Góp phần tích cực phát triển công nghiệp nông thôn
Năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, 28 tỉnh, thành phố khu vực phía bắc đã bám sát mục tiêu, kế hoạch của chương trình khuyến công giai đoạn, xây dựng và triển khai thực hiện các đề án cụ thể. Quy mô và chất lượng các đề án khuyến công ngày càng được nâng cao và có tác động rõ nét đến phát triển công nghiệp nông thôn.
Điểu đó, góp phần tích cực trong triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng và Chính phủ giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh, tháo gỡ phần nào những khó khăn về vốn đầu tư. Mức độ hoàn thành kế hoạch khuyến công toàn vùng năm 2017 đạt 95,6% - cao hơn năm 2016, nhưng vẫn có đề án phải trả lại ngân sách.
Hơn 260 đại biểu từ 28 tỉnh, thành phố khu vực phía bắc tham dự hội nghị
Theo báo cáo của Cục Công thương địa phương, tổng kinh phí khuyến công thực hiện năm 2017 của 28 tỉnh, thành phố khu vực phía bắc trên 128 tỷ đồng, đạt 95,6% kế hoạch năm, tăng 4,5% so với tổng kinh phí khuyến công thực hiện năm 2016.
Tổng kinh phí thực hiện khuyến công quốc gia trên 56 tỷ đồng, khuyến công địa phương có tổng kinh phí đạt trên 72 tỷ đồng.
6 tháng đầu năm 2018, kinh phí toàn vùng đã thực hiện trên 46 tỷ đồng, đạt 35,4% kế hoạch năm, tăng 9,1% so với năm 2017.
Hoạt động tư vấn phát triển công nghiệp tại một số trung tâm khuyến công tiếp tục tạo được thêm nguồn thu và đã góp phần quan trọng trong công tác nâng cao năng lực cho các Trung tâm. Tuy nhiên, số lượng dự án và doanh thu từ hoạt động tư vấn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của các trung tâm...
Tại hội nghị, đại diện các tỉnh đã có những tham luận phân tích, đánh giá để làm rõ thêm những thuận lợi, khó khăn của từng tỉnh trong hoạt động khuyến công thời gian qua và đưa ra một số giải pháp, phấn đấu thực hiện tốt các mục tiêu chung của hoạt động khuyến công trên cơ sở rà soát các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2018.
Lãnh đạo Cục Công thương địa phương cũng giải đáp thắc mắc, trả lời kiến nghị của các sở công thương trong khu vực liên quan đến hoạt động khuyến công.
Còn gặp nhiều khó khăn, thách thức
Tuy nhiên, hoạt động khuyến công vẫn còn một số khó khăn, tồn tại cần khắc phục và định hướng trong thời gian tới.
Ông Lê Tiến Lam, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Thanh Hóa cho rằng, việc triển khai bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu đang gặp khó khăn trong công tác tổ chức cấp huyện, dù sản phẩm công nghiệp nông thôn của tỉnh Thanh Hóa là nhiều và đa dạng sản phẩm.
Tuy nhiên, việc bình chọn ở cấp huyện không làm hoặc không quan tâm nhiều đến lĩnh vực này và cũng thiếu cán bộ chuyên trách để làm cầu nối triển khai; do đó, trong những năm qua, Thanh Hóa chưa thể triển khai được nội dung này.
Bên cạnh đó, đại diện Sở Công thương tỉnh Thanh Hóa cũng đề nghị Bộ Công thương, Cục Công thương địa phương hướng dẫn chi tiết hơn nội dung hỗ trợ sản xuất sạch hơn trong công nghiệp và hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường cho các cụm công nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn.
Đối với Bắc Kạn là tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, công suất thấp; một số cơ sở sản xuất, kinh doanh còn có tâm lý bị động, trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước mà chưa thật sự chú trọng đến việc mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.
Trước thực tế đó, ông Vũ Đức Chính, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bắc Kạn cho hay, tỉnh đã và đang tuyên truyền, vận động doanh nghiệp tăng cường liên kết, liên doanh đầu tư, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh công tác hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh; trong đó, chú trọng giữ gìn và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu đã được cấp.
Kết luận tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An đã chỉ ra một số vấn đề khó khăn, tồn tại của hoạt động khuyến công của các tỉnh trong khu vực phía bắc thời gian qua, như: Các vùng nông thôn, nhất là vùng khó khăn chưa hấp dẫn các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào sản xuất công nghiệp nông thôn và phát triển các dịch vụ khuyến công; cán bộ làm công tác khuyến công thường biến động, luân chuyển, vì vậy, việc bám sát địa bàn để xây dựng các đề án chưa hiệu quả; công tác thông tin tuyên truyền về chính sách khuyến công và các hoạt động khuyến công còn hạn chế...
Định hướng nâng cao chất lượng công tác khuyến công thời gian tới, Thứ trưởng đề nghị ngành công thương và trung tâm khuyến công các địa phương cần tăng cường các giải pháp cung cấp thông tin cho các DN để khai thác tiềm năng nông nghiệp nông thôn; hỗ trợ các DN, làng nghề, hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn gây ô nhiễm môi trường vào cụm công nghiệp; các tỉnh cần xác định trọng tâm, trọng điểm các chương.
Mạnh Hùng