Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

CIEM: Cần tập trung đổi mới hệ thống thể chế kinh tế

Ngày 17/10, trong khuôn khổ Chương trình “Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Refrom), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo “Kinh tế Việt Nam: Tiếp tục khơi dòng cải cách và củng cố niềm tin đầu tư”.

Theo đó, đưa ra nhiều đánh giá diễn biến kinh tế vĩ mô quý III, cũng như cập nhật triển vọng cả năm 2018; phân tích sâu, dựa trên bằng chứng định tính/hoặc định lượng, về một số vấn đề kinh tế nổi bật hiện nay; đưa ra kiến nghị một số định hướng đổi mới kinh tế (bao gồm cả thể chế kinh tế) và điều hành kinh tế vĩ mô trong các tháng cuối năm 2018 và các năm tiếp theo.

Theo báo cáo của CIEM, tốc độ tăng GDP đạt 6,88% trong quý III và 6,98% trong 9 tháng đầu năm, cao hơn cùng kỳ nhiều năm trước đó. Áp lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong quý IV giảm đáng kể. Dù vậy, Việt Nam vẫn chưa trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao từng đạt được trong giai đoạn 1990-2006.

Bước vào quý III/2018, Chính phủ đã có những nhìn nhận lại về bối cảnh kinh tế mới và có những động thái chính sách nhanh và linh hoạt hơn. Chính phủ vẫn nhấn mạnh ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô trong những tháng cuối năm, qua đó tạo môi trường ổn định và thuận lợi cho việc tiếp tục cải thiện nền tảng về phía cung.

Cùng với định hướng lớn về tái cơ cấu kinh tế là việc đẩy mạnh cải cách thể chế, tháo gỡ khó khăn, cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, đổi mới và sáng tạo..., gắn với cân nhắc và truyền thông về nhiều kịch bản ứng phó với biến động thương mại - đầu tư – tài chính thế giới. Nhờ đó, ngay trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang, môi trường đầu tư – kinh doanh của Việt Nam vẫn được cải thiện; niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vẫn tích cực.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục duy trì đà phục hồi, tăng 3,46% so cùng kỳ nhờ một số yếu tố như giá bán sản phẩm ổn định, thị trường xuất khẩu được mở rộng, hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu ngành, và việc triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy nông nghiệp sáng tạo và đổi mới.

Khu vực công nghiệp – xây dựng lấy lại đà tăng trưởng vững chắc hơn, đạt 8,61%. Tốc độ tăng GDP chung có thể cao hơn nếu đóng góp (điểm phần trăm) của phân ngành khai khoáng tương đương với mức trung bình của giai đoạn 2011-2015. Tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ đạt 6,87%, giảm so cùng kỳ các năm 2016-2017. Cơ cấu các ngành kinh tế biến động không nhiều.

Song bên cạnh đó, quý III chứng kiến những diễn biến phức tạp hơn của chỉ số giá tiêu dùng, giảm 0,09% trong tháng 7, sau đó tăng lần lượt 0,45% và 0,59% trong các tháng 8 và 9. CPI bình quân tăng 4,14% trong quý và 3,57% trong 9 tháng đầu năm. Dù có lo ngại về rủi ro lạm phát tại một số thời điểm, mục tiêu lạm phát năm 2018 (bình quân 4%) có khả năng đạt được.

Ông Nguyễn Anh Dương – Trưởng ban Chính sách Kinh tế vĩ mô cho rằng: “Cần quản lý dòng vốn đầu tư ở mức vừa đủ sao cho phù hợp với sự hấp thụ của nền kinh tế”.

CIEM: Cần tập trung đổi mới hệ thống thể chế kinh tế - Hình 1

Kết quả dự báo cho thấy tăng trưởng kinh tế năm 2018 có thể đạt mức 6,88%. Tăng trưởng xuất khẩu cả năm dự báo ở mức 13,34%. Thặng dư thương mại dự báo ở mức 5,1 tỷ USD. Lạm phát bình quân năm 2018 đạt 3,97%. Tuy nhiên, theo ông Dương, cơ hội kinh tế và sức chống chịu không đều đã ảnh hưởng đáng kể đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 32.454 doanh nghiệp, giảm 0,7%. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động trong quý III giảm 28,6% so với quý II, nhưng tăng 69,6% so cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp chế biến, chế tạo vẫn nhìn nhận lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý và xu hướng quý tới.

Về diễn biến kinh tế vĩ mô trong quý IV/2018, các chuyên gia kinnh tế nhận định có thể chịu ảnh hưởng của một số yếu tố, thứ nhất, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc còn diễn biến khó lường, do còn phụ thuộc vào khả năng đàm phán thương mại (và kết quả, nếu có) giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như độ nhất quán chính sách của Mỹ sau bầu cử giữa kỳ.

Thứ hai, thị trường tài chính thế giới nói chung và các thị trường mới nổi trở nên dễ bị tổn thương hơn trước xu hướng gia tăng bảo hộ và biến động của dòng vốn đầu tư.

Thứ ba, các nền kinh tế chủ chốt chưa công khai can thiệp trực tiếp vào chính sách tỷ giá.

Thứ tư, tiến triển trong quá trình đàm phán/phê chuẩn một số hiệp định thương mại tự do mới (RCEP, CPTPP, EVFTA) có thể củng cố niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài ở/vào Việt Nam.

Dựa trên những cân nhắc ấy, cam kết ổn định kinh tế vĩ mô và tái cơ cấu kinh tế là cần thiết, song không đủ. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần nhiều hơn khả năng giám sát lưu chuyển vốn và hàng hóa từ các thị trường vào Việt Nam và cách tiếp cận linh hoạt, thực dụng trong quan hệ kinh tế với các đối tác chủ chốt.

Theo TS. Nguyễn Đình Cunng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, việc ưu tiên hiện nay là chính sách cần tiếp tục tập trung vào cải thiện nền tảng kinh tế vi mô và đổi mới hệ thống thể chế kinh tế theo hướng thân thiện hơn với sáng tạo và môi trường, gắn với xử lý hiệu quả những rủi ro trong môi trường kinh tế quốc tế nhiều biến động.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Ninh Thuận: Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư thành công tốt đẹp
Ninh Thuận: Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư thành công tốt đẹp

Sáng 28/4/2024, tại KS. Long Thuận thành phố Phan Rang- Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới dự và phát biểu chỉ đạo.

Nghệ An kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024
Nghệ An kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định số 380/QĐ-QLTTNA về việc triển khai Kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Kế hoạch kiểm tra sẽ được triển khai từ ngày 02/5/2024 đến hết ngày 31/5/2024 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Việt Nam giành thành tích xuất sắc tại Olympic Vật lý Bắc Âu-Baltic năm 2024
Việt Nam giành thành tích xuất sắc tại Olympic Vật lý Bắc Âu-Baltic năm 2024

Ngày 29/4, thông tin từ Hội Vật lý Việt Nam cho biết: Tham dự Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic (NBPhO) năm 2024, cả 5 học sinh Việt Nam đều xuất sắc đoạt giải, trong đó có 1 huy chương Vàng, 1 huy chương Bạc, 1 huy chương Đồng và 2 giải Khuyến khích.

Nam Định tổ chức chương trình chia sẻ phương pháp học tiếng Anh cho học sinh
Nam Định tổ chức chương trình chia sẻ phương pháp học tiếng Anh cho học sinh

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định vừa phối hợp Trung tâm Anh ngữ Ocean Edu tổ chức Chương trình giao lưu văn nghệ, chia sẻ kỹ năng, phương pháp học tiếng Anh cho học sinh.

Cả nước có hơn 81.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và trở lại hoạt động trong 4 tháng đầu năm
Cả nước có hơn 81.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và trở lại hoạt động trong 4 tháng đầu năm

Trong tháng Tư, cả nước có hơn 15.000 doanh nghiệp (DN) thành lập mới, tăng 8,4% so với tháng trước. Như vậy, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, cả nước có hơn 81.000 DN đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.

CPI tháng Tư và 4 tháng đầu năm 2024 đều tăng so với cùng kỳ
CPI tháng Tư và 4 tháng đầu năm 2024 đều tăng so với cùng kỳ

Sáng nay, 29/4, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng Tư và bốn tháng đầu năm 2024. CPI bốn tháng năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước.