 2.42% (chế biến, chế tạo 2.54%). GDP khả năng tăng 6.31- 7.00% với kịch bản cơ sở, 5.94% nếu dịch bệnh trở nên tiêu cực.
Dịch bệnh bùng phát thời điểm cuối tháng, giảm thiểu tác động với hoạt động tiêu dùng. Thương mại, dịch vụ tiếp tục cho thấy vận động hồi phục tích cực được duy trì tăng lần lượt 9.4% và 7.8% . Vaccine Covid- 19 phân phối trên diện rộng tại các khu vực đối tác. Tuy nhiên, chủng mới Covid-19 lây lan nhanh chóng tiếp tục tác động tiêu cực cầu tiêu dùng, sản xuất trong ngắn hạn. Khan hiếm vật liệu đầu vào và container có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng trong ngắn hạn. Chỉ số sản xuất - 3.3% (Chế biến chế tạo - 3.1%). PMI giảm nhẹ xuống 51.3 điểm tại tháng 1.
Trong tháng đầu năm 2021, tình hình giải ngân dừng lại tại mức vừa phải 24.3% (tương đương 5.1% kế hoạch trong 2021). Tuy vậy, dịch bệnh trở lại, giải ngân vốn ngân sách nhà nước được kỳ vọng tiếp tục duy trì tại mức cao, ước đạt 487,376 tỷ VND (bằng 102.1% dự toán 2021). Định hướng chính sách tài khóa khả năng cao tiếp tục trong trạng thái nới lỏng tới hết 2021.
Lũy kế hết tháng 1, FDI thực hiện ước giảm -5.6%. FDI đăng ký giảm 62.5%, do không có những dự án tỷ USD như nhà máy điện khí hóa lỏng tại Bạc Liêu. Vốn điều chỉnh tích cực 41.4%. Nếu dịch bệnh được kiểm soát hiệu quả, FDI có thể đạt 22.9 tỷ USD trong năm 2021.
Lũy kế tháng 1, xuất khẩu tăng 50.5% so với cùng kỳ 2019 trong khi nhập khảu tăng trưởng 41.0% YoY. Kết quả tẳng trưởng mạnh mẽ so với cùng kỳ do Tết năm ngoái rơi vào tháng 1. Mũi nhọn tăng trưởng xuất nhập khẩu đến từ máy vi tính, sản phẩm điện tử và Máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng.
Xuất nhập khẩu tháng 2 sẽ giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái do ảnh hưởng của Tết Nguyên đán, Tình trạng xuất nhập khẩu trong quý 1 có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh COVID-19 đợt 3. Nếu Chính phủ thành công khống chế được COVID-19, BSC ước tính xuất khẩu có thể tăng 8.7% trong khi nhập khẩu tăng 9.1% vào năm 2021…
CPI tháng 1 giảm chủ yếu do nhóm thực phẩm và nhóm giao thông đều suy giảm so với cùng kỳ. CPI quý I/2021 ước tính sẽ chỉ tăng từ 0.5%-0.8% vào thời điểm cuối tháng 3/2021.
Lãi suất liên ngân hàng O/N duy trì tại mức thấp quanh 0.10%. Đồng thời, khối lượng giao dịch tăng trong tháng, trung bình đạt 53.3 nghìn tỷ/phiên. Điều này cho thấy, cả cung và cầu tín dụng khả năng tăng trong tháng, bối cảnh chi tiêu tăng dần thời điểm cận Tết Nguyên đán.
CPI giảm trong tháng 1, bối cảnh nhu cầu tiêu dùng khả năng giảm do tác động dịch bệnh, Ngân hàng Nhà nước có khả năng cắt giảm lãi suất điều hành thêm một lần tại quý I/2021.
Hai kịch bản cho thị trường chứng khoán
Khối ngoại tiếp tục thu hẹp đà bán ròng phần nào cho thấy sự quan tâm trở lại của những nhà đầu tư quốc tế khi thị trường Việt Nam tăng trưởng hấp dẫn và điều đó có thể ảnh hưởng tích cực đến tâm lý các nhà giao dịch và khiến VN-Index duy trì đà tăng. Tính chung tháng 1, khối ngoại bán ròng 1,428 tỷ, trong đó HPG là mã bị bán ròng nhiều nhất với giá trị 3,234 tỷ đồng. Đa số các Quỹ ETF, trong đó nổi bật là ETF Diamond và E1 vẫn đang thu hút được vốn ngoại trong khi ETF KIM và Premia đang bị rút ròng. Thị trường tiếp tục có cơ hội đón dòng tiền mới khi các Quỹ tracking theo MSCI nối tiếp quá trình tăng tỷ trọng Việt Nam trong danh mục đầu tư.
Nhà đầu tư cá nhân trong nước duy trì hoạt động giao dịch tích cực nhưng đã giảm nhẹ so với tháng 12/2020. Nhà đầu tư trong nước giao dịch chiếm 82.3% thị trường so với mức bình quân 78.1% trong 1 năm. Áp lực bán xuất hiện tại khu vực quanh 1,200 điểm đồng thời thanh khoản ở mức cao trong những phiên điều chỉnh cho thấy động thái chốt lời đang diễn ra nhiều hơn trong các bộ phận nhà giao dịch. Số vị thế mở hợp đồng tương lai gia tăng đồng thuận với mức tăng mạnh của giá trị giao dịch của thị trường phái sinh so với tháng 12/2020 cho thấy các nhà giao dịch hiện đang coi thị trường này là nơi đầu cơ chính khi thị trường cơ sở biến động mạnh.
Về thị trường chứng khoán, BSC đưa ra hai kịch bản. Kịch bản 1: VN-Index hồi phục và tăng trở lại về trên ngưỡng 1,100 điểm và hướng tới chinh phục ngưỡng 1,130. Các thị trường thế giới tiếp tục đi lên nhờ ảnh hưởng tích cực từ các thông tin thử nghiệm và phân phối vaccine tại nhiều quốc gia. Trong nước, làn sóng Covid-19 thứ ba được kiểm soát nhanh chóng, hỗ trợ tâm lý thị trường. Xác suất xảy ra kịch bản này là khá cao.
VN-Index tiếp tục duy trì trạng thái điều chỉnh và rơi về quanh khu vực 920 điểm nếu thị trường thế giới chuyển sang xu hướng giảm ngắn hạn và trạng thái rút ròng của khối ngoại gia tăng trở lại. Cùng với đó, nếu dịch Covid-19 chưa thể kiểm soát ổn định sẽ khiến tâm lý nhà đầu tư vẫn trong trạng thái bi quan. Kịch bản này đánh giá thấp hơn kịch bản 1.
Việc tiếp tục giải ngân đầu tư công và chính sách tiền tệ nới lỏng hạn chế ảnh hưởng tiêu cực dịch Covid-19 và hỗ trợ tăng trưởng tác động tích cực tới thị trường chứng khoán. Chỉ số định giá thị trường vẫn ở mức hợp lý so quá khứ và so với khu vực giúp thị trường ổn định và xác lập vùng giá hợp lý.
Tuy nhiên, diễn biến làn sóng Covid-19 lần ba tại Việt Nam lại có tác động tiêu cực trong ngắn hạn, tác động tâm lý thị trường.
Các thử nghiệm vaccine vẫn đang được tiến hành tại nhiều nơi trên thế giới đồng thời quá trình phân phối vaccine đến các quốc gia bước đầu được diễn ra ảnh hưởng tích cực cộng với tâm lý nhà đầu tư quốc tế ổn định và giảm thiểu trú ẩn vào các kim loại quý như vàng, bạc giúp gia tăng dòng tiền.
Ngoài ra, giá dầu biến động, cùng với xung đột khu vực Trung Đông được cho rằng khó dự báo để ổn định lạm phát.
BSC cũng nêu lên một số chiến lược cho nhà đầu tư. Trước hết, nhà đầu tư chưa nên tăng tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục khi sự hồi phục trở lại của thị trường là chưa rõ ràng trước nhiều thông tin bất định. Cân nhắc nắm giữ lâu dài các nhóm cổ phiếu có tăng trưởng lợi nhuận tốt như Ngân hàng, Bán lẻ, Bất động sản và nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ thông tin vaccine như Dầu khí; Đồng thời, thận trọng trong quyết định giao dịch và chỉ mua khi các cổ phiếu dời về những ngưỡng hỗ trợ mạnh đồng thời áp lực bán suy giảm; Thận trọng khi giao dịch phái sinh, nên giữ số vị thế mở ở mức vừa phải.
T.Bình