Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chuyên gia trao đổi các giải pháp giảm nợ xấu vay tiêu dùng

Hiện nay, Việt Nam có 15 công ty tài chính tiêu dùng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép, đang hoạt động. Dư nợ cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính khoảng 138,8 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 5% dư nợ tín dụng tiêu dùng toàn hệ thống. Nợ xấu tăng mạnh, tạo áp lực cho các công ty tài chính.

Thực trạng

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), số liệu thống kê đến cuối năm 2023 cho thấy, tỷ trọng dư nợ tín dụng tiêu dùng chiếm khoảng 21% tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế, đạt gần 2,9 triệu tỷ đồng. Đây là con số tương đối lớn.

Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.
Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.

Cùng với đó, nợ xấu tăng cao, các ngân hàng thương mại, công ty tài chính phải trích lập dự phòng lớn, dẫn đến buộc phải thu hẹp kế hoạch tăng trưởng. Hoạt động xử lý, thu hồi nợ xấu của các công ty tài chính, đặc biệt của các công ty tài chính gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều công ty lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí thua lỗ do phải trích dự phòng rủi ro tăng cao.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 của Home Credit Việt Nam, lợi nhuận sau thuế của công ty tài chính này đạt 375 tỷ đồng, cao nhất trong ngành tài chính tiêu dùng nhưng thấp hơn nhiều mức lợi nhuận ròng 1.100 tỷ đồng của năm trước.

FE Credit đã bắt đầu có lãi trở lại từ quý IV/2023, sau 5 quý liên tiếp lỗ do các rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, đặc biệt sức hấp thụ vốn suy yếu. Trong khi đó, một số CTTC khác, tình hình hoạt động vẫn còn khó khăn do kinh doanh rất thận trọng trong bối cảnh thị trường còn nhiều rủi ro. Ví dụ, Mirae Asset lỗ 963 tỷ đồng trong năm 2023, sau mức lãi 120 tỷ đồng trong năm 2022; Shinhan Finance sau khi mua lại Công ty tài chính Prudential cũng báo lỗ hơn 460 tỷ đồng, Mcredit giảm lãi 70%...

Về  hoạt động thu hồi nợ trên thị trường tài chính tiêu dùng, tính đến cuối tháng 2/2024, dư nợ cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính (CTTC) khoảng 138,8 ngàn tỷ, dư nợ xấu chiếm tới gần 18% nợ xấu cho vay tiêu dùng của toàn hệ thống….

Chuyên gia trao đổi các giải pháp

Theo ông Lê Trung Kiên, đại diện Cơ quan Thanh tra giám sát, Ngân hàng Nhà nước thì cần hoàn thiện hành lang pháp lý bao quát hơn các chủ thể trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng và các vấn đề xử lý nợ xấu.

Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.
Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.

Đặc biệt, cần có các biện pháp hữu hiệu, chặt chẽ để bên đi vay phải thực hiện đúng nghĩa vụ, không thể chây ì. Các quy định hiện hành phải được hoàn thiện, đảm bảo cân bằng lợi ích, hạn chế tranh chấp; nghiên cứu xây dựng văn bản luật về tín dụng tiêu dùng...

Hiện, giới tài chính, ngân hàng đều trăn trở về nhóm khách hàng "bùng nợ có chủ đích". Hiện nay, trên các trang mạng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều hội nhóm chia sẻ cách thức bùng/trốn tránh trả tiền vay từ các website/ứng dụng trực tuyến. 

“Khách hàng có xu hướng hành xử đối với khoản vay tại CTTC tương tự như đối với các App/Website/tổ chức cho vay không phải tổ chức tín dụng”, ông Lê Quốc Ninh - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tài chính Tiêu dùng – VNBA, Tổng Giám đốc Công ty Tài chính Mcredit chia sẻ.

Theo ông Lê Quốc Ninh, một số thủ đoạn đang được phổ biến như: Điền những thông tin "ảo" về email, địa chỉ và số điện thoại công ty nơi làm việc; cố tình thay đổi thông tin liên hệ, nơi sinh sống và nơi làm việc sau giải ngân. Những thủ đoạn này đang gây khó khăn trong việc đánh giá khách hàng, nhắc nợ và thu hồi nợ. Còn các CTCT tiêu dùng phải tăng chi phí cho hoạt động nhắc nợ, thu hồi nợ bao gồm vận hành, nhân lực, cũng như chi phí pháp lý liên quan. 

Ông Lê Quốc Ninh kiến nghị: Bộ Công an cần xây dựng các hướng dẫn cụ thể, thống nhất để xử lý, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ trả nợ một cách có chủ ý; xem xét tạo điều kiện thuận lợi cho các CTTC tiếp cận Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, giúp giảm thiểu gian lận trong việc trộm cắp danh tính, giả mạo danh tính. 

“Triển khai công cụ chấm điểm mức khả tín, khai thác Big Data (thông tin thuế, thông tin sử dụng dịch vụ tiện ích, thông tin thuê nhà…), nghiên cứu bộ chấm điểm Alternative Scoring (chấm điểm tín dụng bằng dữ liệu thay thế) và chấm điểm hành vi của Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC), cũng như các ngân hàng thương mại để nâng cao tính tin cậy của công cụ…”, Tổng giám đốc Công ty Tài chính Mcredit cho biết.

Đối với Ngân hàng Nhà nước, đại diện một số CTTC kiến nghị: Nhà nước cần hoàn thiện khung pháp lý đảm bảo phù hợp thực tiễn hoạt động thu hồi nợ tiêu dùng. Ngân hàng Nhà nước với vai trò là cơ quan quản lý, đề xuất, kiến nghị với các cơ quan cấp trên nghiên cứu xây dựng hành lang pháp lý để cho phép và kiểm soát hoạt động cung cấp dịch vụ xử lý nợ chuyên nghiệp.

Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.
Chuyên gia trao đổi các giải pháp giảm nợ xấu vay tiêu dùng. Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.

“Hiện thị trường Việt Nam vẫn thiếu dịch vụ xử lý nợ thuê chuyên nghiệp, trong khi đây là lĩnh vực phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển. Hoạt động này nên được quy hoạch vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện, quy định rõ ràng và minh bạch về điều kiện thành lập, hoạt động, cơ chế kiểm soát rõ ràng thay vì bị cấm như hiện nay”, ông Lê Quốc Ninh đề xuất.

Ông Darryl Dong, đại diện Cấp cao của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) phân tích:  Các cơ quan chức năng có vai trò giải quyết nợ xấu cần nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng một khuôn khổ thể chế chặt chẽ, mạnh mẽ và thiết thực, dựa trên các nguyên tắc thị trường.

Việc phát triển các công ty mua bán, xử lý nợ xấu chuyên nghiệp, hình thành một thị trường mua bán nợ xấu năng động và chuyên nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong xử lý nợ xấu tiêu dùng hiệu quả. IFC sẵn sàng hỗ trợ các cơ quan chức năng của Việt Nam, VNBA và các doanh nghiệp tham gia thị trường này.

"Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm toàn cầu của mình để giúp Việt Nam cải thiện khung pháp lý trong xử lý nợ xấu, mất khả năng thanh toán và thu hồi nợ, cũng như xây dựng một thị trường nợ xấu năng động, tạo điều kiện cho các công ty mua bán, xử lý nợ xấu chuyên nghiệp có năng lực, có uy tín phát triển", ông Darryl Dong nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Quốc Hùng khuyến nghị: Các ngân hàng cho vay chặt chẽ hơn, tránh gây mất an toàn hệ thống. Việc nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng phục vụ nhu cầu đời sống người dân, giảm "tín dụng đen" là điều cần thiết. Song, về phía ngân hàng cũng phải chia sẻ với khách hàng. Cụ thể, khi khách hàng trả nợ cần xem xét miễn giảm lãi, để họ thấy rằng dù khó khăn hoặc cố tình không trả nợ, đến khi hợp tác thì ngân hàng có phương pháp miễn, giảm nợ nhân văn...

Ngoài ra, cần có biện pháp xử lý những đối tượng "bùng nợ" vay tiêu dùng, xử lý những đối tượng hướng dẫn "bùng nợ". Vì các công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động, họ hoạt động theo quy định của pháp luật về tín dụng, họ cần được pháp luật bảo vệ để hoạt động kinh doanh tốt hơn.

Xuân Hải (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Bình đón 318.000 lượt khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Quảng Bình đón 318.000 lượt khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Ngày 2/5, thông tin từ Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024, tỉnh này đã đón khoảng 318.000 lượt khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2023, đạt doanh thu 365,7 tỷ đồng.

Biên phòng Quảng Ngãi tạm giữ 1.700 lít dầu DO không rõ nguồn gốc
Biên phòng Quảng Ngãi tạm giữ 1.700 lít dầu DO không rõ nguồn gốc

Thông tin từ Bộ Tư lệnh Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi, đơn vị vừa phát hiện, tạm giữ 1.700 lít dầu D.O không rõ nguồn gốc xuất xứ tại địa bàn xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Bắc Giang: Hàng nghìn công nhân trong các KCN đi làm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Bắc Giang: Hàng nghìn công nhân trong các KCN đi làm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong khi hầu hết người lao động được nghỉ dịp nghỉ lễ Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5 thì tại các khu công nghiệp (KCN) của tỉnh Bắc Giang vẫn có hàng nghìn công nhân làm việc, nhằm bảo đảm tiến độ sản xuất các đơn hàng.

Hôm nay, OECD xây dựng ‘hướng dẫn mới’ cho nhà phát triển trí tuệ nhân tạo
Hôm nay, OECD xây dựng ‘hướng dẫn mới’ cho nhà phát triển trí tuệ nhân tạo

Mặc dù "Nguyên tắc của OECD về AI" không có tính ràng buộc về mặt pháp lý nhưng đã được 46 quốc gia ký kết. Điều này có tác động đến việc các nước xây dựng chính sách về AI của riêng mình.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Tư tăng 9%
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Tư tăng 9%

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2024 tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước nhờ sự đóng góp tích cực của ngành du lịch.

Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ?
Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ?

Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí TIMES, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho rằng, không thể để 40.000 quân nhân ở một vị trí nguy hiểm.