Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đại diện cấp cao của EU thừa nhận, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ và đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh Châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới. Bởi, họ đã chìm trong ‘ảo tưởng’ và đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu.

Ngày 15/4, trang web của Cơ quan đối ngoại EU (EEAS) đăng tải bài viết của lãnh đạo cơ quan này, Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell, có tựa đề “Ba phương hướng hành động để bảo vệ Châu Âu tốt hơn”.

Trong bài viết, ông Borrell đánh giá, thế giới đang ngày càng đa cực với sự suy yếu của chủ nghĩa đa phương. Quyền lực chính trị quay trở lại thống trị quan hệ quốc tế. Tất cả các hình thức tương tác đều được vũ khí hóa, cho dù đó là thương mại, đầu tư, tài chính, thông tin hay di cư.

Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell. (Nguồn: Daily Sabah)
Đại diện cấp cao Liên minh Châu Âu (EU) Josep Borrell. Nguồn Daily Sabah.

Theo ông, những điều trên đều ám chỉ một sự thay đổi mô hình về sự hội nhập của Châu Âu và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.

Để làm được điều này, nhà ngoại giao đề xuất, EU cần hành động dứt khoát 3 nhiệm vụ gồm tăng cường an ninh kinh tế, đưa quốc phòng vào trọng tâm chính sách và nỗ lực ngăn chặn việc “chống phương Tây”.

Theo ông Borrell, sự phụ thuộc quá mức vào nhiều mặt hàng quan trọng tại một số quốc gia sẽ khiến Châu Âu gặp nguy hiểm, lưu ý rằng, khu vực này đã “chìm trong ảo tưởng quá lâu về việc thương mại ôn hòa đủ đem lại hòa bình trên toàn cầu”.

Đó là lý do tại sao EU quyết định “giảm rủi ro” cho nền kinh bằng cách hạn chế sự phụ thuộc quá mức, thực hiện các hành động đặc biệt đối với nguyên liệu thô cũng như các thành tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi xanh và kỹ thuật số.

Khẳng định, sử dụng chiến lược "giảm rủi ro" chứ không phải "tách rời", ông Borrell nhấn mạnh, liên minh luôn mở cửa cho thương mại và đầu tư, đồng thời mong muốn duy trì như vậy. Theo đó, EU muốn tăng cường liên kết thương mại và đầu tư với Mỹ Latinh hoặc Châu Phi nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Đề cập Trung Quốc, bài viết lưu ý, EU cần giảm bớt sự phụ thuộc quá mức vào Bắc Kinh trên các lĩnh vực cụ thể, đặc biệt là những trọng tâm của quá trình chuyển đổi xanh và kỹ thuật số.

Bên cạnh đó, khối cần thực hiện vấn đề cấp bách là cân bằng lại quan hệ thương mại cũng như tự bảo vệ mình khỏi "cạnh tranh không lành mạnh".

Cho rằng EU và Trung Quốc có sự khác nhau về các giá trị và hệ thống chính trị, song ông Borrell khẳng đinh, liên minh này không muốn quay lại tình trạng đối đầu phe khối mà cần thiết hợp tác với Bắc Kinh để giải quyết những thách thức toàn cầu chính hiện nay, trong đó có biến đổi khí hậu.

Nhấn mạnh an ninh quan trọng hơn so với quốc phòng, song quan chức ngoại giao hàng đầu EU vẫn lưu ý, quốc phòng sẽ là cốt lõi của bất kỳ chiến lược an ninh nào.

EU phải đảm nhận trách nhiệm chiến lược của mình và có khả năng tự bảo vệ, xây dựng một trụ cột châu Âu vững chắc bên trong NATO, nhưng không có nghĩa là xây dựng quân đội riêng của khối. (Nguồn: Getty Images)
EU phải đảm nhận trách nhiệm chiến lược của mình và có khả năng tự bảo vệ, xây dựng một trụ cột Châu Âu vững chắc bên trong NATO, nhưng không có nghĩa là xây dựng quân đội riêng của khối. Nguồn Getty Images.

Đề cập chiến dịch quân sự đặc biệt mà Nga đang tiến hành ở Ukraine, ông Borrell cho rằng, vào thời điểm mà sự can thiệp của Mỹ ở châu Âu ngày càng ít chắc chắn hơn, chiến dịch này đặt ra mối đe dọa hiện hữu đối với EU.

Theo đó, nếu Nga giành chiến thắng ở quốc gia láng giềng Trung Đông sẽ là một “tín hiệu nguy hiểm” gửi tới liên minh, khi mà khối này đã ủy thác an ninh cho Mỹ quá lâu và cho phép giải trừ quân bị trong im lặng qua 3 thập niên.

EU sẽ không còn có thể chỉ dựa trên nền tảng thị trường nội khối và kinh tế để đảm bảo hòa bình cho liên minh, mà cần một sự thay đổi mô hình về phòng thủ Châu Âu.

Bài viết cho rằng, hiện nay, khối này phải đảm nhận trách nhiệm chiến lược của mình, có khả năng tự bảo vệ và xây dựng một trụ cột Châu Âu vững chắc bên trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

EU cần thực hiện bước nhảy vọt này trong một khoảng thời gian rất ngắn, không phải vì có ý định tham chiến, mà ngược lại, muốn ngăn chặn điều đó bằng việc sở hữu các phương tiện đáng tin cậy.

Điều này không có nghĩa là tạo ra lực lượng quân đội Châu Âu mà là chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng, với việc mỗi nước thành viên phải nỗ lực tăng lên hơn 2% GDP cho lĩnh vực này, đồng thời cùng nhau chi tiêu để lấp đầy những phần còn thiếu, tránh trùng lặp và tăng khả năng tương tác.

Ngoài ra, theo ông Borrell, EU rất cần một bước nhảy vọt cho ngành công nghiệp quốc phòng, lưu ý rằng, kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra hồi tháng 2/2022, khối này đã mua 78% thiết bị mới từ bên ngoài nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc gửi đủ đạn dược cho Kiev dù đã đạt được những tiến bộ quan trọng.

Bên cạnh đó, liên minh 27 quốc gia thành viên còn phải đối mặt với những thách thức đáng kể về chất lượng trong các công nghệ quân sự mới như máy bay không người lái (UAV) hoặc trí tuệ nhân tạo (AI).

PV/baoquocte.vn

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!
Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!

Tối 29/4, tại Quảng trường Khu Du lịch biển Hải Tiến, UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024 với chủ đề “Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca”.

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng
Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế đạt 21,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 150,6 tỷ đồng.

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi
Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi, trong đó chú trọng các dự án chăn nuôi theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất con giống tới chế biến phân phối sản phẩm ra thị trường.

Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng
Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm đến ngày 20/4 đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%.

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác', bà Trần Tố Nga chia sẻ trước Phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm Paris, ngày 7/5.

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.